Công ty Mỹ cáo buộc Huawei lợi dụng một giáo sư làm việc tại đây để đánh cắp bí mật công nghệ
Huawei vẫn đang bị cấm cửa tại thị trường Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang tiếp tục leo thang.
Theo báo cáo của South China Morning Post, một startup tại Mỹ đã cáo buộc Huawei lợi dụng một giáo sư Đại học Trung Quốc đang làm việc trong dự án nghiên cứu, để truy cập trái phép vào công nghệ của startup này.
Startup CNEX có trụ sở chính tại California đang nghiên cứu và phát triển công nghệ giúp tăng cường hiệu năng của những ổ cứng thể rắn bên trong trung tâm dữ liệu. Startup này đã từng có tranh cấp bằng sáng chế công nghệ với Huawei vào năm 2017.
Trong đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas, CNEX cáo buộc giáo sư Bo Mao có hành vi đánh cắp bí mất công nghệ, khi ông này đã yêu cầu để lấy một trong những bảng mạch thuộc dự án mà CNEX đang nghiên cứu.
Lúc đó, giáo sư Bo Mao đã phải ký một cam kết không tiết lộ công nghệ trên bảng mạch này. Tuy nhiên sau đó, CNEX phát hiện ra các chi tiết kỹ thuật trên bảng mạch của họ đã nằm trong tay Huawei. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đã sử dụng những thông tin này để cung cấp cho đội ngũ phát triển ổ cứng thể rắn của mình.
Trước đó vào năm 2017, CNEX và Huawei cũng đã xảy ra tranh chấp xung quanh các bằng sáng chế công nghệ. Một trong những nhà đồng sáng lập của CNEX, ông Ronnie Huang đã từng làm việc cho một công ty con của Huawei tại Texas.
Sau khi thành lập CNEX vào năm 2013, đến năm 2017 thì Huawei đã khởi kiện startup này và ông Huang. Huawei cáo buộc ông Huang đã đánh cắp các bằng sáng chế công nghệ của Huawei để phát triển công ty riêng của mình.
Tuần trước, tòa án tại Mỹ đã bác bỏ cáo buộc của Huawei đối với quyền sở hữu các bằng sáng chế công nghệ của CNEX. Và đây chính là đòn đáp trả của startup này đối với gã khổng lồ Trung Quốc.
Video đang HOT
Huawei vẫn đang bị cấm cửa tại thị trường Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang tiếp tục leo thang. Vụ việc tranh chấp này sẽ càng khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Tham khảo: scmp
Nhân viên TQ lại đánh cắp bí mật lớn của Apple
Đây là lần thứ hai nhân viên Apple người Trung Quốc bị bắt vì cố đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái của Apple. Người này có thể chịu án phạt 10 năm tù và bị phạt 250.000 USD.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa cáo buộc một nhân viên Apple người Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp các bí mật thương mại của công ty này. Theo bản cáo trạng chưa được tiết lộ ngày 30/1, nhân viên này đang lưu trữ hơn 2.000 tài liệu liên quan đến dự án xe tự lái của Apple.
Đây là lần thứ hai FBI truy tố một nhân viên Apple về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan đến dự án xe tự lái.
Bản cáo trạng trên được đưa ra đúng lúc đỉnh điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nước đang bị cuốn vào cuộc chiến thương mại, nhiều cơ quan của Mỹ cáo buộc Trung Quốc có nhiều kế hoạch ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty công nghệ Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.
Đây là lần thứ hai nhân viên Apple người Trung Quốc bị bắt vì cố đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái của Apple.
Jizhong Chen, nhà phát triển phần cứng có quốc tịch Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ lúc được nhận vào làm ở Apple vào mùa hè năm 2018.
Chen là một trong 5.000 nhân viên của Apple tham gia vào dự án xe tự lái của công ty. Dự án này được biết đến với tên gọi Project Titan, đã hoạt động bí mật trong nhiều năm qua.
Trong lúc cố chụp ảnh nơi Apple triển khai dự án, Chen đã bị đồng nghiệp phát hiện. Nhóm bảo mật toàn cầu của Apple nói với FBI, Chen từng sao lưu dữ liệu từ máy tính làm việc của mình vào ổ cứng và máy tính cá nhân.
