Công ty tài chính đẩy mạnh số hóa
Tín dụng tiêu dùng tăng cao, nhất là khi nhu cầu mua sắm và thanh toán online tăng mạnh trước làn sóng công nghệ số ngày càng lan tỏa, khiến các công ty tài chính đẩy mạnh đầu tư công nghệ để thu hút khách hàng.
Ông Phạm Minh Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu Nielsen Việt Nam cho biết, công nghệ đang tạo ra xu hướng mới trong kinh doanh, tiêu dùng trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, sự tiện lợi trong mua sắm tiêu dùng trực tuyến đã thu hút nhiều người mua hàng và thanh toán online, bao gồm mua hàng xuyên biên giới.
Nhu cầu tiêu dùng cao góp phần dẫn tới tín dụng tiêu dùng tăng cao, nhưng để thu hút khách hàng vay vốn, các công ty tài chính phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, qua đó đáp ứng thị hiếu và xu hướng vay tiêu dùng qua ứng dụng công nghệ hiện đại.
ại diện FE Credit, cho biết, trước đây, khách hàng nhận khoản vay và giới thiệu bạn bè, nhưng giờ có thể thông qua mạng xã hội, Internet và ứng dụng (apps).
Do đó, các công ty tài chính phải tạo ra trải nghiệm đa kênh cho khách hàng, đẩy mạnh tự động hóa theo nhiều cách khác nhau như sử dụng công nghệ nhận diện chữ viết, nhận diện tiếng nói, chữ ký điện tử, chuyển từ giọng nói thành văn bản và ngược lại, đồng thời sử dụng nền tảng dữ liệu lớn để đưa ra sản phẩm vay phù hợp hơn với khách hàng…
“Có nhiều lợi ích khi áp dụng công nghệ: quản trị rủi ro và thay đổi khách hàng tốt hơn. Quản trị rủi ro có thể thay đổi trong vòng một ngày và doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng bất cứ ở đâu, chi phí hoạt động cho vay giảm xuống, tự động hoá tăng cường và doanh nghiệp phục vụ nhiều khách hàng hơn”, ông Kalidas Chose, Tổng giám đốc FE Credit nói.
Sự chuyển đổi số hóa là yêu cầu từ thực tế, song FE Credit không dừng lại ở đó, mà còn triển khai thêm các giải pháp tiện ích khác để đáp ứng nhu cầu của từng tệp khách hàng khác nhau trong tổng số khách hàng đa dạng của Công ty, nhằm tăng doanh thu.
Nhưng làm thế nào để có thể hiện diện được các sản phẩm dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ cao của Công ty trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Theo ông Kalidas Chose, các doanh nghiệp làm chủ công nghệ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành dịch vụ tài chính ở Việt Nam mới có thể gia tăng được hiệu quả.
Ở FE Credit, Ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng điều này, để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Video đang HOT
Chẳng hạn, Công ty đã ra mắt ứng dụng $NAP. Nếu như trước đây, quy trình cho vay mất 4 – 5 ngày thì thông qua ứng dụng $NAP, thời gian chỉ còn 15 phút và quy trình duyệt vay không có sự tham gia của con người. Với hơn 50% thị phần, FE Credit hiện là công ty tài chính tiêu dùng áp dụng nhiều giải pháp số hóa để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Ông Nguyễn Hoàng Ly, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Finteck cho rằng, công nghệ tài chính giúp doanh nghiệp tiếp cận những thị trường mới nhanh hơn và mạnh hơn.
Tuy vậy, công nghệ cũng đồng thời mở ra cơ hội tương đương cho các đối thủ, vì vậy doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm và kỹ năng phục vụ liên tục để có thể cạnh tranh.
Sự phát triển của thị trường thanh toán không tiền mặt, đặc biệt là ví điện tử đã có những bước chuyển mình nhanh chóng trong thời gian qua.
Lãnh đạo các công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ ví điện tử như Momo, Payoo, SmartPay đã chia sẻ cách mà họ dần thay đổi thói quen tiêu dùng để tạo ra lớp khách hàng mới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của PSG.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, ại học Kinh tế TP.HCM, các ví điện tử đang cạnh tranh khốc liệt khi có nhiều ví tham gia, song cũng còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ và sự kiểm soát của cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết, tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, hiệu quả góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen.
Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, trong 3 năm qua, tổng số dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng của các ngân hàng và công ty tài chính trên địa bàn đạt 450.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,2% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Dư nợ cho vay tiêu dùng thời điểm cuối tháng 10/2019 tăng 14,3% so với cuối năm 2018. Bình quân 3 năm 2016 – 2018, mức tăng trưởng đạt 36%/năm.
Tuy nhiên, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đến hết tháng 10/2019 ở mức 10.289 tỷ đồng, chiếm 2,28% trong tổng dư nợ tiêu dùng.
Vì vậy, mới đây, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Trước đây, các công ty tài chính giải ngân trực tiếp tiền mặt cho khách hàng, nhưng trong thời gian tới sẽ giảm dần về mức 30% vào năm 2024 so với mức 70% cho vay bằng tiền mặt hiện nay.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
"Siết" hoạt động cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử để tránh biến tướng
Ngân hàng Nhà nước đưa ra hàng loạt quy định mới theo hướng siết chặt hoạt động của hoạt động cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử. Sở dĩ có động thái này vì với thực trạng hoạt động dễ dãi như hiện nay, vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử đang có nguy cơ biến tướng thành kênh cho vay vốn, vay tiêu dùng...
