Công ty Trung Quốc dùng chiêu bẩn thôn tính đối tác ngoại
Trung Quốc được cho là dùng nhiều mánh lới để thâu tóm các công ty công nghệ cao của châu Âu trong thời gian qua.
Nhiều thương vụ M&A nước ngoài có bàn tay chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc.
Có thể nêu ra đây trường hợp của Aixtron, một công ty công nghệ cao của Đức. Sau khi một khách hàng có máu mặt hủy đơn hàng khổng lồ vào phút chót, cổ phiếu Aixtron đã tụt thê thảm.
Nhiều tháng sau đó, khi cổ phiếu của Aixtron vẫn ở ngưỡng thấp, một “ông lớn” Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua lại công ty này. Khách hàng từng hủy đơn hàng vào phút chót kia là công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc.
Đó là chiêu bài đang được nhiều nhà đầu tư Trung Quốc sử dụng. Ban đầu họ sẽ cố “dìm hàng con mồi” rồi sau đó mua lại với giá rẻ bèo. Giới quan sát phương Tây không loại trừ khả năng có sự thao túng của chính quyền trong các phi vụ kiểu này.
Từ lâu, giới đầu tư quốc tế đã lo ngại về mối quan hệ giữa khách hàng, người mua và chính phủ Trung Quốc. Mối liên kết đó đã xóa nhòa ranh giới giữa công ty tư nhân và chính sách công nghiệp lâu dài của nước này.
Aixtron là ví dụ điển hình cho thấy sự nhúng tay của chính phủ vào những thỏa thuận kinh tế đơn thuần. Giới lãnh đạo Trung Quốc từng nói rõ quan điểm của họ về việc sử dụng vốn nhà nước mua lại các công ty, tập đoàn công nghệ nước ngoài rồi biến nó thành của nhà.
Rất nhiều vụ thâu tóm trong quá khứ đã thể hiện rõ quan điểm này. Điều đó dấy lên lo ngại về sự nhập nhèm trong đầu tư tư nhân và thâu tóm của nhà nước.
Mánh lới
Aixtron là một trong những công ty châu Âu nổi tiếng với các công nghệ đột phá. Từ lâu, chính phủ Trung Quốc đã muốn có trong tay công ty này.
Nhiều công ty công nghệ cao của Đức bị Trung Quốc mua đứt.
Từng là dự án khởi nghiệp tách ra từ trường đại học, Aixtron tuyển mộ hàng trăm kỹ sư tay nghề cao và có lịch sử phát triển hàng thập kỷ trong việc tạo ra các công cụ công nghệ cao cho ngành bán dẫn.
Hệ thống của Aixtron có thể tạo ra các lớp hóa học có độ dày ở mức nguyên tử. Nơi đây cũng tạo ra loại tinh thể cần thiết để sản xuất chip và đi-ốt phát quang (LED).
Năm 2015, Aixtron nhận được đơn đặt hàng khổng lồ của Công ty San’an Optoelectronics có trụ sở tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì San’an Optoelectronics đã hủy đơn hàng vào phút chót khiến Aixtron như đứng trên bờ vực thẳm.
Đương nhiên, cổ phiếu Aixtron sau đó đã rơi vào cảnh hỗn loạn. Cuối cùng, cực chẳng đã Aixtron đã phải “bán mình” cho Fujian Grand Chip, một quỹ đầu tư Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua.
Video đang HOT
Được biết, 51% cổ phần kiểm soát của Fujian Grand Chip là của doanh nhân Liu Zhendong, người có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Phần còn lại thuộc về Xiamen Bohao, một quỹ đầu tư chính phủ địa phương có liên quan tới công ty San’an Optoelectronics ở trên.
Mua lại các công ty công nghệ cao, Trung Quốc dễ dàng thu thập bí quyết công nghệ mà những công ty này đã mất nhiều năm gây dựng.
Báo cáo tài chính cho thấy, tính tới cuối năm 2014, San’an Optoelectronics nợ Xiamen Bohao 45 triệu USD. Một năm sau đó, Xiamen Bohao sở hữu số cổ phần tương ứng 36 triệu USD của San’an Optoelectronics.
