Công ty nào có lợi nhuận từ smartphone ngang ngửa Apple?
Apple, Samsung và Huawei là các nhà sản xuất smartphone lớn nhất hiện nay, nhưng bài toán lợi nhuận luôn được các hãng quan tâm. Nhắc đến lợi nhuận, liệu ai có thể sánh ngang với Apple?
Những tên tuổi hàng đầu trong thị trường smartphone hiện tại. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo PhoneArena, trong báo cáo lợi nhuận quý 3 vừa qua, Samsung cho biết đã thu về 13 tỉ USD, trong khi Apple thu về 11 tỉ USD. Trong khi đó, tuy chỉ đạt nửa lợi nhuận so với Apple nhưng khi nói đến tỷ suất lợi nhuận từ smartphone, dường như Huawei lại ngang bằng với Apple, trong khi vị trí của Samsung thấp hơn.
Cách đây vài năm, CEO Huawei đã mạnh mẽ tuyên bố rằng công ty Trung Quốc này đang từng bước tiến tới sự hưng thịnh và theo đuổi Apple trong bài toán thị phần. Như là kết quả của quá trình này, smartphone hàng đầu của Huawei đã nâng cấp cả về tính năng lẫn giá thành với mức trên 600 USD. Điều này mang đến cho công ty tỷ suất lợi nhuận khá cao, lên đến 42% – tương đương với Apple. Mặt khác, Samsung lại hào phóng hơn trong việc cắt giảm tỷ suất lợi nhuận bằng cách giảm giá phân phối cho các nhà bán lẻ.
Video đang HOT
Huawei đang học theo mô hình kinh doanh của Apple nên có tỷ suất lợi nhuận khá cao. ẢNH: PHONEARENA
Trước đó, một nhà phân phối điện thoại lớn ở Ấn Độ đã phàn nàn rằng, Apple đã cắt giảm lợi nhuận trên iPhone X từ 6,5% xuống 4,5% cho các nhà bán lẻ lớn. Và nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ (thường phổ biến), lợi nhuận giảm xuống trong khoảng 1,5-2%. Apple cung cấp rất ít lợi nhuận cho chúng tôi. Với mức lợi nhuận thấp, các nhà bán lẻ chẳng khác nào làm việc không công cho Apple.
Ý kiến trên là hoàn toàn có lý do khi mà các thương hiệu lớn của Trung Quốc như Oppo, và Samsung đều được biết đến khi chia sẻ lợi nhuận cho các đối tác phân phối ở mức 12-15%, gấp 2 hoặc 3 so với những gì Apple chi cho nhà phân phối.
Ở động thái khác, mặc dù số lượng điện thoại có giá trên 600 USD mà Huawei bán ra thua xa so với Apple và Samsung nhưng 3,6 triệu máy bán ra trong nửa đầu năm 2017 vẫn nhiều hơn so với Sony, LG và những công ty khác.
Mate 10 Pro của Huawei đang nhận được các đánh giá cao từ giới chuyên môn. ẢNH: AFP
Ngoài việc xây dựng sản phẩm dựa trên cách làm của Apple như sử dụng chip Kirin do chính công ty sản xuất, kỷ luật cao về bán hàng và quản lý, Huawei đang chứng tỏ mình là một nhà sản xuất điện thoại đáng phải theo dõi. Từ một kẻ yếu thế, công ty đã tung ra thị trường một Mate 10 Pro thực sự nổi bật so với gần như toàn bộ sản phẩm cao cấp còn lại.
Bản thân Huawei cũng không giấu tham vọng khi cho rằng Mỹ là một thị trường đầy hấp dẫn cho hãng. Khi công ty có một sản phẩm thật sự tốt, lúc đó thị trường Mỹ sẽ đón nhận thương hiệu một cách nồng nhiệt.
Với những gì đang diễn ra, thị trường smartphone chắc chắn sẽ rất đáng xem giữa những “ông lớn” như Apple, Samsung và Huawei, nơi mọi thứ có thể thay đổi trong khoảng 12-18 tháng nữa.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Skype biến mất khỏi cửa hàng ứng dụng tại Trung Quốc
Chính quyền nước này tin rằng ứng dụng gọi điện thoại trực tuyến của Microsoft đã vi phạm nghiêm trọng các luật địa phương.
Theo Engadget, Apple, Huawei, Xiaomi và các công ty khác đã gỡ bỏ phần mềm gọi điện thoại của Microsoft khỏi các cửa hàng ứng dụng của mình trong vài tuần gần đây. Nguyên nhân liên quan tới chiến dịch ngăn chặn các ứng dụng VoIP (Truyền giọng nói qua giao thức Internet) không tuân thủ quy định về an ninh kỹ thuật số. Dịch vụ này vẫn hoạt động nếu người dùng đã cài đặt ứng dụng, nhưng sẽ không thể tải xuống bản sao mới hoặc thanh toán trực tiếp cho các tính năng thông qua cửa hàng.
Microsoft nói với New York Times rằng Skype chỉ "tạm thời bị loại bỏ" khỏi App Store của iOS và họ đang cố gắng để đưa trở lại ứng dụng "càng sớm càng tốt" mặc dù không nói rõ công ty có thể làm gì để khôi phục lại quyền truy cập này.
Trung Quốc gần đây đã thực hiện một loạt các hành động kiểm duyệt, chặn WhatsApp và các dịch vụ nhắn tin khác vì cách mã hóa thông tin của chúng ngăn cản việc quản lý của chính quyền cũng như cho phép người dùng không cần dùng tên thật để đăng ký. Trước đó các phần mềm mạng riêng ảo (VPN) cũng cùng chung số phận. Tuy nhiên, không giống như những trường hợp trên được thực hiện trong thời gian diễn ra đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc, lệnh cấm của Skype dường như thuộc một hành động triển khai chính sách chung chứ không phải là phản ứng cụ thể cho một sự kiện nào.
Mặc dù lý do chính xác cho động thái này không rõ ràng, nhiều khả năng các quan chức Trung Quốc không hài lòng với việc Skype là một dịch vụ nước ngoài và nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Nếu Microsoft quyết tâm đưa Skype trở lại, rất có thể công ty Mỹ sẽ phải đối mặt với viễn cảnh cho phép chính quyền nước này giám sát người dùng của mình một cách chặt chẽ hơn.
Mai Anh
Theo VNE
Smartphone Android sẽ có Face ID Nhiều nhà sản xuất smartphone Android đã lên kế hoạch tích hợp tính năng nhận dạng khuôn mặt 3D lên sản phẩm, bắt đầu từ 2018. Tính năng tương tự như Face ID sẽ sớm xuất hiện trên smartphone Android. Theo Digitimes, một số nhà sản xuất smartphone Android đã bắt đầu lên kế hoạch tích hợp cảm biến nhận dạng khuôn mặt...