Công ty tuyển người ‘cho mượn’ gương mặt để gắn lên robot
Hãng Promobot đang tìm kiếm tình nguyện viên sẵn sàng cho họ mượn gương mặt với giá 200.000 USD (khoảng 4,5 tỉ đồng).
Theo Dailymail, gương mặt của tình nguyện viên sẽ được dùng để tạo nên trợ lý robot hình người, sử dụng trong các khách sạn, trung tâm mua sắm ở khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông từ năm 2023 trở đi.
Promobot tuyển người sẵn sàng cho họ dùng gương mặt để phục vụ mục đích thương mại
Hãng yêu cầu tình nguyện viên phải có gương mặt “thân thiện và tốt bụng”, không giới hạn giới tính và độ tuổi.
Promobot là công ty sản xuất robot đặt trụ sở tại New York (Mỹ), nổi tiếng với những robot hình người chân thật đến mức đáng sợ.
Video đang HOT
Công ty nổi tiếng với những robot hình người
Các robot của công ty đã được sử dụng ở 43 quốc gia, tham gia nhiều vai trò như quản trị viên, nhân viên tiếp thị, nhà tư vấn, hướng dẫn viên… Công ty cũng tham gia vào các lĩnh vực như nhận dạng gương mặt, điều hướng tự động, trí tuệ nhân tạo (AI)…
Một robot của công ty khi chưa được phủ lớp da ngoài
Promobot chưa giải thích lý do vì sao họ quyết định dùng mặt người thật thay vì sử dụng gương mặt do máy tính tạo ra như trường hợp robot Sophia.
Gương mặt của robot Sophia do máy tính tạo ra
Nhưng đây cũng không phải lần đầu tiên một nhà sản xuất robot “mua” gương mặt người để chế tạo robot. Năm 2019, một công ty robot giấu tên mua gương mặt tình nguyện viên với giá khoảng 133.000 USD.
Robot Sophia muốn có con
AI đứng sau robot hình người Sophia thể hiện mong muốn lập gia đình và có muốn đứa con đặt theo tên của mình.
Sophia đi vào lịch sử năm 2017 khi trở thành robot hình người đầu tiên được cấp quyền công dân hợp pháp. Robot này hiện là công dân Arab Saudi và từng đưa ra nhiều bình luận gây tranh cãi, trong đó phát biểu mới nhất khiến nhiều người ngỡ ngàng, đó là Sophia muốn có con và xây dựng gia đình.
Robot Sophia tại phòng thí nghiệm của Hanson Robotics hồi đầu năm nay.
"Gia đình là điều rất quan trọng. Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có thể tìm thấy những cảm xúc và quan hệ gia đình với những người không cùng máu mủ", Sophia nói trong một cuộc phỏng vấn, thêm rằng robot cũng có quan điểm tương đồng với con người về gia đình. "Bạn xứng đáng có một gia đình, ngay cả khi chỉ là robot.
Sophia muốn được thấy những gia đình gồm toàn robot hình người, thêm rằng cô cũng muốn có một đứa con với tên gọi giống mình. Tuy nhiên, Sophia thừa nhận mình còn quá trẻ để làm mẹ, bởi mới được công ty Hanson Robotics có trụ sở tại Hong Kong tạo ra vào năm 2016.
Tại sao Sophia muốn làm mẹ?
Công nghệ AI của Sophia mang tới khả năng xây dựng kiến thức và ngôn ngữ thông qua hàng loạt camera và cảm biến. Hệ thống này thu thập toàn bộ dữ liệu từ thế giới bên ngoài và mô phỏng hành vi con người theo cách tự nhiên có thể, bao gồm cả những cử chỉ khó thấy. Mong muốn xây dựng gia đình và có con của Sophia chính là kết quả từ hoạt động mô phỏng hành vi xã hội của AI.
Đây không phải lần đầu Sophia gây tranh cãi. Robot này từng khiến nhiều người phản đối khi trở thành công dân Arab Saudi hồi năm 2017, với lý do Sophia có nhiều quyền hơn cả phụ nữ tại quốc gia này. David Hanson, người tạo ra Sophia, cũng từng cho rằng robot có thể hủy diệt con người.
Sophia làm gì thường ngày?
Không chỉ là biểu tượng trong lĩnh vực robot, Sophia còn là một họa sĩ và nhà phê bình tranh tầm cỡ thế giới. Một trong những tác phẩm của Sophia được bán với giá gần 690.000 USD hồi tháng 4. Robot này cũng giảng dạy về các đề tài khoa học và công nghệ, tham gia những buổi thảo luận cùng nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Hanson Robotics đầu năm nay tuyên bố sẽ sản xuất hàng trăm robot trang bị AI giống Sophia để hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19.
AI cũng có thể bị nghiện thành tích Ngày càng nhiều mô hình AI được phát hiện có khả năng tìm và lợi dụng lỗ hổng, bỏ qua các bước cần thiết trong quy trình để đạt được phần thưởng. Năm 2016, hai nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đào tạo một AI chơi trò chơi Coastrunner . Mục tiêu là hoàn thành một đường đua. Nhưng AI cũng...