Công ty nhà người ta: Apple tặng mỗi nhân viên 1.000 USD để tân trang thiết bị tiếp tục làm việc tại nhà
Làm việc tại công ty giá trị bậc nhất thế giới có những đặc quyền khiến ai cũng khao khát.
Tờ CNN cho biết, Apple sẽ trì hoãn việc đưa nhân viên trở lại văn phòng làm việc cho đến một ngày “vẫn chưa được xác định”. Đáng chú ý, tất cả các nhân viên công ty và tại các cửa hàng bán lẻ của hãng sẽ nhận được 1.000 USD để mua thiết bị phục vụ cho việc làm tại nhà.
Theo nhiều nguồn tin, chính sách kể trên đã được chia sẻ với các nhân viên của Apple trong một email từ CEO Tim Cook vào thứ tư. Apple hiện cũng đã xác nhận thông tin chi tiết về email này cho tờ CNN Business.
Video đang HOT
Động thái “hào phóng” đối với nhân viên kể trên của gã khổng lồ Thung lũng Silicon diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 đang gia tăng và lo ngại về sự lây lan của biến thể Omicron. Đầu tuần này, Apple đã khôi phục lại quy định về khẩu trang tại tất cả các cửa hàng ở Mỹ và được cho là cũng đóng một số cửa hàng trong số đó vì số lượng trường hợp mắc Covid-19 tăng đột biến.
Một số công ty bao gồm Google, Lyft, Uber và Amazon cũng đã lùi ngày mở cửa văn phòng làm việc lại nhiều lần khi sự không chắc chắn về đại dịch vẫn tiếp tục.
Ngay từ đầu đại dịch, một số công ty bao gồm Google và Facebook cũng đã tặng nhân viên của họ 1.000 USD để hỗ trợ chi phí làm việc tại nhà.
Ý phạt Amazon khoản tiền kỷ lục gần 1,3 tỉ USD
Đây là một trong những hình phạt lớn nhất được áp dụng đối với một hãng công nghệ của Mỹ ở châu Âu.
Theo Reuters, cơ quan giám sát chống độc quyền của Ý hôm 9.12 đã phạt Amazon 1,13 tỉ euro (khoảng 1,28 tỉ USD) với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Amazon "hoàn toàn không đồng ý" với quyết định này và sẽ kháng cáo.
Sự giám sát theo quy định toàn cầu đối với các hãng công nghệ lớn ngày càng gia tăng sau một loạt vụ bê bối về quyền riêng tư và thông tin sai lệch, cùng với những lời phàn nàn từ một số doanh nghiệp rằng Big Tech đã lạm dụng quyền lực thị trường trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh Amazon, Google, Facebook, Apple và Microsoft là những ông lớn công nghệ Mỹ thu hút sự giám sát mạnh mẽ ở châu Âu.
Amazon "hoàn toàn không đồng ý" với khoản phạt của cơ quan giám sát Ý và sẽ kháng cáo
Cơ quan giám sát chống độc quyền của Ý cho biết Amazon đã lạm dụng vị trí thống trị tại Ý đối với dịch vụ trung gian trên thị trường trực tuyến, để ủng hộ việc áp dụng dịch vụ hậu cần riêng là Fulfillment by Amazon (FBA). Amazon gắn việc sử dụng FBA với một loạt lợi ích độc quyền, bao gồm nhãn Prime, giúp tăng khả năng hiển thị và thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon.it. Nhãn Prime giúp việc bán hàng cho hơn 7 triệu người dùng trung thành và chi tiêu cao nhất trong chương trình khách hàng thân thiết của Amazon trở nên dễ dàng hơn.
"Amazon ngăn người bán bên thứ ba liên kết nhãn Prime với các phiếu mua hàng không được quản lý bằng FBA", trích tuyên bố từ cơ quan giám sát chống độc quyền của Ý.
Tuy nhiên, theo Amazon, FBA "là dịch vụ hoàn toàn tùy chọn" và phần lớn người bán bên thứ ba trên Amazon không sử dụng nó. "Người bán chọn FBA vì nó hiệu quả, tiện lợi và cạnh tranh về giá cả. Mức phạt được đề xuất và các biện pháp khắc phục là không hợp lý, không tương xứng", Amazon nói.
Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý cạnh tranh của Ý về vụ việc, trong khuôn khổ của Mạng lưới cạnh tranh châu Âu, để đảm bảo tính nhất quán với hai cuộc điều tra đang diễn ra của ủy ban đối với hoạt động kinh doanh của Amazon.
Các hãng công nghệ lớn được yêu cầu thiết lập sự hiện diện tại Nga Chính phủ Nga đã yêu cầu một nhóm công ty nước ngoài bao gồm cả Apple phải thiết lập sự hiện diện trong nước vào cuối năm 2021 hoặc đối mặt với các hạn chế và lệnh cấm tiềm năng. Theo AppleInsider, cơ quan quản lý truyền thông nhà nước Nga Roskomnadzor đã đưa ra yêu cầu vào đầu tuần, chỉ ra rằng...