Công ty Nga làm rò rỉ 45 tấn nhiên liệu ở Bắc Cực
Công ty khai thác khổng lồ của Nga, Nornickel ( Norilsk Nickel) hôm 12/7 cho biết khoảng 45 tấn nhiên liệu hàng không đã bị rò rỉ từ đường ống của họ ở Bắc Cực.
Một đường ống thuộc sở hữu của Norilsktransgaz đã bị giảm áp trong khi bơm nhiên liệu hàng không ở khu vực Tukhard. Theo dữ liệu sơ bộ, do hậu quả của quá trình giảm áp kéo dài khoảng 15 phút này, đã có một lượng nhiên liệu bị rò rỉ lên tới 44,5 tấn.
Công ty Nga báo cáo rò rỉ 45 tấn nhiên liệu ở Bắc Cực. (Ảnh minh họa: The Moscow Times)
Trước đó, Norilsktransgaz ước tính lượng nhiên liệu bị rò rỉ ở mức 20 tấn. Đây là công ty con của Nornickel.
Video đang HOT
Khu định cư Tukhard nằm ở khoảng 70 km từ cảng Dudinka trên sông Enisey. Nornickel cho biết họ đang điều tra nội bộ và đã thông báo về sự cố cho cơ quan phụ trách các vấn đề khẩn cấp. Các công trình bơm nhiên liệu đã bị ngừng hoạt động và tất cả các biện pháp có thể đang được thực hiện để tăng tốc độ thu gom nhiên liệu rò rỉ.
An ninh môi trường Bắc Cực được chú ý từ cuối tháng 5/2020 khi một vụ rò rỉ 21.000 tấn dầu diesel được phát hiện ở nhà máy điện Nornickel, gần thành phố Norilsk ngày 29/5. Tổng thống Nga Putin đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau sự cố.
Khối lượng dầu tràn này lớn hơn rất nhiều so với sự cố tràn 5.000 tấn dầu năm 2007 ở eo biển Kerch, Biển Đen. Vào thời điểm đó, sự cố tràn dầu Kerch bị coi là nghiêm trọng nhất ở Nga, phải huy động quân đội và hàng trăm tình nguyện viên để khắc phục.
Trump muốn Mỹ đóng tàu phá băng hạt nhân giống Nga
Trump yêu cầu Tuần duyên Mỹ nghiên cứu khả năng sở hữu tàu phá băng hạt nhân giống Nga cùng vũ khí phòng thủ trang bị cho chúng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/6 ban hành Bản ghi nhớ về Bảo vệ Lợi ích Quốc gia của Mỹ tại Bắc Cực và Nam Cực, trong đó chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa thông qua Bộ Tư lệnh Tuần duyên, phối hợp với lãnh đạo Lầu Năm Góc nghiên cứu "lợi ích và rủi ro của hạm đội phá băng an ninh vùng cực... được trang bị phù hợp để đáp ứng các mục tiêu".
Lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ đánh giá "khả năng hoạt động mở rộng cùng ước tính chi phí liên quan cho Tàu An ninh Vùng cực (PSC) hạng nặng và trung bình". Bản ghi nhớ cũng yêu cầu lực lượng này đánh giá cả các loại vũ khí phòng thủ đủ mạnh để bảo vệ chúng trước mối đe dọa của đối thủ ở tầm gần và khả năng trang bị động cơ hạt nhân.
Tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Star của tuần duyên Mỹ. Ảnh: USCGC.
Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Thương mại và giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách được hướng dẫn phối hợp với Bộ trưởng An ninh Nội địa thực hiện đánh giá yêu cầu của hạm đội tàu phá băng thuộc lực lượng tuần duyên. Bộ trưởng Năng lượng sẽ tham gia vào nghiên cứu do yêu cầu đánh giá về tàu phá băng hạt nhân, điều chưa từng có tiền lệ. Tuần duyên và hải quân Mỹ chưa từng vận hành bất cứ loại tàu phá băng hạt nhân nào.
Nga là nước duy nhất vận hành tàu phá băng hạt nhân với hai chiếc thuộc lớp Taymyr có lượng giãn nước 21.000 tấn và hai chiếc lớp Arktika với lượng giãn nước 25.000 tấn. Nga dự định biên chế ba tàu phá băng 33.000 tấn thuộc lớp Đề án 22220 năm 2020-2022. Trung Quốc cũng đang phát triển tàu phá băng hạng nặng sử dụng năng lượng hạt nhân.
Tàu sử dụng năng lượng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên như tàu thông thường, giúp chúng hoạt động trong thời gian dài trên biển và có khả năng sản xuất nước ngọt tại chỗ. Các tàu phá băng hạt nhân có thể tuần tra liên tục tại Bắc Cực, điều giúp Mỹ duy trì khả năng hiện diện trong các khu vực trên.
Phác thảo tàu phá băng hạt nhân tương lai của Mỹ. Đồ họa: VT Halter Marine.
Bắc Cực đã trở thành khu vực cạnh tranh địa chính trị lớn trong thời gian gần đây khi băng tan dần vì biến đổi khí hậu, cho phép thiết lập các tuyến thương mại mới và khai thác tài nguyên. Tuần duyên Mỹ hiện chỉ còn một tàu phá băng hạng nặng duy nhất là USCGC Polar Star và tàu phá băng hạng trung hiện đại hơn USCGC Healy đã vận hành hơn 20 năm.
Kế hoạch hiện tại của tuần duyên Mỹ là biên chế ba tàu phá băng hạng nặng mới vào năm 2026. Tàu Polar Star có thể được nâng cấp kéo dài tuổi thọ để hoạt động ít nhất đến năm 2025.
Bản ghi nhớ của Trump cho biết cần có "đội tàu phá băng an ninh vùng cực sẵn sàng và đủ khả năng, được thử nghiệm vận hành và triển khai đầu đủ vào năm tài khóa 2029", khi tuần duyên Mỹ dự kiến loại biên tàu Polar Star và Healy.
Tàu phá băng có thể giúp Trung Quốc phát triển tàu sân bay hạt nhân Nga trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho tàu phá băng Nga đưa tên lửa hành trình lên tàu phá băng
Sự cố tràn dầu ở Bắc Cực: Dầu đã loang đến hồ Pyasino Thống đốc vùng Krasnoyarsk ở Siberia, ông Alexander Uss ngày 9/6 cho biết dầu diesel trong sự cố tràn dầu ở khu vực Bắc Cực của Nga đã loang đến hồ Pyasino, một hồ nguyên thủy vốn được coi như một lòng chảo cho con sông Pyasina chảy vào Bắc Băng Dương. Một vệt dầu diesel lớn trên sông Ambarnaya sau sự cố...