Công ty PouYuen trả lương ngừng việc 85.000 đồng/ngày/người
Ngày 1/9, Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam (chuyên sản xuất giày ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) cho biết sẽ chi trả lương cho công nhân ngừng việc 85.000 đồng/ngày/người cho đến khi có thông báo mới.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam trước ngày tạm ngưng hoạt động để phòng dịch COVID-19.
Theo đó, tiền lương trong thời gian ngừng việc từ ngày 1/9 sẽ được doanh nghiệp chi trả bằng trả 50% mức lương tối thiểu vùng, tương đương 85.000 đồng/ngày làm việc (không tính lương ngày Chủ nhật). Riêng các ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 gồm ngày 2, 3 và 4/9 được lãnh đạo doanh nghiệp sắp xếp theo lịch nghỉ phép từ đầu năm nên được tính lương theo hợp đồng lao động.
Theo thông báo từ lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam, việc tính tiền lương này được áp dụng với toàn thể công nhân lao động. Ngoại trừ các đơn vị chức năng cần thiết duy trì vận hành trong từng khu vực lao động và các đơn vị thực hiện phương án “3 tại chỗ”.
“Việc tính tiền lương này đã được thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty. Nếu người lao động nào ngừng việc trọn tháng thì công ty sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu vùng”, thông báo từ Công ty PouYuen xác nhận.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia lao động việc làm, cách làm của doanh nghiệp có đông lao động nhất tại thành phố hiện nay với trên 56.000 lao động này không chỉ giúp cho người lao động yên tâm, ổn định cuộc sống trong những ngày giãn cách xã hội “ai ở đâu, ở yên đó”, mà còn giúp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Trước đó, do yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 chung khi dịch bệnh bùng phát và toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội, Công ty trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam đã tạm ngừng hoạt động hơn 1 tháng qua và trả lương tối thiểu vùng cho công nhân lao động trong thời gian này. Như vậy, theo quy định tại Khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, thì trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc được quy định, tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động đi cách ly tập trung có được trả lương ngừng việc?
Đây là lo lắng của nhiều người lao động hiện tại, đặc biệc đối với người lao động là F1, F2 của các đối tượng dương tính Covid-19 buộc phải cách ly y tế tập trung. Do đó, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này như sau:
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm , địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc...
Như vậy, việc trả lương ngừng việc cho người lao động sẽ được thực hiện như sau:
- Người lao động được trả đủ tiền lương nếu phải ngừng việc để đi cách ly tập trung là do lỗi của người sử dụng lao động. Nếu do lỗi của chính người lao động dẫn đến việc buộc đi cách ly tập trung thì người lao động sẽ không được nhận lương.
- Đối với trường hợp người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:
Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Điều tra 'điểm nóng' phá rừng Ea Rớt Từ nhiều năm nay, tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Ea Kar và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) rất phức tạp. Hàng trăm ha rừng xanh tốt đã bị cạo trọc. Không những vậy, các đối tượng phá rừng còn manh động chống đối, đe dọa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng hòng cướp lại tang...