Công ty sản xuất tủ lạnh, điều hòa điêu đứng vì thiếu chip
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đang làm rối loạn dây chuyền sản xuất của nhiều hãng đồ gia dụng, ảnh hưởng tới nguồn cung của thị trường.
Jason Ai, chủ tịch công ty Whirlpool Corp – một trong những công ty sản xuất và tiếp thị thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới – cho biết họ đang phải giảm sản lượng sản xuất 25% trong một vài tháng và không thể đáp ứng được số lượng đơn hàng từ Mỹ và châu Âu.
“Một mặt, Whirlpool phải đáp ứng nhu cầu nội địa với các thiết bị gia dụng, mặt khác, chúng tôi phải đối mặt với sự bùng nổ của các đơn đặt hàng xuất khẩu. Đối với những công ty đặt nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc, điều đó là không thể tránh khỏi”", Jason Ai nói.
Công ty Whirlpool nhiều tháng nay đang phải vật lộn để đảm bảo tích trữ đủ bộ vi điều khiển, bộ phận cung cấp năng lượng cho một nửa số sản phẩm của hãng, bao gồm lò vi sóng, tủ lạnh và máy giặt.
Video đang HOT
Một sản phẩm tủ lạnh của Whirlpool được trưng bày tại triển lãm CES 2016.
Sự thiếu hụt chip, bắt đầu nghiêm trọng vào cuối tháng 12/2020, một phần là do các nhà sản xuất ôtô tính toán sai nhu cầu và doanh số bán smartphone, laptop tăng mạnh do đại dịch. Việc thiếu chip buộc các nhà sản xuất ôtô, như General Motors, phải cắt giảm sản lượng. Các hãng sản xuất smartphone, như Xiaomi phải tăng giá sản phẩm bán ra.
Với việc mọi công ty sử dụng chip trong sản phẩm đều hoảng sợ và “điên cuồng” mua tích trữ, tình trạng thiếu chip không chỉ là vấn đề của Whirlpool, mà các nhà sản xuất thiết bị gia dụng khác cũng phải đối mặt.
Hangzhou Robam Appliances, nhà sản xuất hàng điện tử gia dụng Trung Quốc với hơn 26.000 nhân viên, phải trì hoãn kế hoạch ra mắt máy hút mùi cao cấp mới 4 tháng vì không thể mua đủ bộ vi điều khiển. Dan Ye, Giám đốc tiếp thị của Robam, cho biết: “Hầu hết sản phẩm của chúng tôi được tối ưu hóa để sử dụng cho nhà thông minh, vì vậy, chúng tôi cần rất nhiều chip”.
Ông nói thêm rằng việc tiếp cận nguồn chip từ Trung Quốc dễ dàng hơn so với nước ngoài, khiến công ty đang đánh giá lại nhà cung cấp trong tương lai. “Chip chúng tôi sử dụng trong các sản phẩm không đòi hỏi công nghệ tiên tiến nhất. Chip nội địa hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của chúng tôi “, Ye nói.
Để đối phó với tình trạng thiếu vi xử lý và chip nhớ flash, Dreame Technology – thương hiệu máy hút bụi nằm trong hệ sinh thái Xiaomi – đã giảm ngân sách tiếp thị và hạn chế thuê thêm nhân viên chỉ để đảm bảo mối quan hệ với các nhà cung cấp chip. Frank Wang, Giám đốc tiếp thị của công ty, cho biết Dreame cũng đã chi “vài triệu nhân dân tệ” để nghiên cứu sản xuất chip thay thế cho nguồn chip hiện tại.
Ông nói: “Chúng tôi đang nỗ lực kiểm soát sâu hơn thiết bị. Chúng tôi thậm chí đã đầu tư vào một số nhà cung cấp chip”.
Sự cố kênh đào Suez ảnh hưởng đến ngành công nghiệp smartphone
Sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez kéo dài gần một tuần khiến hàng trăm tàu bè phải chờ hai bên con kênh được cho là gây ảnh hưởng nhẹ đến ngành công nghiệp smartphone.
Tàu EverGreen đã được giải cứu, tàu qua kênh đào Suez sắp hoạt động trở lại
Theo GizChina , sự cố bắt đầu từ ngày 23.3, nơi kênh đào Suez - một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới - đã bị chặn bởi tàu EverGreen. Con tàu được cho là mắc cạn do gió lớn, tuy nhiên lỗi con người vẫn không bị loại trừ vào thời điểm này. Điều này khiến các tàu thuyền lưu thông qua kênh đào phải dừng lại.
Các nhà phân tích tại Strategy Analytics dự đoán sự cố trên có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp smartphone vốn đã bị tàn phá trong thời gian qua, tuy nhiên ảnh hưởng sẽ không nhiều. Tình trạng thiếu chip gần đây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp smartphone cũng như máy tính bảng, máy tính xách tay, TV và ô tô.
Hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics ước tính kênh đào Suez chịu trách nhiệm ít hơn 5% lưu lượng hậu cần dành cho smartphone toàn cầu. Nhiều thành phần này được vận chuyển trên toàn thế giới bằng các tuyến đường biển khác hoặc bằng máy bay. Strategy Analytics cho rằng, nếu có tác động xảy ra thì điều này sẽ thông qua giá dầu biến động. Hầu hết các tàu được neo giữ tại kênh đào Suez là các tàu chở đầy dầu. Do đó, sự chậm trễ có thể dẫn đến một khó khăn khác đối với mặt hàng hóa này. Giá nhiên liệu tăng sẽ ảnh hưởng đến xe tải giao hàng và các nhà máy phụ thuộc vào máy phát điện, kết quả dẫn đến giá tăng nhẹ.
Smartphone, máy tính và ôtô chuẩn bị đồng loạt tăng giá Tình trạng khan hiếm chất bán dẫn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty công nghệ và xe, đồng thời khiến giá của các thiết bị điện tử tăng cao. Theo The Guardian, người tiêu dùng toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các sản phẩm điện tử như TV, điện thoại di động,...