Công ty nội dung số Trung Quốc Tencent, Baidu ào ạt tấn công thị trường Việt Nam, cho người dùng thanh toán bằng tiền Việt
Mấy ngày qua, giới kinh doanh dịch vụ truyền hình của Việt Nam xôn xao khi Tencent, Baidu đã đồng loạt mở bán dịch vụ nội dung theo yêu cầu (VOD), có phiên bản phụ đề tiếng Việt, thu tiền thuê bao VIP bằng đồng Việt Nam.
Mấy ngày nay giới làm nội dung trên Internet xôn xao thông tin hai ứng dụng OTT xuyên biên giới của Trung Quốc là WeTV và iQIYI đã mở cửa kinh doanh dịch vụ ở thị trường Việt Nam. Người dùng Việt Nam có thể tải hai ứng dụng này và có thể đăng ký mua gói VIP bằng tiền Việt Nam.
WeTV của Tencent đã mở bán dịch vụ tại thị trường Việt Nam
Phóng viên ICTnews tải hai ứng dụng này và dùng trải nghiệm thì thấy trên hai ứng dụng cung cấp một khối lượng rất lớn nội dung phim lẻ, phim bộ, phim truyền hình, các game show do các hãng truyền hình, điện ảnh của Trung Quốc. Chỉ cần tải ứng dụng về, chưa cần đăng ký tài khoản là có thể xem miễn phí hàng ngàn bộ phim, chương trình gameshow, với rất nhiều nội dung mới được cập nhật hàng ngày.
Điều đáng nói trên toàn bộ các nội dung đều có phiên bản phụ đề tiếng Việt và người dùng có thể trả phí để mua gói VIP với chi phí rất mềm mại. Ví dụ, trên WeTV có mức phí 25.000 đồng/tháng, 55.000 đồng/quý và 259.000 đồng/năm.
Trên iQIYI có hai gói Gold VIP và Diamond VIP với mức giá cao hơn WeTV một chút. Cụ thể, gói Gold Vip có giá 49.000 đồng/tháng, 130.000 VNĐ/quý và 499.000 đồng/năm. Gói Diamon VIP có giá 59.000 đồng/tháng, 160.000 đồng/quý và 599.000 đồng/năm. Trên ứng dụng iOS người dùng trả tiền qua cổng thanh toán của Apple để mua các gói VIP này.
iQIYI của Baidu đã phát hành vào thị trường Việt Nam.
Có thể nói mức phí mà WeTV và iQIYI đưa ra cực kỳ cạnh tranh, rẻ hơn 3-4 lần dịch vụ như Netflix hay iFlix đang cung cấp, chỉ tương đương với mức phí mà các dịch vụ truyền hình OTT nội địa như Clip TV, Danet, Fim , VTVcab ON.
Theo như phần giới thiệu và chính sách của hai ứng dụng này, WeTV là do Tencent phát triển,còn iQIYI là của Baidu sở hữu. Đây là hai nhà cung cấp dịch vụ nội dung số lớn nhất, nhì của Trung Quốc.
Gần đây Apple TV cũng đã tấn công vào thị trường Việt Nam khi cho phép người dùng có thể trả phí bằng đồng Việt Nam, tuy nhiên giá mua và thuê phim của Apple TV khá đắt đỏ. Ví dụ, để xem bộ phim hành động mới sản xuất năm 2019 “Alita: Battle Angel” người Việt Nam phải bỏ ra 149.000 đồng để sở hữu bộ phim, hoặc thuê với giá 49.000 đồng.
Apple TV đã bán dịch vụ tại Việt Nam.
Cách đây vài năm khi Netflix và iFlix cung cấp phiên bản tiếng Việt và thu tiền bằng đồng Việt Nam đã dấy lên lo ngại về tính pháp lý khi hai ứng dụng xuyên biên giới này khai thác kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình có thu phí phải đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và phải được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, nội dung trước khi cung cấp cho người dùng phải tuân thủ các quy định về biên tập, biên dịch và quản lý nội dung theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, Bộ TT&TT đang sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình, trong đó sẽ bổ sung thêm các quy định về quản lý dịch vụ nội dung cung cấp trên Internet, trên di động, nội dung cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.
