Công ty mẹ của Go-Viet mua lại startup thanh toán 120 triệu USD
Đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử ở Indonesia, Go-Jek đã mua lại Moka, startup thanh toán di động có trụ sở tại Jakarta.
Theo nguồn tin của Bloomberg, Go-Jek vừa mua lại Moka theo bản hợp đồng 120 triệu USD. Go-Jek cho biết đây là một phần trong kế hoạch đưa hãng trở thành doanh nghiệp thanh toán điện tử lớn nhất Indonesia.
Moka giúp chủ nhà hàng, quán cà phê và điểm bán lẻ quản lý hoạt động thanh toán. Ứng dụng này có thể được cài đặt trên máy tính bảng hoặc điện thoại di động, chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng hoặc thanh toán di động như Alipay.
Ngoài ra, Moka cung cấp thống kê về doanh số và tồn kho, quản lý chương trình thành viên thân thiết và nhân viên cửa hàng. Đến nay, Moka chưa đưa ra phản hồi chính thức, còn đại diện Go-Jek từ chối bình luận về thương vụ này.
Moka vừa được Go-Jek mua lại với giá ít nhất là 120 triệu USD. Ảnh: Digital News Asia.
Video đang HOT
Được định giá 10 tỷ USD, Go-Jek là startup có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Indonesia và là đối thủ đáng gờm của Grab (Singapore). Hồi tháng 10, đồng sáng lập và CEO Go-Jek Nadiem Makarim đã từ chức để trở thành Bộ trưởng Giáo dục Indonesia. Từ đó, Andre Soelistyo và Kevin Aluwi cùng nhau đảm nhận vị trí CEO hãng gọi xe này.
Bloomberg cho biết, Go-Jek và Moka đã bắt đầu thương lượng từ đầu năm nay nhưng chỉ mới đạt thỏa thuận gần đây.
Vài năm trở lại đây, Go-Jek có xu hướng mua lại các doanh nghiệp nhằm mở rộng kinh doanh. Aldi Haryopratomo đã trở thành CEO GoPay, dịch vụ thanh toán điện tử của Gojek, sau khi công ty này mua lại Mapan, một nền tảng tiết kiệm do ông đồng sáng lập.
Đến nay, GoPay được sử dụng bởi hơn 420.000 doanh nghiệp tại 370 thành phố ở Indonesia. 90% trong số này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Zing
Thanh toán không dùng tiền mặt: Thay đổi thói quen của người tiêu dùng
Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều thuận lợi song do thiếu niềm tin nên loại hình thanh toán này vẫn chưa được người dân quan tâm.
Thay đổi thói quen này bằng cách nào? Các chuyên gia đã mổ xẻ và đưa ra những giải pháp tại buổi tọa đàm 'Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc', do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 16/10.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được áp dụng trong một số lĩnh vực.
90% giao dịch thương mại điện tử bằng tiền mặt
Thanh toán điện tử, hướng tới xã hội không dùng tiền mặt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến.
Có thể thấy, thời gian qua, với nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thanh toán điện tử, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được áp dụng nhiều trong cuộc sống như: Thu thuế điện tử, nộp viện phí, học phí, tiền điện, các tiền cước dịch vụ... Tuy nhiên, việc thanh toán không dùng tiền mặt ở các kênh tiêu dùng, sàn thương mại điện tử, bán lẻ, dịch vụ khác vẫn ở mức hạn chế. Người dân chủ yếu vẫn sử dụng tiền mặt ở các loại hình này. Theo ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), thực tế này chính là một trong những rào cản đối với mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.
Đánh giá về tốc độ phát triển của thanh toán điện tử ở Việt Nam thời gian qua, ông Phạm Trung Kiên - Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ số Viettel nhận định, Việt Nam có tốc độ thanh toán điện tử số một thế giới. Sở dĩ nói như vậy là bởi, chúng ta đi từ một nền tảng gần như không có gì và đã tăng rất nhanh. Chỉ tính trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 30% về số lượng và tăng 18% về giá trị. Đáng chú ý, số lượng giao dịch qua internet tăng trên 60%.
Tuy nhiên, ông Kiên cho hay, những giao dịch bằng phương thức thanh toán điện tử chủ yếu mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước... Trong khi đó, lĩnh vực quan trọng là thương mại điện tử, mua sắm giao dịch giữa người mua với người bán thì vẫn sử dụng tiền mặt. Con số thống kê cho thấy, hơn 90% thanh toán thương mại điện tử vẫn là giao dịch bằng tiền mặt.
Thay đổi cách nào?
So sánh với các nước trong khu vực, ông Phùng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho hay, các nước trong khu vực đã bỏ cách Việt Nam một quãng đường khá xa trong sử dụng thanh toán điện tử. "Mặc dù chúng ta có lợi thế dân số trẻ và đã được Chính phủ đưa ra các khung chính sách nhằm khuyến khích phát triển loại hình thanh toán này, nhưng từ chính sách cho đến thực tiễn, làm sao triển khai một cách thuận lợi thì vẫn còn nhiều việc phải làm" - ông Tuấn nêu quan điểm. Theo ông Tuấn, chúng ta cần phải cụ thể hóa các chính sách bằng những cơ chế sát sao hơn và tạo thuận lợi hơn cho phát triển loại hình này, để có thể bắt kịp xu hướng trong khu vực cũng như thế giới.
Đặc biệt, tại buổi tọa đàm, các ý kiến đều nhấn mạnh đến việc, cần đẩy mạnh triển khai thanh toán bằng tài khoản viễn thông. Theo các chuyên gia, tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30-40%. Do đó, bằng cách này chúng ta có thể triển khai ngay thanh toán điện tử trên phạm vi cả nước, đến tận vùng sâu vùng xa... Và từ đó, có thể thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn quốc.
Tuy nhiên, ông Kiên cũng nhấn mạnh đến việc, để người tiêu dùng quan tâm và chú trọng sử dụng loại hình thanh toán này, điều quan trọng là cơ sở hạ tầng công nghệ cần phải hoàn thiện, tạo thuận lợi cho người dân khi thanh toán. "Cứ thử hình dung, người dân đi siêu thị, họ trả tiền mặt chỉ trong vài giây nhưng để thanh toán điện tử họ phải mất thời gian tải app, gõ mật khẩu... có khi đến hàng chục phút thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn chi trả bằng tiền mặt. Do đó, điều kiện cần thiết đầu tiên là phải phát triển được cơ sở hạ tầng công nghệ, tạo thuận lợi cho các giao dịch vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo nhanh chóng và thuận tiện" - ông Kiên nêu quan điểm.
Theo đại đoàn kết
Cần đảm bảo an toàn và tiện lợi trong thanh toán điện tử Thanh toán điện tử ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, sự tiện lợi và an toàn. Các đại biểu tham dự tọa đàm: Thúc đẩy thanh...