Cho vay dễ dãi, tiềm ẩn rủi ro
Vay tiêu dùng là những khoản vay nhỏ phục vụ mục tiêu tiêu dùng cho cá nhân và gia đình. Các khoản vay tiêu dùng có thể giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay hoặc giải ngân qua bên thụ hưởng (bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ).
Đáng nói, hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ giải ngân trực tiếp đang rất cao. Theo thống kê, xét về dư nợ, công ty tài chính cho vay tiền mặt lớn nhất là FE Credit với 76% tổng dư nợ của công ty này là cho vay tiền mặt.
Đặc biệt, với các "tân binh" tài chính tiêu dùng, xu hướng cho vay tiền mặt vẫn đang là chủ đạo, với tỷ lệ lên tới xấp xỉ 90% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do thị phần cho vay giải ngân qua bên thụ hưởng (như các điểm bán hàng điện tử, điện máy, xe máy, ô tô...) đã bị các "ông lớn" nhanh chân chiếm chỗ gần hết.
Không chỉ giải ngân tiền mặt trực tiếp, vài năm gần đây, các công ty tài chính tiêu dùng còn chạy đua phát hành thẻ tín dụng để đẩy mạnh cho vay qua thẻ. Việc cho vay dễ dàng khiến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu, và đi kèm với đó là hoạt động đòi nợ kiểu "xã hội đen" gây mất ổn định, an toàn xã hội.
Ngay cả đối với các ngân hàng, với chính sách miễn lãi 45 - 55 ngày, thẻ tín dụng ngân hàng cũng bị lợi dụng như một kênh vay vốn ngắn hạn. Theo đó, khách hàng cấu kết với các điểm chấp nhận thẻ quẹt thẻ "khống" để rút tiền mặt, dịch vụ rút tiền mặt qua thẻ, đáo hạn thẻ tín dụng nhan nhản khắp nơi.
Hoạt động cho vay tiêu dùng bùng nổ trong thời gian gần đây
Còn với ví điện tử, thời gian gần đây, đã xuất hiện một số ví điện tử chưa được cấp phép, song lại rầm rộ huy động vốn trả lãi suất cao (như Payasean)...
Quản chặt để tránh biến tướng
Với thực tế tiềm ẩn rủi ro như vậy, mới đây Ngân hàng Nhà nước (NHN) đã ban hành hàng loạt quy định để siết chặt các hoạt động cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử.
Cụ thể, trong Thông tư 18/2019/TT-NHNN đối với hoạt động cho vay của công ty tài chính vừa ban hành, NHNN đã yêu cầu các công ty tài chính giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt trên tổng dư nợ tín dụng xuống 70% kể từ đầu năm 2021 và kéo giảm dần xuống 30% từ đầu năm 2024. Các công ty này cũng không được phép cho vay khách hàng đang có nợ xấu và không được đòi nợ kiểu đe dọa khách hàng.
NHNN giải thích, thực trạng cho vay tiêu dùng của công ty tài chính khi giải ngân trực tiếp cho khách vay thường rủi ro cao và khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay. Vì vậy, tách bạch rõ hoạt động cho vay tiêu dùng giải ngân thông qua bên thụ hưởng và cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay nhằm tạo cơ sở kiểm soát hoạt động này.
TS Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng Tài chính (ĐH Kinh tế quốc dân) cho rằng, quy định này là rất cần thiết, do hoạt động cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thậm chí, từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tại một số quốc gia châu Á thế kỷ trước cho thấy, nếu không có sự kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính, dòng vốn này sẽ chảy vào chứng khoán và bất động sản, gây bong bóng giá.
Thậm chí, vốn có thể chảy vào những lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật cấm; hoặc người vay không dùng dòng vốn cho chi tiêu tiêu dùng mà "nướng" vào lô đề, bài bạc, nghiện hút...
Do vậy, mục tiêu của NHNN khi ban hành quy định trên là hướng hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng phát triển theo chiều sâu, an toàn và bền vững hơn.
Ngoài ra, NHNN cũng có những quy định siết chặt hoạt động đòi nợ của công ty tài chính như cấm biện pháp đe dọa đối với khách hàng; số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, phải trong khoảng thời gian từ 7 đến 21 giờ.
Công ty tài chính không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật...
Về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico cho rằng, quy định mới là cần thiết nhưng việc thực thi như thế nào không phải riêng NHNN mà phải có sự vào cuộc của chính quyền, lực lượng chức năng và người dân... "Đây là bài toán khó trong thực thi pháp luật - vấn đề mà Việt Nam luôn phải đối mặt" - vị luật sư đánh giá.
Với ví điện tử, trong Thông tư 23/2019/TT-NHNN mới ban hành (có hiệu lực từ ngày 7/1/2020), NHNN nghiêm cấm việc sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận. NHNN cũng nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử.
Ngoài ra, các tổ chức cung ứng ví điện tử cũng không được phép huy động hoặc cho vay qua ví. Việc nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng hoặc nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung cứng.
Ngoài ra, liên quan quản lý hoạt động thẻ, NHNN đang xây dựng Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 19/2016 /TT-NHNN (quy định về hoạt động thẻ ngân hàng). Theo đó, chủ thẻ tín dụng sẽ không được chuyển khoản vào tài khoản thanh toán, thẻ trả trước; các cá nhân, tổ chức không được thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện giao dịch gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống...
Theo anninhthudo.vn
Chặn biến tướng trong huy động, cho vay tiền mặt Ví điện tử biến tướng thành kênh huy động hoặc cho vay vốn, thẻ tín dụng dùng để rút tiền, công ty tài chính chạy đua cho vay tiền mặt... Những biến tướng như vậy là nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra một loạt quy định mới về quản lý thẻ, trung gian thanh toán và cho vay tiêu...