Công ty mẹ của Google có một kế hoạch nhằm triệt tiêu muỗi toàn cầu, đó là thả ra thêm nhiều muỗi hơn
Google thả thêm muỗi để trị muỗi, ấy là kế lấy độc trị độc.
Các nhà nghiên cứu tại Thung lũng Silicon đang tìm cách “bắn hạ” loài muỗi – những con vật nhỏ bé hút máu gây phiền toái tột độ cho loài người, các thử nghiệm hiện đang được thực hiện tại Hạt Fresno thuộc bang California. Dự án trừ khử muỗi do Alphabet Inc. – công ty mẹ của Google hậu thuẫn, với một mục đích cao cả duy nhất: triệt tiêu mọi mầm bệnh lây qua đường muỗi trên toàn thế giới.
Hình mô tả do Maria Chimishkyan thiết kế cho Bloomberg.
Chiếc xe tải trắng tìm đường vượt qua quãng đường ngoại ô, vừa đi vừa thả ra đường những con muỗi Aedes aegypti thông qua cái cửa sổ đặt bên sườn xe. Những con muỗi bé xíu, sải cánh dài “tận” vài milimet gần như vô hình trong ánh sáng ban ngày.
“ Cậu có nghe thấy tiếng bồm bộp đều đặn đó không?“, nhà nghiên cứu Kathleen Parkes, người phát ngôn của đơn vị Verily Life Science trực thuộc Alphabet, quay sang hỏi phóng viên Bloomberg. Cô đang đi ngay sau chiếc xe tải phun muỗi ra đường, cửa kính xe thì hạ xuống. “ Tiếng duh-duh-duh ấy? Đó chính là tiếng từng cụm muỗi được thả ra“.
Jacob Crawford, một trong những nhà nghiên cứu gạo cội của Verily đang đi cùng cô Parkes, mô tả chi tiết cách thức kiểm soát muỗi bằng muỗi và những tiềm năng tương lai. Những con muỗi nhỏ được nuôi dưỡng trong môi trường công nghệ cao của hệ thống tự động có tại Verily, đặt trong một cơ sở nghiên cứu nằm xa về phía Nam San Francisco. Chúng đều nhiễm Wolbachia – vi khuẩn bỏng ngô, một loại vi khuẩn rất sẵn có.
Khi 80.000 con muỗi đực nhiễm Wolbachia được thả ra, chúng sẽ làm đúng những gì bản năng mách bảo: đi tìm con cái để sinh sản. Thế nhưng, không có được trí thông minh của loài vật đã tiến hóa, chúng không biết rằng trứng muỗi sẽ không bao giờ nở được.
Không tròn được 80.000 con muỗi thả ra môi trường rồi, giáo sư Crawford vừa buồn rầu thông báo có một con muỗi vừa va vào kính chắn gió, chết tức tưởi.
Video đang HOT
Alphabet coi trọng sứ mệnh bài trừ bệnh lây qua đường muỗi, thế nhưng đây cũng chỉ là một trong vô vàn khía cạnh họ đang thực hiện nhằm đưa ngành chăm sóc sức khỏe và y tế lên một tầm cao mới. Thông qua Verily và một số cơ quan nghiên cứu nữa, Alphabet tìm cách nâng cao ngành chăm sóc sức khỏe bằng kính áp tròng thông minh, trí tuệ nhân tạo để lưu trữ dữ liệu và chẩn đoán, bên cạnh đó dốc tài nguyên và nhân lực nhằm nghiên cứu quá trình lão hóa của tế bào.
Verily canh gác cẩn mật những nghiên cứu của mình. Hiển nhiên là họ có lý do hợp lý của mình, và nếu dự án kiểm soát muỗi có thể mở rộng quy mô ra thêm nhiều lần, họ sẽ có trong tay khả năng thay đổi cục diện bệnh tật trên Trái Đất. Chính phủ, các tổ chức kinh doanh hay thậm chí là chúng ta cũng sẵn sàng bỏ hầu bao ra để mua lại cách thức kiểm soát muỗi của Verily.