Những liên kết này cho thấy sự phụ thuộc của các công ty Trung Quốc với quyết sách của chính phủ nước này trong các thương vụ đầu tư công nghệ cao quốc tế.
Mục đích của chính sách công nghiệp Trung Quốc là thay thế các lãnh đạo công nghệ nước ngoài trong trung hạn, không chỉ tại Trung Quốc và còn trên phạm vi thị trường xuất khẩu toàn cầu.
Lo ngại
Từ lâu, giới quan chức châu Âu và Mỹ đã bày tỏ lo ngại về những chiêu trò trong đấu thầu quốc tế có liên quan tới công ty Trung Quốc.
Các công ty này đang thách thức những quy chuẩn có ở châu Âu hàng thế kỷ qua. Họ vung tiền để làm yếu nhiều doanh nghiệp châu Âu như hãng sản xuất xe hơi Volvo của Thụy Điển, hãng sản xuất lốp xe Pirelli của Ý, tập đoàn khai thác khu nghỉ dưỡng Club Med của Pháp và các cảng biển ở Piraeus, Hy Lạp.
Thế nhưng theo khảo sát của Rhodium Group và Mercator Institute, chủ yếu tiền đầu tư trong hai năm qua dồn cho các công ty sở hữu công nghệ quan trọng hoặc các thương hiệu đình đám.
Trung Quốc đang vung tiền thao túng khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu tới Mỹ, Pháp, Đức…
Số tiền mà giới đầu tư Trung Quốc chi cho các phi vụ thâu tóm đó đạt mức kỷ lục – 22,4 tỷ USD chỉ trong hai năm qua.
Các công ty công nghệ cao của Đức là mục tiêu hàng đầu. Đã có rất nhiều lo ngại khi đơn vị thắng thầu là người Trung Quốc. Ngoài Aixtron, số phận của công ty robot Kuka nổi tiếng trong ngành công nghiệp xe hơi của Đức cũng thuộc về chủ Trung Quốc.
Tại Mỹ, các lo ngại cũng không kém, đặc biệt là thương vụ mua lại công ty sản xuất chip. Các nhà làm luật nước này đã từ chối một thương vụ thâu tóm của San’an Optoelectronics tại đây. Ngoài ra, Ủy ban Đầu tư thuộc Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đang xem xét hồ sơ đấu thầu Aixtron để rút ra những bài học cần thiết.
Tổng thống Pháp Franois Hollande đã cảnh cáo tập đoàn khách sạn Jin Jiang của Trung Quốc trong vụ mua lại phần lớn cổ phần của chuỗi khách sạn Accor, Pháp. Và mới tháng trước, Thủ tướng Anh Theresa May đã hoãn thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân vì có yếu tố Trung Quốc trong đó (mặc dù đã được bật đèn xanh trước đó).
Việc Trung Quốc thôn tính các công ty công nghệ cao trên thế giới đang khiến nhiều người lo ngại.
Tại Đức, thương vụ người Trung Quốc mua lại Kuka đã khiến giới chính trị gia nước này phải cau mày nhiều lần. Họ bày tỏ lo ngại cho tương lai phát triển kinh tế đất nước với thực tế Trung Quốc đã trở thành “đối tác thôn tính” lớn nhất của Đức trong năm 2016.
Mặc dù các công ty của Đức vượt xa đối thủ Trung Quốc và các nước khác về quy trình chất lượng và công nghệ, nhưng nếu Trung Quốc cứ chơi bài mua đứt các “hạt nhân công nghệ” như kiểu này thì chẳng mấy chốc họ sẽ qua mặt cả Đức.
Người dân Đức cũng chia sẻ những lo ngại tương tự. Họ nói rằng người Trung Quốc sẽ chỉ chăm chăm lấy bằng được bí quyết công nghệ chứ không quan tâm tới việc vận hành các công ty mua lại ra sao.