"Đội ngũ của Apple cũng tìm thấy Chen có hơn 2.000 tập tin chứa tài liệu bảo mật của Apple, bao gồm hướng dẫn sử dụng, bản tóm tắt và các biểu đồ", trích nội dung bản cáo trạng.
Ngoài ra, FBI cho biết họ tìm thấy hàng trăm bức ảnh chụp màn hình máy tính chứa các thông tin nhạy cảm của Apple. Trong số đó có nhiều hình ảnh cho thấy chúng được chụp từ máy tính của Chen.
Theo bản cáo trạng, những bức ảnh này được chụp vào khoảng tháng 12/2018. Ngoài ra còn có một số ảnh được chụp từ tháng 6/2018, thời điểm Apple thuê Chen.
Trong lúc dự định bay về Trung Quốc, Chen đã bị chính phủ Mỹ bắt. Chen nói với Apple rằng ông dự định thăm người cha đang bệnh của mình ở quê nhà.
Hiện Chen có khả năng phải đối mặt với án tù 10 năm và mức phạt 250.000 USD.
Jizhong Chen, nhà phát triển phần cứng có quốc tịch Trung Quốc lưu trữ hơn 2.000 tài liệu liên quan đến dự án bí mật của Apple.
"Apple bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình rất nghiêm túc. Chúng tôi đang làm việc với cơ quan chức năng về vấn đề này và đang chuyển tất cả các câu hỏi đến FBI", Tom Neumayr, người phát ngôn của Apple khẳng định.
Trước đó, FBI từng buộc tội Xiaolang Zhang, một công dân Trung Quốc cũng làm việc trong dự án xe tự lái của Apple. Zhang bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại trong thời gian 3 năm làm việc tại Apple. Vào tháng 5/2018, Zhang cũng nói với các giám sát viên của mình rằng ông muốn trở về Trung Quốc để chăm sóc mẹ bệnh nặng.
Trước lúc trở về Trung Quốc, Zhang đã xin nghỉ việc tại Apple để làm việc cho EV Xiaopeng Motors, một startup của Trung Quốc. Đội an ninh của Apple đã yêu cầu Zhang mở máy tính và di động để kiểm tra. Họ phát hiện Zhang đã AirDrop (chuyển) 40 GB dữ liệu nhạy cảm về dự án vào máy tính của vợ. Apple cho rằng có 60% dữ liệu thuộc diện bảo mật cao.
Mỹ từ lâu đã nghi ngờ và cáo buộc chính phủ Trung Quốc khuyến khích hành vi trộm cắp bí mật thương mại nhằm xây dựng các ngành công nghiệp cho riêng mình.
Những cáo buộc liên quan đến hành vi trộm cắp bí mật thương mại của Trung Quốc ngày càng tăng cao. Tháng 10/2018, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã buộc tội 10 công dân Trung Quốc khi cố tấn công vào các công ty hàng không vũ trụ của nước này.
Một tháng sau đó, DOJ tiếp tục cáo buộc một công ty công hữu của Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của Micron Technologies của Mỹ. Tháng 12/2018, DOJ buộc tội thêm hai công dân Trung Quốc tấn công 45 công ty và cơ quan chính phủ của Mỹ trong 12 năm ròng rã.
Gần đây nhất, Canada đã bắt giữ bà, Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei theo yêu cầu của Mỹ. Lý do chính của vụ bắt giữ là việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Tuy nhiên, trong tuần qua, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc bà Mạnh và Huawei đang cố lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại của T-Mobile.
Theo The Verge
Đại chiến công nghệ Mỹ - Trung: Điệp vụ đánh cắp công nghệ ly kỳ Bản cáo buộc tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tìm cách bắt chước một robot thử nghiệm điện thoại của công ty Mỹ chẳng khác nào một phim gián điệp Bộ Tư pháp Mỹ hồi cuối tháng 1-2019 đã bóc niêm phong 2 cáo trạng đối với tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc - Huawei, trong đó...