Muỗi là một trong những loài vật nguy hiểm nhất thế giới, những phát cắn của chúng không gây đau đớn, chỉ ngứa đôi chút thôi nhưng những gì con muỗi đưa vào cơ thể ta mới đáng ngại. Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt virus Chikungunya hay cả đại dịch Zika đều truyền qua muỗi. Hàng nghìn người chết mỗi năm, hàng triệu người lây bệnh truyền nhiễm bởi những con vật nhỏ bé nhưng chết người.
Ít ra kế hoạch Alphabet vẽ nên sẽ diễn ra như thế, với California sẽ là điểm thử nghiệm đầu tiên. Mùa muỗi bắt đầu (giữa tháng Tư và tháng Mười một), cái xe tải dán nhãn “Debug Fresno” sẽ đi qua các khu phố mỗi buổi sáng, phun muỗi ra đường. Với mỗi điểm đến, thuật toán tự động tính toán số lượng muỗi cần thả ra một cách chính xác. Con số đúng tới từng cá thể muỗi một: ở cửa thả muỗi, hệ thống laser đếm từng con bay ra.
Không rõ điều gì sẽ xảy ra nếu như loài muỗi mang bệnh biến mất khỏi Trái Đất. Vị trí của muỗi trong chuỗi thức ăn tự nhiên chưa được nghiên cứu đến tận cùng mọi ngõ ngách, ta cũng không rõ chúng có đóng vai trò gì tối quan trọng trong thế giới tự nhiên không, nhưng cũng đã có một vài nghiên cứu làm yên lòng nhân loại: loài người vẫn sẽ sống tốt nếu như muỗi biến mất.
Đến và đi trong im lặng, các nhà nghiên cứu còn chẳng biết tại sao loài muỗi Aedes aegypti lại xuất hiện tại Hạt Fresno. Chúng vốn sống tại vùng khí hậu nóng ẩm, chẳng ai biết từ đâu chúng xuất hiện hồi năm 2013 và nhân giống với tốc độ chóng mặt.
“ Ngay sau khi phát hiện ra sự hiện diện của muỗi, chúng tôi tiến hành mọi cách để quản chế và tiêu diệt chúng“, Jodi Holeman, giám đốc khoa học của Ban Quản lý Hạn chế Muỗi của Hạt Fresno nói. “ Chúng tôi thất bại trên mọi khía cạnh“.
Hạt vốn yên bình, không mấy ai lo lắng về muỗi nhưng nhanh chóng biến thành chiến địa giữa người và loài có cánh nhỏ bé, người ta nhanh chóng sợ hãi những ban công vốn dùng để hóng gió, những quán café vốn để gặp bạn bè. Không giống các loài muỗi khác, Aedes aegypti sinh sôi ngay tại nơi con người cư ngụ. Chúng có thể đẻ trứng ở bất cứ chỗ nào có nước đọng, dù đọng ít hay nhiều, con trưởng thành trốn ở gầm giường góc tủ, đốt bất cứ cái gì chứa máu trong phạm vi chúng có thể với tới.
Vận động người dân đổ hết nước đọng trong nhà thất bại, chính quyền Hạt Fresno bắt tay với nhà khoa học Stephen Dobson và công ty MosquitoMate của Dobson, tìm cách hạn chế loài muỗi quái đản.
Chính phòng thí nghiệm của Stephen Dobson tìm ra cách lây nhiễm vi khuẩn Wolbachia lên muỗi, làm cho trứng muỗi không thể nở được thành bọ gậy. Sau khi lây nhiễm thành công Wolbachia cho hai loài muỗi địa phương là Aedes aegypti và Aedes albopictus, Fresno trở thành khu vực thử nghiệm đầu tiên.
Mục đích cuối cùng của họ là xóa xổ những con vật chết tiệt khỏi chuỗi thức ăn bản địa.
Verily nhanh chóng nhận thấy tiềm năng dự án, hậu thuẫn quá trình nghiên cứu để tăng quy mô nghiên cứu thêm nhiều lần nữa. Họ mang tới những công nghệ nuôi muỗi tiên tiến, những thiết bị thả muỗi được kiểm soát chặt chẽ hơn để điều tiết loài muỗi địa phương.
