Công ty năng lượng Ấn Độ chuẩn bị khoan thăm dò dầu khí ở VN
Công ty năng lượng Essar (Ấn Độ) sẽ xúc tiến hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại các lô dầu của công ty này ở Việt Nam trong năm nay.
Essar sẽ bắt đầu khoan thăm dò tại lô dầu của công ty này ở VN từ tháng 9 năm nay – Ảnh minh họa: Reuters
Dù các công ty năng lượng trên thế giới đang cắt giảm đầu tư do giá dầu thô giảm mạnh kể từ giữa năm 2014, Công ty năng lượng Essar (Ấn Độ) lại có kế hoạch xúc tiến các hoạt động khoan thăm dò dầu khí.
Tờ The Economic Times (Ấn Độ) ngày 14.4 cho hay hãng này sẽ bắt đầu khoan thăm dò tại các lô dầu của công ty này ở Mumbai High và ở Việt Nam.
Video đang HOT
Hoạt động này sẽ bắt đầu trong tháng 9 và 10 năm nay với kỳ vọng tìm thấy một trữ lượng dầu giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất của công ty.
Ông Manish Maheshwari, Giám đốc điều hành mảng khai thác và sản xuất của Essar, nói: “Khi thời tiết thuận lợi, chúng tôi sẽ khoan thăm dò ở vài giàn khoan ngoài khơi Mumbai và Việt Nam khoảng cuối năm nay. Dựa theo các kết quả khoan thăm dò ban đầu, chúng tôi sẽ quyết định về số lượng giếng khoan”.
The Economic Times cho hay hiện tại Công ty Essar mới chỉ sản xuất một lượng nhỏ dầu thô lấy từ lô dầu mỏ và khí đốt Mehsana. Việc xúc tiến khoan thăm dò dầu khí này sẽ giúp công ty tận dụng khả năng của nhà máy lọc dầu Vadinar, vốn có công suất 20 triệu tấn mỗi năm.
Essar sỡ hữu 100% cổ phần tại Lô-114 ở Việt Nam vào năm 2007 với một hợp đồng chia sẻ sản lượng với Việt Nam. Hiện nay, công ty này giữ 50% cổ phần lô này sau khi bán số cổ phần còn lại cho hãng ENI International B.V.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Cựu lãnh đạo dầu khí Trung Quốc thừa nhận tham nhũng
Cựu lãnh đạo doanh nghiệp dầu khí lớn nhất Trung Quốc hôm nay thú nhận trước tòa rằng ông ta đã tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Tưởng Khiết Mẫn tại phiên tòa ở Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 13/4. Ảnh: WSJ
"Tài sản gia đình tôi có lớn hơn nhiều mức thu nhập hợp pháp của tôi có thể chu cấp", AP dẫn lời Tưởng Khiết Mẫn nói, theo một thông báo trên mạng của Toà án nhân dân cấp trung Hán Giang ở tỉnh Hồ Bắc. "Tôi thừa nhận tội lỗi của mình và bày tỏ sự ăn năn của tôi", Tưởng nói. Phiên điều trần kết thúc chiều hôm nay và ngày tuyên án chưa được công bố.
Tưởng từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), trước khi được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) năm 2013. Ông ta bị cách chức tháng 9/2013, sau khi bị điều tra.
Tưởng bị buộc tội ăn hối lộ, sở hữu nhiều tài sản có nguồn gốc không xác định và lạm dụng vị trí tại doanh nghiệp nhà nước. Tòa án cho biết các công tố viên đã đưa ra bằng chứng bao gồm lời khai nhân chứng, lời thú tội và các vật chứng bị tịch thu, nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể.
Tưởng thừa nhận đã gây ra "thiệt hại không thể phủ nhận" cho đất nước và làm tổn thương niềm tin của công chúng vào đảng. "Tôi phá hoại việc quản lý và phát triển các mỏ dầu và khí đốt nhà nước", Tưởng nói và xin được khoan hồng.
CNPC đã trở thành mục tiêu của chiến dịch truy quét tham nhũng quy mô lớn do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Ngành năng lượng từng là bàn đạp quyền lực cho Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc bị bắt tháng 12 năm ngoái vì tham nhũng và tiết lộ bí mật nhà nước. Tưởng được cho là có liên quan đến Chu Vĩnh Khang, nhưng các công tố viên không đưa ra thông tin về việc này.
Phương Vũ
Theo VNE
Nga đang ôm tham vọng làm chủ trung tâm trục Á - Âu Mục tiêu về một đế chế năng lượng mà Vladimir Putin đặt ra trong những năm 2000 giờ đây có vẻ như đã trở nên lỗi thời, cơ hội của Nga giờ đây còn lớn hơn rất nhiều khi mà xứ sở bạch dương đang dần được định hình là chiếc cầu nối hai khu vực kinh tế hùng mạnh Á Âu. Nước...