Theo ông Phan Thanh Giản, CEO Clip TV, đối với mảng nội dung truyền hình, phim ảnh, pháp luật Việt Nam quản lý rất chặt chẽ các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước, trong khi các ứng dụng xuyên biên giới nước ngoài tràn vào thị trường thì nhà nước chưa thể quản lý. Điều này có nguy cơ gây rối loạn thị trường dịch vụ nội dung số ở Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Giản cũng cho hay, chỉ một thời gian ngắn nữa, Disney một ứng dụng xuyên biên giới cung cấp nội dung cho giới trẻ cũng sẽ mở khai thác, bán thuê bao ở thị trường Việt Nam. Chắc chắc thị trường truyền hình OTT ở Việt Nam sẽ là cuộc đấu của các OTT xuyên biên giới.
Đối với mảng game xuyên biên giới cung cấp trên hai nền tảng iOS và Android, hồi đầu tháng 7, Bộ TT&TT đã mời 10 doanh nghiệp game nước ngoài đang cung cấp game xuyên biên giới đến để phổ biến những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý game, trong đó: Game không phép sẽ không được phát hành vào Việt Nam. Trong thời gian qua Bộ TT&TT đã yêu cầu Apple và Google chặn, gỡ 142 game không phép, game có nội dung bị cấm phát hành theo luật pháp của Việt Nam. Sau khi làm việc với Bộ TT&TT, các doanh nghiệp game nước ngoài đã hứa sẽ tuân thủ, ngay sau đó đã tạm dừng cung cấp các game chưa được cấp phép vào thị trường Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT cũng sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để ngăn chặn dòng tiền thanh toán đến các dịch vụ nội dung số của nước ngoài cung cấp vào Việt Nam mà không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm: Game, mạng xã hội, dịch vụ truyền hình, OTT trên các nền tảng Internet.
Theo VN Review
Đây là 9 scandal lớn nhất trong lịch sử mạng xã hội Facebook
Cùng sự lớn mạnh và quyền lực của mình, Facebook cũng phải hứng chịu rất nhiều rắc rối và gây ra nhiều tranh cãi.
2004: Mark Zuckerberg gọi những người dùng đầu tiên của Facebook là "ngu" khi gửi cho anh thông tin cá nhân.
Năm 2010, Business Insider phát hiện một đoạn tin nhắn trao đổi thông tin giữa Mark Zuckerberg và một người bạn ngay sau thời điểm thefacebook.com được đưa vào hoạt động tại Đại học Harvard.
Zuck: Đúng, nếu có bao giờ anh cần thông tin về bất kì ai ở Harvard.
Zuck: Hãy hỏi tôi.
Zuck: Tôi có hơn 4.000 email, hình ảnh, địa chỉ và thông tin mạng xã hội.
[Người bạn của Zuck]: Gì cơ? Làm sau anh có chúng?
Zuck: Họ nộp cho tôi.
Zuck: Tôi cũng không hiểu vì sai.
Zuck: Họ "tin tôi."
Zuck: Ngu thật.
Trở lại thời điểm năm 2010, Facebook bị chỉ trách nặng nề vì những chỉnh sách riêng tư và bảo mật của mình, vì thế những tin nhắn nói trên phần nào đó thể hiện một hình ảnh rằng Facebook không hề quan tâm đến riêng tư và bảo mật trong những ngày đầu. Dù vậy, trong bài viết trên New Yorker số tháng 9 năm 2010, Mark Zuckerberg nói rằng anh rất hối hận và đã "trưởng thành và học hỏi rất nhiều" trong sáu năm qua.
2004: Anh em Winkleboss kiện Zuckerberg với cáo buộc cho rằng anh đã lấy ý tưởng họ họ khi tạo ra Facebook.
Tyler và Cameron Winklevoss học chung của Mark Zuckerberg tại Đại học Harvard. Họ từng kiện Facebook CEO vào năm 2004 với cáo buộc cho rằng Mark đã đồng ý giúp phát triển ý tưởng của họ thành một mạng xã hội và sau đó anh lại tạo ra Facebook.
Trên một báo cáo được The New York Times phát đi vào năm 2007, luật sư của Facebok và bản thân Mark Zuckerberg khẳng đinh giữa họ không có một hợp đồng ràng buộc nào với nhau.
Thế nhưng vào năm 2008, anh em Winklevoss nhận được khoản đền bù lên tới 45 triệu USD giá trị cổ phiếu Facebook và 20 triệu USD tiền mặt.
2012: Facebook thực hiện thử nghiệm tâm lý trên cảm xúc người dùng.
Facebook thử nghiệm trên 700.000 người dùng trong khoảng một tuần vào năm 2012 để xem việc hiển thị nội dung tích cực hay tiêu cực trên Facebook có ảnh hưởng đến tâm lý của họ không.
