Công ty mẹ – Vinalines chỉ được xếp loại B đối với kết quả hoạt động năm 2018
Việc xuất hiện khoản nợ phải trả quá hạn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là lý do khiến kết quả hoạt động năm 2018 của Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ( Vinalines) bị xếp loại B.
Công ty mẹ Vinalines phải hoàn thành 3 chỉ tiêu kinh doanh chính trong năm 2019 là đạt sản lượng vận tải biển 4.670.000 tấn; doanh thu 1.549 tỷ đồng; lợi nhuận 0 đồng.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 404/QĐ – UBQLV về việc xếp loại doanh nghiệp năm 2018 đối với Công ty mẹ – Vinalines.
Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xếp loại doanh nghiệp năm 2018 đối với Công ty mẹ – Vinalines đạt loại B. Được biết, Vinalines có 3/4 tiêu chí được xếp loại A gồm: tổng doanh thu đạt 2050 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 76,4 tỷ đồng trong khi kế hoạch là – 807,7 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 0,61%; không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm cơ chế, chính sách.
Tiêu chí mà Công ty mẹ – Vinalines bị xếp loại C là việc đơn vị này đang có khoản nợ phải trả quá hạn đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam; khả năng thanh toán nợ đến hạn bằng 1,32 lần.
Video đang HOT
Vào tháng 5/2019, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 137/QĐ – UBQLV, phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2019 của Vinalines trên cơ sở đề nghị của chính nhóm người đại diện phần vốn đang nắm hơn 99% vốn điều lệ tại tổng công ty này.
Theo Quyết định 137, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà Vinalines được yêu cầu hoàn thành trong năm 2019 là phải hoàn thiện bộ máy, tổ chức và quản trị doanh nghiệp dưới mô hình công ty cổ phần; hợp nhất các doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới.
Cụ thể, Vinalines sẽ phải hoàn tất việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sau khi đã tiến hành IPO vào tháng 9/2018. Hiện Vinalines tạm xác định sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu vào quý III/2019, sau khi chốt danh sách cổ đông tham dự vào ngày 24/5/2019. Tại Đại hội này, Vinalines cũng sẽ phải hoàn thiện bộ máy với việc bổ nhiệm chính thức nhân sự Tổng giám đốc sau khi đã kéo dài việc “giữ” ông Nguyễn Cảnh Tĩnh ở chức vụ quyền Tổng giám đốc ròng rã gần 5 năm.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước tại Vinalines phải hoàn thành liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty mẹ. Theo đó, công ty mẹ Vinalines phải hoàn thành 3 chỉ tiêu kinh doanh chính trong năm 2019 là đạt sản lượng vận tải biển 4.670.000 tấn; doanh thu 1.549 tỷ đồng; lợi nhuận 0 đồng. Đây là mức thấp nhất trong số các tổng công ty giao thông hiện do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý.
Vinalines cũng được yêu cầu thực hiện kế hoạch đầu tư tối đa không quá 254 tỷ đồng (không bao gồm số tiền Tổng công ty phải hoàn trả để thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn đã chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ).
Anh Minh
Theo Baodautu.vn
Vinalines báo lỗ ròng gần 500 tỷ đồng trong quý 2
Tính đến cuối quý 2/2019, Vinalines ghi nhận 2.056 tỷ tiền và tương đương tiền, Công ty còn đầu tư nắm giữ ngắn hạn 3.450 tỷ đồng. Ngược lại, tổng dư nợ vay ghi nhận lên đến 8.101 tỷ, trong đó vay ngân hàng (ngắn và dài hạn) hơn 5.361 tỷ đồng.
Vinalines vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu giảm hơn 9% về 5.562 tỷ đồng, giá vốn tương ứng giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp tăng nhẹ, đạt mức 768 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong kỳ phát sinh chi phí thanh lý tài sản cố định, ghi nhận làm chi phí khác tăng đột biến lên gần 456 tỷ đồng.
Kết quả, Công ty báo lỗ ròng gần 496 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ lỗ 116,5 tỷ.
Vinalines cho biết mức lỗ tăng là do cổ tức được chia giảm đồng thời chi phí khác tăng do thực hiện thanh lý tài sản (bán tàu) và tiếp tục xử lý các tài sản hoạt động không hiệu quả.
Được biết, nửa đầu năm Vinalines đã tiếp quản trở lại Cảng Quy Nhơn với hơn 30,3 triệu cổ phần (tương ứng 75,01% vốn điều lệ) từ CTCP Đầu tư và Khoáng Sản Hợp Thành với tổng giá trị 404 tỷ đồng. Đây cũng là mức giá Vinalines chuyển nhượng Cảng Quy Nhơn cho Đầu tư và Khoáng Sản Hợp Thành cách đây 5 năm vào giai đoạn 2013-2015.
Hiện Vinalines góp vốn vào 20 công ty, song song với danh sách lên đến 27 công ty liên kết.
Tính đến cuối quý 2/2019, Vinalines ghi nhận 2.056 tỷ tiền và tương đương tiền, Công ty còn đầu tư nắm giữ ngắn hạn 3.450 tỷ đồng. Ngược lại, tổng dư nợ vay ghi nhận lên đến 8.101 tỷ, trong đó vay ngân hàng (ngắn và dài hạn) hơn 5.361 tỷ đồng.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Lấy lại Cảng Quy Nhơn, 'đại gia' Vinalines báo lỗ 456 tỉ Vinalines đã hoàn trả cho Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành số tiền đã nhận khi chuyển nhượng 75,01% vốn cảng Quy Nhơn là hơn 415 tỉ đồng. Vinalines vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II-2019 với doanh thu giảm hơn 9% về 5.562 tỉ đồng. Ngược lại, lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 768...