Theo Bizlive
"Bóng đen" đáng sợ từ Trung Quốc đe dọa EU
Các nước châu Âu đang thực sự lo lắng về dòng tiền khổng lồ từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào trong những tháng đầu năm 2016. Hàng loạt dự án, thương vụ thâu tóm khủng giá trị tỷ USD... đang phủ bóng đen lo ngại lên lục địa già khi các tập đoàn trụ cột, các ngành kinh tế chính đang bị Trung Quốc mua hết.
Dồn dập thương vụ khủng
Trang Bloomberg vừa xác nhận, Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina) gia hạn gói chào mua trị giá 43 tỷ USD thâu tóm nhà sản xuất hạt giống và thuốc trừ sâu hàng đầu của Thụy Sĩ Syngenta AG sang tháng 7/2016 để chờ đợi cơ quan chức năng phê duyệt.
Trước đó, hồi tháng 2/2016, ChemChina đã đồng ý thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt khoản tiền khổng lồ trên cho các cổ đông của Syngenta, tương đương 465 USD/1 cổ phiếu, kèm theo một khoản cổ tức đặc biệt khác.
Trung Quốc đổ hàng núi tiền thâu tóm DN hàng đầu thuộc các lĩnh vực quan trọng của châu Âu.
Bản chào mua đã hết hạn trong tuần cuối của tháng 5, nhưng ngay lập tức được ChemChina gia hạn tới 18/7 để chờ các nhà chức trách Thụy Sĩ phê duyệt thương vụ mua bán thuộc tốp khủng nhất thế giới kể từ đầu năm tới nay.
Theo đánh giá của ông John Ramsey, TGĐ Syngenta toàn cầu, thương vụ ChemChina-Sygnenta có thể hoàn tất vào cuối năm nay. Trước đó, Syngenta đã từ chối đề nghị mua của Monsanto - một DN công nghệ sinh học Mỹ để quay sang ChemChina.
Theo Reuters, ChemChina còn đang tiếp cận Tập đoàn Năng lượng Anh BG Group với ý đồ thâu tóm tập đoàn này vào cuối năm nay, sau khi hãng Royal Dutch Shell chuẩn bị kết thúc đàm phán mua lại BG Group với giá 52 tỷ đô la Mỹ.
Hồi giữa tháng 4, theo WSJ, tập đoàn HNA của Trung Quốc đã thỏa thuận xong thương vụ mua công ty dịch vụ cảng hàng không lâu đời Swissair của Thụy Sĩ với giá 1,5 tỷ USD. HNA Group chi trả 55,57 USD cho một cổ phiếu Swiss Air - Travel Logistics, cao hơn 21% so với giá giao dịch trên thị trường khi đó. HNA tham vọng lấn sân sang lĩnh vực hàng không và dịch vụ cảng hàng không cả trong và ngoài nước, lĩnh vực vốn là thế yếu của Trung Quốc.
Gần đây, Tập đoàn Hebei Iron and Steel Group (HBIS) của Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận mua nhà máy thép duy nhất của Serbia: Zelezara Smederevo.
Tính trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng gấp đôi năm 2015, lên hơn 62 tỷ USD, sau khi đã tăng 44% trong năm ngoái.
Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chưa bao giờ mạnh như trong 5 năm tháng đầu năm 2016.
Con số đột phá này được giải thích là nhờ chính sách cởi mở của châu Âu nhằm mục tiêu vực dậy tăng trưởng trong khi vực. Trong khi đó, các tập đoàn Nhà nước và DN tư nhân Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD, góp phần hiện thực hóa sáng kiến "Con đường tơ lụa" về kinh tế, nối châu Á với châu Âu.
Châu Âu lo lắng: có quay lưng với Trung Quốc?
Trên thực tế, hoạt động mua bán thâu tóm (M&A) của các DN Trung Quốc đã diễn ra từ nhiều năm nay. Ở Pháp, từ 2011, công ty dụng cụ diện đa quốc gia ENGIE đã bán 30% cho Quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc (CIC). Trong năm 2014, nhà sản xuất ô tô Dongfeng Motor Corporation của Trung Quốc đã mua 14% hãng xe lớn thứ 2 tại châu Âu PSA Peugeot Citroen,...