Kết quả cho thấy những tương qua trực tiếp, ví dụ như việc nhìn thấy các nội dung tích cực sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn và ngược lại.
Khi phát hiện ra thử nghiệm nói trên, người dùng Facebook tỏ ra vô cùng phẫn nộ. Đáp lại, Facebook COO Sheryl Sandberg xin lỗi vì Facebook đã "truyền thông không rõ ràng" về nghiên cứu này.
2016: Cựu biên tập viên tin tức của Facebook nói rằng Facebook chủ động loại cái tin tức về chủ nghĩa bảo thủ từ danh sách tin tức đang được quan tâm.
Cựu nhân viên Facebook nói với Gizmodo rằng mặc dù tính năng hiển thị tin tức xu hướng là một thuật toán đơn giản để hiển thị các thông tin đang được quan tâm trên Facebook, nhân sự Facebook được yêu cầu loại bỏ các tin tức về chính Facebook trên chúng cùng một số thông tin liên quan đến chủ nghĩa bảo thủ ở Mỹ.
2017: Người sáng lập Oculus Palmer Luckey rời Facebook.
Năm 2016, The Daily Beast cho biết Palmer Luckey đã "đưa tiền cho một nhóm không chính thức của ông Donald Trump để đăng và lưu truyền những meme trên Internet bôi nhọ hình ảnh của Hillary Clinton.
Luckey rời Facebook vào năm 2017. Tháng 4 năm 2018, Zuckerberg nói sự ra đi của Luckey không liên quan đến quan điểm chính trị của ông, theo WSJ. Vào tháng 10 cùng năm, Luckey lại chia sẻ với CNBC rằng việc ra đi không phải lựa chọn của ông.
2017: Một người quản lý nội dung của Facebook chết do bị đau tim.
Tháng 6 năm 2018, The Verge đưa tin về Keith Utley - một nhân viên quản lý nội dung của Facebook vận hành bởi Cognizant tại Tampa, Floria - đã qua đời vì bị đau tim khi đang làm việc một năm trước đó.
The Verge cũng nói về điều kiện làm việc tồi tệ khi các nhân viên quản lý nội dung phải đối mặt với nhiều giờ đồng hồ xem những hình ảnh và nội dung tồi tệ mỗi ngày được chia sẻ trên Facebook và gỡ bỏ chúng.
2018: Scandal Cambridge Analytica bị lộ.
Một cựu nhân viên của Cambridhe Analytica, Christopher Wylie, đã tiết lộ việc công ty phân tích dữ liệu này đã lấy thông tin người dùng Facebook một cách không hợp lý. The New York Times và The Guardian nói rằng có thể đã có tới hơn 50 triệu người dùng bị rò rỉ thông tin tuy nhiên thực tế con số này lên tới 87 triệu.
The New York Times gọi Cambridge Analytica là "một công ty thông tin bỏ phiếu" bởi công ty này có "các công cụ thể xác định tính cách của những người Mỹ tham gia bỏ phiếu và từ đó tạo ảnh hưởng lên hành động của họ". Công cụ của Cambridge Analytica được cho là đã được dùng trong chiến dịch tranh cử thành công của ông Trump năm 2016.
2018: Người đồng sáng lập Instagram rời Facebook.
Theo NYT, người đồng sáng lập Instagram Mike Krieger và Kevin Systrom chọn rời Facebook vì những bất đồng liên quan đến dịch vụ và nhân sự. Trang này nói thêm rằng những người sáng lập nói trên không hài lòng với mức độ kiểm soát mà Mark Zuckerberg bắt đầu áp dụng cho Instagram.
2019: Chịu án phạt 5 tỉ USD.
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã phạt Facebook vì không kiểm soát thông tin người dùng một cách hiệu qua trong vụ Cambridge Analytica bởi vào năm 2012, Facebook đã cam kết với FTC rằng sẽ không dùng dữ liệu người dùng mà không được sự cho phép.
Kết quả là, Facebook đã phải chịu án phạt tới 5 tỉ USD, lớn nhất trong lịch sử các án phạt làng công nghệ Mỹ từng chứng kiến.
Theo Sao Star
'Không nên lo lắng khi các Fintech nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam' Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán phi tiền mặt không phải là một nguy cơ cho ngân hàng, ngược lại bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV) Thị trường thanh toán còn nhiều tiềm năng của Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài...