Công ty niêm yết, biến đổi khí hậu và ESG

Theo dõi VGT trên

Chưa bao giờ tôi cảm thấy vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường và trách nhiệm xã hội (ESG) có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính rõ ràng như hiện nay.

Công ty niêm yết, biến đổi khí hậu và ESG - Hình 1

Năm 2020 là một năm hết sức đặc biệt cho vấn đề biến đổi khí hậu và ESG.

Yếu tố rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và ESG

2020 là một năm hết sức đặc biệt cho vấn đề biến đổi khí hậu và ESG. Trước tiên, Việt Nam đang gánh chịu hậu quả nặng nề khi mưa lũ dồn dập ở miền Trung. Thứ hai, dư luận bắt đầu phản ứng về nhà máy thủy điện nhỏ mà một số phương tiện truyền thông và chuyên gia gọi là “thủy điện cóc”.

Thủy điện cóc, phá rừng và lũ lụt là những từ khóa xuất hiện thường xuyên trên truyền thông và mạng xã hội từ những ngày cuối tháng 10. Có ngày, tôi đọc được trên Facebook của bạn bè và người quen không dưới 30 bài về thủy điện cóc và phá rừng, một con số kỷ lục mà tôi nghĩ không có nhiều đề tài nào mà thu hút mối quan tâm của bạn bè tôi như thế.

Đa số tỏ ra quan ngại lẫn phẫn nộ với tình trạng phá rừng và xem thủy điện cóc là một trong những nguyên nhân của tình trạng đó.

Nhiều người trong số đó là nhà quản lý quỹ, hay người “nắm túi t.iền” của doanh nghiệp, hoặc là người xét duyệt tín dụng của ngân hàng. Những người này sẽ nghĩ gì khi một công ty đến gặp họ và đặt vấn đề tìm nguồn vốn để phát triển thủy điện trong tương lai?

Chưa bao giờ tôi cảm thấy vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường và trách nhiệm xã hội có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính rõ ràng như hiện nay.

Với đa số trong nhóm bạn bè tôi, vừa có tác nghiệp thực tế, vừa làm nghiên cứu về thị trường tài chính, chủ đề về biến đổi khí hậu và ESG trước đây được xem là một kiểu xu hướng “thời thượng”, để “kéo vốn”, thu hút nhà đầu tư hay phát hành cổ phiếu, trái phiếu (chẳng hạn “trái phiếu xanh”).

Trong thâm tâm, nhiều người trong chúng tôi không hề nghĩ sẽ có một ngày thật sự nghiêm túc cân nhắc chuyện mình sẽ “không xuống t.iền nữa” cho các dự án hay công ty có thể tác động xấu đến môi trường, nhưng giờ đây không ít người đã thay đổi suy nghĩ.

Chẳng hạn, một người làm trong ngành quỹ đã bán ra khoản đầu tư trị giá hơn 3 triệu USD liên quan đến dầu khí và chia sẻ “mọi chuyện bắt đầu trở nên nghiêm túc rồi”, hàm ý tới chuyện “nghiêm túc” với các hoạt động đầu tư gây ô nhiễm môi trường.

Vào đầu tháng 10, đại diện của Quỹ đầu tư quốc gia Na Uy – quỹ quản lý tài sản quốc gia lớn nhất thế giới với hơn 1.200 tỷ USD tài sản, tuyên bố sẽ “tinh chỉnh” lại danh mục đầu tư, loại ra nhiều khoản đầu tư có vấn đề về ESG. Trong một bài trả lời phỏng vấn, đại diện quỹ này đ.ánh đồng một công ty có vấn đề về ESG với một cấu trúc quản trị công ty kém.

Một cách nào đó, Covid-19 và thiên tai đang làm người ta nghiêm túc hơn với vấn đề ESG và rủi ro do biến đổi khí hậu trở thành một chủ đề được các chuyên gia quản lý quỹ quan tâm.

Một chuyên gia phân tích định lượng của một quỹ đầu tư chuyên mua bán hợp đồng phái sinh về dầu khí của Úc vừa liên hệ với người viết để tìm hiểu xem có một mô hình nào đó có tính tới yếu tố rủi ro biến đổi khí hậu có thể định lượng được để tăng hiệu quả mô hình học máy (machine learning) của anh ta hay không.

Video đang HOT

Nói một cách khác, biến đổi khí hậu và ESG đã và đang trở thành “nhân tố rủi ro” trong các mô hình định lượng của các quỹ đầu tư và chiếm một vai trò quan trọng trong tâm trí của những người trực tiếp quyết định “xuống t.iền” đầu tư.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty niêm yết vì nó hàm ý là bây giờ cả nhà đầu tư tài chính lẫn nhà đầu tư chiến lược đều sẽ nhìn vào các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và ESG nói chung của công ty, và họ cụ thể hóa nó thành yếu tố rủi ro cần được đ.ánh giá kỹ lưỡng.

Trong báo cáo phân tích của nhiều ngân hàng đầu tư lớn gần đây, mục đ.ánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và ESG xuất hiện với quy mô và tần suất nhiều hơn, phản ánh nhu cầu của giới đầu tư. Tất nhiên, các nhà phân tích cổ phiếu sẽ gây sức ép lên công ty để công bố nhiều thông tin hơn.

Quan trọng hơn nữa là những nhà vận động hành lang ở nước ngoài đang có cơ hội mang tính lịch sử trong việc thúc đẩy một số nước thông qua luật về công bố thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt là rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu gây ra.

Xu thế luật hóa công bố thông tin về rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu

Một trong những nước nhiều khả năng sẽ luật hóa việc công bố thông tin về rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu là Anh.

Vào tháng 3 năm nay, Cơ quan quản lý thị trường tài chính của Anh (FCA) đã đề xuất một bộ hướng dẫn yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết tại sàn chứng khoán London (LSE) phải thực hiện công bố các rủi ro liên quan đến môi trường sát theo bộ hướng dẫn của Nhóm làm việc về minh bạch thông tin tài chính liên quan đến khí hậu (Taskforce on Climate-related Financial Disclosures – TCFD).

Nhiều tổ chức kế toán và kiểm toán tại Anh như Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) đã tài trợ các dự án nghiên cứu ở các trường đại học về rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu để chuẩn bị cung cấp thông tin cho Quốc hội và công chúng về những tác động của việc công bố thông tin rủi ro tài chính này.

Mục tiêu của FCA không dừng ở đó. Họ vẫn đang thúc đẩy luật hóa ở cấp cao hơn về công bố thông tin rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu. Một trong những người ủng hộ nhiệt tình việc này là Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh.

Điểm rất đáng chú ý ở Anh là chủ đề biến đổi khí hậu thay đổi từ một rủi ro “chung chung”, không nằm ở đâu cả, đã được gộp vào khái niệm “rủi ro tài chính”. Một đồng nghiệp của người viết chuyên nghiên cứu về chủ đề ESG và biến đổi khí hậu ở Đại học Lancaster nhận xét, đây là một sự thay đổi có tính đột phá về mặt định nghĩa và tư duy.

Công ty niêm yết, biến đổi khí hậu và ESG - Hình 2

Trong báo cáo phân tích của nhiều ngân hàng đầu tư lớn gần đây, mục đ.ánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và ESG xuất hiện với quy mô và tần suất nhiều hơn

Ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh

Gắn khái niệm “rủi ro tài chính” với biến đổi khí hậu có thể là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, vì rủi ro tài chính là một thành tố bắt buộc phải có với rất nhiều chương trình quản trị rủi ro, ảnh hưởng luôn cả vấn đề xét kế hoạch lương thưởng cho lãnh đạo công ty niêm yết lẫn xét duyệt dự án đầu tư.

Nếu để rủi ro biến đổi khí hậu khơi khơi, người ta có thể phớt lờ nó, nhưng gắn nó với rủi ro tài chính, đó có thể là một cú đ.ấm trúng đích.

Đề xuất này của FCA là “đúng chủ đề, đúng thời điểm” trong một năm mà biến đổi khí hậu gây ra tổn thất trên diện rộng với hàng loạt thiên tai diễn ra ở nhiều nước (bị che mờ bởi chủ đề Covid-19) và khi mà ông Joe Biden, người nhiều khả năng trở thành Tổng thống Mỹ, là một người ủng hộ nhiệt thành về việc giảm khí carbon và đầu tư xanh.

Đối với Thủ tướng Anh Boris Johnson và nhiều người trong Đảng Bảo thủ, đây cũng là một chủ đề mà họ có thể sử dụng để hóa giải những c.ông k.ích của phía Đảng Lao động về chủ đề kinh tế xanh, biến đổi khí hậu và đầu tư ra nền kinh tế.

Mặc dù còn nhiều bất đồng về các bước đi cụ thể và nên luật hóa đến mức nào, rõ ràng, đây là một xu thế chính trị không dễ đảo ngược trong 2 – 3 năm tới. Trước mắt, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết, tất cả trái phiếu xanh do Chính phủ Anh dự kiến phát hành năm 2021 sẽ phải đi kèm với công bố thông tin bắt buộc về biến đổi khí hậu theo hướng dẫn của TCFD.

Ngoài Anh thì Mỹ, Úc và nhiều nước châu Âu cũng đang có những đề xuất liên quan đến công bố thông tin về biến đổi khí hậu và tham khảo bộ hướng dẫn của TCFD.

Điều này hàm ý gì cho doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam? Đó là nhiều khả năng TCFD sẽ trở thành một bộ hướng dẫn có thể áp dụng trên diện rộng của toàn cầu và doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường vốn quốc tế sẽ phải công bố thông tin theo hướng dẫn này.

Quan trọng hơn, khi mà rủi ro tổn thất tài chính công ty do biến đổi khí hậu đang dần trở thành một vấn đề cụ thể và “thực” hơn bao giờ hết, chứ không phải chỉ là “trào lưu ảo” như nhận định của nhiều người cách đây vài năm, doanh nghiệp niêm yết phớt lờ những vấn đề này có thể sẽ phải trả giá không nhỏ.

Và quản lý rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu gây ra sẽ không còn là vấn đề chỉ công bố thông tin rồi thôi. Nó phải được đưa vào ngay trong hoạt động quản lý rủi ro hàng ngày của doanh nghiệp.

Với những ai còn nghi ngờ tính thực tế câu chuyện rủi ro biến đổi khí hậu này, tác động của bão lũ miền Trung vừa qua là một lời cảnh báo sớm. Rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu gây ra không còn là rủi ro chung chung, mà có tác động trực tiếp tới túi t.iền doanh nghiệp.

Nguy cơ dừng thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP Hồ Chí Minh

Dự án đang đối mặt với nguy cơ dừng thi công khi hiệu lực tái cấp vốn vào ngày 30/9/2020 đã hết.

Sau nhiều lần trễ hẹn rồi gia hạn, đến nay, dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 theo hình thức BT, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng do Trung Nam Group làm chủ đầu tư gần về tới đích khi tiến độ xây dựng đạt 93%. Người dân TP Hồ Chí Minh đang từng ngày mong mỏi, chờ đợi dự án hoàn thành để cải thiện tình hình ngập lụt diễn ra nhiều năm qua...

Nguy cơ dừng thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP Hồ Chí Minh - Hình 1
Dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu" giai đoạn 1 (quy mô gần 10.000 tỷ đồng) do Trung Nam Group làm chủ đầu tư.

Nguy cơ dừng dự án

Tưởng chừng 7% khối lượng công việc còn lại của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ không phải "vấp" thêm rào cản nào nữa để có thể "băng băng" về đích nhưng thực tế dự án đang đối mặt với nguy cơ dừng thi công khi hiệu lực tái cấp vốn vào ngày 30/9/2020 đã hết (giá trị khoảng 1.800 tỷ đồng còn lại) và cần phải ký Phụ lục hợp đồng để Ngân hàng Nhà nước xem xét thủ tục tái cấp vốn, thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư. Trong khi đó, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh, dù nỗ lực giải quyết nhưng vẫn đang trong tình trạng "loay hoay".

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Trung Nam Group, mặc dù vừa qua huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (nơi dự án triển khai) đã giải quyết xong và bàn giao mặt bằng của 20 hộ dân nhưng chủ đầu tư chưa dám nhận vì nếu nhận cũng chưa thể thi công do chưa được giải ngân vốn, chưa được ký Phụ lục hợp đồng để mua bảo hiểm giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình thi công.

Do chưa được ký Phụ lục hợp đồng nên nếu tiếp tục triển khai sẽ vướng mắc pháp lý. Trước đó, từ tháng 4/2017 dự án đã phải tạm ngưng gần 1 năm, sau đó được UBND Thành phố cho tái khởi động lại, rồi lại điều chỉnh, rà soát, thi công đến tháng 6/2019 buộc phải dừng do hết hợp đồng và mất 5 tháng sau mới ký Phụ lục hợp đồng. Vào tháng 4/2020 dự án mới được tái cấp vốn nhưng đến tháng 6/2020 lại hết hạn Phụ lục hợp đồng và phải ký tiếp.

Nếu dự án sớm bàn giao mặt bằng theo đúng cam kết ngay từ đầu thì đã hoàn thành. Hiện nay các cửa van cống ngăn triều đã lắp hết, duy chỉ còn tuyến đê kè chưa xong tại một số vị trí và thi công cống Mương Chuối chưa hoàn thành. Trong khi đó, quỹ đất thanh toán cho chủ đầu tư đã được UBND Thành phố cân đối, tính toán nhưng đến nay dự án gần xong nhưng chủ đầu tư vẫn chưa được giao khu đất nào theo hợp đồng BT đã ký.

Theo tính toán của ông Nguyễn Tâm Tiến, việc dừng thi công dự án sẽ gây nhiều hệ lụy. Do dừng thi công, giải tán công trường nên sau khi khởi động lại sẽ mất từ 3 - 4 tháng huy động lại máy móc, thiết bị, tổ chức nhân công, kỹ sư. Cùng với đó, các dự án điều tiết giao thông thuỷ để phục vụ dự án cũng sẽ dừng theo. Mặt khác dừng thi công dự án sẽ làm tăng lãi suất vốn vay, cộng vào tổng vốn đầu tư, lúc này sẽ phát sinh các chi phí vượt quá khả năng của chủ đầu tư, dễ phát sinh tranh tụng pháp lý.

"Khi chưa được ký Phụ lục hợp đồng để tái cấp vốn, mỗi ngày chủ đầu tư thiệt hại 200 triệu đồng, chưa kể t.iền lãi vay ngân hàng. Do hết hiệu lực gia hạn hợp đồng, phải gia hạn thêm trong khi thời hạn Giấy chứng nhận đầu tư cũng hết, sẽ phải làm lại từ đầu, mất nhiều thời gian. Chủ đầu tư đề nghị UBND Thành phố quyết liệt hơn trong việc ký Phụ lục hợp đồng, bố trí vốn hoặc thoả thuận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gia hạn thời gian tái cấp vốn cho dự án", ông Nguyễn Tâm Tiến cho hay.

Loay hoay giải quyết

Xuyên suốt quá trình "thai nghén", triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, các cấp chính quyền TP Hồ Chí Minh đều đã quyết tâm nỗ lực giải quyết để dự án hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả chống ngập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố. Tuy nhiên việc giải quyết các phát sinh liên quan đến pháp lý không hề đơn giản, đôi khi lâm vào cảnh "loay hoay", lúng túng, nhất là việc giải quyết cơ chế thanh toán cho dự án BT.

Tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tín dụng thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); tái cấp vốn cho BIDV để có nguồn vốn cho vay nhà đầu tư thực hiện dự án chống ngập. Lãi suất tái cấp vốn theo lãi suất ưu đãi có cộng một khoản phí cho BIDV.

Theo Quyết định số 770/QĐ-NHNN ngày 27/4/2020 của Ngân hàng Nhà nước, thời hạn để giải ngân số t.iền tái cấp vốn giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng BIDV đã hết vào ngày 30/9/2020. Tháng 12/2020, UBND Thành phố phải giải ngân cho Trung Nam Group trả nợ cho BIDV để BIDV trả nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước với số t.iền 2.639 tỷ đồng.