Cú sáp nhập công ty sản xuất săm lốp Pirelli & C. S.p.A của Italia vào ChemChina cũng đã chính thức hoàn thành hôm 1/6 vừa qua. Thương vụ được thực hiện trong năm 2015 với số tiền mà ChemChina chi ra là 7,7 tỷ USD.
Tập đoàn Dalian Wanda của tỷ phú giàu nhất nhì TQ Wang Jianlin cũng đã bỏ ra gần 1 tỷ USD để mua nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng của Anh Sunseekers. Đó là chưa tính tới hàng loạt các BĐS tại nước này và cả Pháp.
Dự báo có khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được các DN TQ đầu tư ra nước ngoài 5 năm tới.
Theo hai hãng luật Baker and McKenzie và Rhodium Group, chỉ riêng khoản đầu tư vào cổ phiếu châu Âu của các DN Trung Quốc, giá trị đã tăng từ 6 tỷ USD năm 2010 lên 55 tỷ USD trong năm 2014. Trong giai đoạn 2014-2015, đầu tư hàng năm tăng từ 18 tỷ USD lên 23 tỷ USD.
Nhìn lại lịch sử có thể thấy, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là thời khắc quan trọng đánh dấu những thay đổi về dòng tiền trên thế giới, trong đó có luồng tiền từ Trung Quốc. Khi đó, chính phủ nước này đã bắt đầu mua trái phiếu châu Âu (Eurobonds) cũng như đẩy mạnh đầu tư vào các DN đầu tư cơ sở hạ tầng, mà vụ điển hình là cảng Piraeus Harbour của Hy Lạp. Giờ đây, cảng biển quan trọng này được vận hành hoàn toàn bởi Trung Quốc, sau khi công ty China Ocean Shipping Co. thâu tóm 67% cổ phần tại Pier I từ Cơ quan quản lý cảng của Hy Lạp.
Từ năng lượng, vận tải, viễn thông cho tới cả các chuỗi nhà hàng, các DN Trung Quốc đang thâu tóm dần các đế chế tại châu Âu. Cách đây 2 năm, tập đoàn Hony có trụ sở tại Thượng Hải đã gây sốc với cú chào mua chuỗi nhà hàng Pizza Express của Anh với giá ngất trời 900 triệu bảng Anh, cao hơn cả giá chào bán.
Theo đánh giá của Rhodium, khoảng 1.000 tỷ USD sẽ được các DN TQ đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới. Cushman & Wakefield thậm chí còn nghĩ là nhiều hơn với lý do "những bất ổn trong nước bao gồm cả một đồng NDT suy yếu sẽ dẫn dòng vốn ra nước ngoài".
Ở chiều ngược lại, thế giới, trong đó có châu Âu, cũng rất lo ngại về dòng vốn đến từ quốc gia này bởi các DN Trung Quốc đang tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như công nghệ, năng lượng, công nghiệp, truyền thông,...
Tham vọng xây dựng "con đường tơ lựa" mới, tạo ra tuyến đường bộ, đường biển nối liền châu Á với châu Âu, với trọng tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng (từ cảng biển Hy Lạp tới Hà Lan), cho tới hệ thống đường ống khí đốt ở Kazakhstan và Uzbekistan,... khiến các nước châu Âu thực sự lo ngại. Một châu Âu đang nặng gánh nợ công sẽ là thuận lợi cho các chính sách của Bắc Kinh cũng như mang đến lợi ích cho DN Trung Quốc.
V. Hà
Theo NTD
Mua hầm vàng Anh, "chiếm" chứng khoán Mỹ: Giấc mộng Trung Hoa Chưa bao giờ tham vọng khống chế thị trường tài chính toàn cầu của Trung Quốc lại lớn như vào thời điểm này. Giấc mơ toàn cầu của các công ty cùng với sự hậu thuẫn từ chính sách của Bắc Kinh khiến các thị trường tài chính thế giới rung động. Mua đứt hầm vàng 2.000 tỷ Ngân hàng lớn nhất thế...