Ban đầu, Verily lo lắng phản ứng của người dân: làm gì có ai thích thả thêm muỗi ra đường đâu? Họ phải tìm cách giảng giải cho mọi người hiểu một cách trực quan nhất. Verily dựng lên một lồng muỗi đực lớn, với một lỗ cho phép người ta thò vừa một cánh tay vào. Khi biết rằng muỗi đực Verily sẽ thả ra môi trường không đốt người, dân cư Fresno mới an tâm trước dự án đầy tiềm năng.
“ Tôi rất vui trước sự hiện diện của các anh“, Clifford Lopes, cư dân Fresno hồ hởi. “ Tôi có thể lớn tiếng khoe khoang việc tôi có thể vắt chân trước cửa nhà hóng gió mà chẳng bị muỗi đốt“.
Tại trụ sở của Verily, trong các nhà máy lớn, quy trình sản xuất muỗi gần như được tự động hóa. Khi muỗi đẻ trứng, robot sẽ nuôi dưỡng con non từ khi lọt vỏ trứng cho tới lúc trưởng thành. Từng khoang chứa có đủ dinh dưỡng và không khí, muỗi được nuôi dạy trong môi trường ấm áp tuyệt vời.
Bằng công nghệ, muỗi được phân loại thành hai loại đực và cái, được gắn cả yếu tố theo dõi kĩ thuật số lên người để các nhà khoa học lần dấu GPS được chúng một khi muỗi được thả ra môi trường.
Verily vẫn chưa chắc chắn họ có thể tăng quy mô dự án sang những vùng khác không. Họ cũng chẳng rõ ràng về việc chi phí toàn quá trình nuôi dường và thả muỗi ra môi trường là bao nhiêu, nhưng rõ ràng, với những gì ta đang thấy, nó không hề rẻ.
Ta đang tìm cách triệt tiêu cả một giống loài bằng công nghệ và bằng sự xảo quyệt của con người. Quả là hiếm khi sự xảo trá đem lại một tương lai tốt đẹp.
Theo Genk
Google đã đầu tư 7.4 tỷ USD dành cho lưu lượng truy cập trong Quý 4
Công ty mẹ của Google là Alphabet đã công bố kết quả kinh doanh trong Quý 4/2018. Và thông tin mà Phonearena muốn nhấn mạnh đó chính là mảng kinh doanh của gã khổng lồ Google.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018, doanh thu từ hoạt động quảng cáo của Google đạt 32.6 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này không mấy ấn tượng, bởi đà tăng tưởng này hoàn toàn giống với Quý 4 năm 2017 và khiến một số nhà phân tích không khỏi lo lắng.
Nguồn tin còn biết, Google cũng đã chi nhiều tiền hơn để phân phối lượng truy cập. Chi phí này cũng bao gồm dùng vào mục đích để đặt Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị iOS và hãng đã trả 7.45 tỷ USD để phân phối lưu lượng truy cập trong quý 4/2018.
Con số này chiếm tới 24% doanh thu quảng cáo trong Qúy 4 của Google. Thống kê cho thấy, chi phí quảng cáo này tăng 13% tính từ Quý 3 năm 2018 và 15% tính từ Quý 4 năm 2017.
Về mảng kinh doanh phần cứng thiết bị (như smartphone dòng Pixel, Loa thông minh Google Home...) thì doanh thu tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017 lên 6.49 tỷ USD.
Nhìn chung, doanh thu của Google trong Qúy 4/2018 đạt được là 39.1 tỷ đô la, tăng 22% so với 32.2 tỷ USD cùng kỳ năm 2017. Và thu nhập hoạt động kinh doanh của gã khổng lồ tìm kiếm đã tăng 13% so với năm 2017 từ 8.6 tỷ USD lên 9.7 tỷ USD.
Biên tập bởi Tech Funny
Loạt công ty 'anh em' của Google bạn chưa từng nghe tên Những công ty con thuộc Alphabet, công ty mẹ của Google hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, từ xe tự lái đến nghiên cứu y tế. Tháng 10/2015, Google tái cơ cấu bằng cách lập ra công ty mẹ Alphabet do nhà sáng lập Larry Page làm CEO Alphabet gồm hai bộ phận chính: Google và các dự án khác (Other Bets)....