Để đảm bảo quyền lợi được quy định trong Hợp đồng BT, phía BIDV đã liên tục "hối" UBND TP Hồ Chí Minh sớm giải quyết. Cụ thể, trong văn bản số 6226/BIDV-KHDNL (ngày 14/10/2020), Ngân hàng BIDV đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh sớm ký kết Phụ lục hợp đồng BT dự án điều chỉnh với nhà đầu tư. Đến ngày 19/11 vừa qua, BIDV tiếp tục có văn bản số 987/BIDV-KHDNL "thúc" tiến độ thanh toán của UBND TP Hồ Chí Minh.

Trước đó, trong tháng 9/2020, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh đảm bảo lịch thanh toán cho nhà đầu tư không thay đổi tại Quyết định 770/QĐ-NHNN ngày 27/4/2020 của Ngân hàng Nhà nước dù đề nghị gia hạn thời gian tái cấp vốn cho dự án.

Thực tế cho thấy, nếu không thực hiện tiếp tục giải ngân khoản vay tái cấp vốn, dự án chống ngập sẽ bị ngừng thi công, ảnh hưởng đến tiến độ chung đồng thời có nguy cơ dự án không tiếp tục được hưởng các cơ chế ưu đãi đối với khoản vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép tiếp tục triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng theo hợp đồng BT, các Phụ lục hợp đồng BT đã ký kết; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện thủ tục gia hạn thời gian tái cấp vốn, giải ngân ngay cho Ngân hàng BIDV để đảm bảo nguồn vốn cho nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án mà không cần điều kiện phải có Phụ lục hợp đồng được ký kết. Đồng thời không tính lãi vay từ thời điểm hết hiệu lực tái cấp vốn (ngày 30/9/2020) đến khi dự án được tiếp tục giải ngân.

Vào ngày 24/9/2020, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh có Văn bản số 736/TB-VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan, giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét, ký kết Phụ lục hợp đồng BT dự án. Đáng chú ý UBND Thành phố sẽ thanh toán Hợp đồng BT dự án theo đúng kế hoạch thanh toán tại Quyết định 770/QĐ-NHNN ngày 27/4/2020 của Ngân hàng Nhà nước và kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại Thông báo số 314/TB-KTNN ngày 6/7/2018 (thanh toán trước ngày 25/9/2020).

Quan điểm chỉ đạo này của Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh tiếp tục được Văn phòng UBND Thành phố nhắc lại trong Văn bản số 8913/VP-DA ngày 15/10/2020 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời lưu ý: "Nếu chậm hoàn thành việc ký kết Phụ lục hợp đồng BT dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố".

Tuy nhiên đến ngày 25/9/2020, UBND Thành phố vẫn chưa thanh toán cho Trung Nam Group để Trung Nam Group trả nợ cho BIDV trả dư nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước số t.iền 2.639 tỷ đồng.

Trong khi đó, trải qua 6 phiên đàm phán, đến ngày 26/10/2020 Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh với vai trò là Tổ trưởng Tổ đàm phán Phụ lục hợp đồng BT dự án đã có Báo cáo số 8132/SKHĐT-PPP gửi UBND Thành phố xem xét, chấp thuận kết quả đàm phán và ký kết Phụ lục hợp đồng BT để làm cơ sở thực hiện thủ tục thời gian giải ngân tái cấp vốn.

Để làm rõ định hướng xử lý cũng như quan điểm của Lãnh đạo UBND Thành phố về Báo cáo này, chiều 4/12 phóng viên TTXVN tiếp tục liên hệ với ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhưng không nhận được phản hồi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?
22:22:38 19/09/2024
NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
21:17:20 19/09/2024
Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"
23:12:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi

Sao việt

06:42:05 20/09/2024
Trong hôn lễ, Anh Đức và bà xã không thực hiện nghi lễ cắt bánh cưới mà lại dành cho bố mẹ làm việc này. Quyết định này của vợ chồng Anh Đức đã khiến các khách mời vô cùng xúc động.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"

Tv show

06:31:28 20/09/2024
Trong suốt 7, 8 năm đó, tôi đi hát chỉ để k.iếm t.iền trả nợ, tính ra phải trả đến mười mấy tỷ - ca sĩ Akira Phan chia sẻ.

Bác thông tin "bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người"

Pháp luật

06:22:31 20/09/2024
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc, chưa xác thực về ảnh hưởng của mưa bão, gây hoang mang dư luận, tiềm ẩn phức tạp về tình hình ANTT.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.