Công ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiề.n về quê
Sếp tuyên bố năm nay công ty không thưởng Tết, tôi lập tức báo cho 2 đứa con từ giờ phải nhịn đồ ăn vặt như gà rán, trà sữa…
để bố mẹ dành đủ tiề.n về quê ăn Tết.
Vợ chồng tôi rất chiều con cái, luôn muốn trẻ con nhà khác có cái gì thì con mình cũng phải có cái đó, miễn không vung tay quá trán hoặc lạm dụng gây hại sức khỏe. Vì thế, trong hoạch định tài chính gia đình luôn có khoản ăn vặt cho hai đứ.a tr.ẻ. Mỗi tuần tôi cho các con ăn các món yêu thích như trà sữa, gà rán KFC, pizza, bít tết… một lần.
Khoản chi này thường tốn khoảng 2 – 2,5 triệu đồng mỗi tháng, con số không đáng kể so với tổng thu nhập khoảng 32 – 37 triệu đồng của hai vợ chồng. Tuy nhiên, đó là điều kiện trước đây, còn từ nửa năm nay thì tình hình đã khác. Lương của tôi bị giảm 20%; còn thu nhập của chồng giảm gần một nửa do công ty ngày càng ít việc, thậm chí sang năm mới anh còn có nguy cơ mất việc.
Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng không để con cái bị ảnh hưởng. Hai vợ chồng cố gắng bóp mồm bóp miệng, chi tiêu vén khéo để vẫn cho con ra ngoài ăn uống, giải trí dịp cuối tuần.
(Ảnh minh họa: ShutterStock)
Vấn đề tiề.n đâu để ăn Tết đã khiến chúng tôi đau đầu từ một tháng nay, vì năm nào cả nhà cũng về quê với ông bà nội ngoại, cần chuẩn bị số tiề.n lớn để mua quà biếu, đồ Tết về đóng góp cũng như mừng tuổ.i gia đình, họ hàng. Hai vợ chồng tính toán, năm nay kinh tế khó khăn, tiề.n thưởng Tết chắc chắn không được như năm ngoái nên tiề.n biếu bố mẹ sẽ giảm; đối tượng tặng quà và mừng tuổ.i cũng thu hẹp, quà cáp cũng mua loại rẻ hơn…, phải cố gắng thu vén mới đủ.
Tưởng thế là ổn, không ngờ mới đây sếp tôi thông báo năm nay sẽ không có thưởng Tết vì hiệu quả kinh doanh thấp, và cần dự trữ tài chính để đối phó với những khó khăn của năm tới. Tôi lặng người, điều này phá sập hết kế hoạch chi tiêu của gia đình tôi Tết này. Công ty chồng tôi chưa có thông báo gì, nhưng anh ấy hỏi dò những nguồn đáng tin cậy, họ đều bảo: “Lương đã giảm đến mức ấy rồi mà còn mơ có thưởng Tết”.
Video đang HOT
Tiề.n đâu về quê ăn Tết? Hai vợ chồng méo mặt, và cũng chẳng có cách nào khác hơn là tiết kiệm hơn nữa, khoản nào cắt được là phải cắt triệt để. Kế hoạch dự vài đám cưới thay đổi, dẫu bị coi là hèn cũng đành kiếm cớ ở nhà, gửi phong bì để giảm tiề.n. Với những buổi hẹn tất niên với một số nhóm bạn trước đó, dù là ở quán bình dân, tôi định bụng sát ngày hẹn sẽ thông báo bận đột xuất để “né”.
Ý định mua cho chồng con đồ mặc Tết, tôi cũng “quên” luôn; dù sao bây giờ chẳng ai thiếu áo mặc. Bữa cơm gia đình thì khỏi nói, tôi chỉ cần đảm bảo đủ lượng đủ chất và vệ sinh, yếu tố ngon đành gác lại, cứ bổ, rẻ là mua.
Đau đầu và cũng xót ruột nhất là việc phải cắt chế độ ăn vặt của các con. Khoản tiề.n hơn 2 triệu một tháng đối với tình cảnh bây giờ của chúng tôi là đáng kể, nên không thể duy trì. Lúc đầu tôi định sẽ kiếm cớ lờ đi, lẩn tránh khi các con đòi hỏi, nhưng rồi sau khi nghĩ đi nghĩ lại, tôi cho rằng tốt nhất là chia sẻ thật với bọn trẻ để nhận được sự hợp tác. Đây cũng là cách tôi thể hiện sự tôn trọng đối với con mình.
Tôi nói với con về tầm quan trọng của việc về quê ăn Tết, về ý nghĩa của sự đoàn tụ gia đình trong năm mới, về những lễ nghĩa, cách thể hiện quan tâm đến ông bà, gia đình, họ hàng… và khía cạnh thực tế là phải có tiề.n để thực hiện điều đó. Tôi cũng chia sẻ với con rằng không chỉ gia đình mình gặp khó khăn, rồi tất cả sẽ tốt lên nhưng trong thời gian đó mình phải cố gắng tiết kiệm…
Tôi định nói dài nữa nhưng con gái lớn học lớp 7 kết luận luôn: “Con biết rồi, bọn con phải nhịn trà sữa, gà rán, pizza, nếu không chúng ta sẽ không có tiề.n về quê ăn Tết. Con sẽ không đòi nữa, nhưng sau này mẹ bù gấp đôi nhé”. Thằng em thấy chị nói thế cũng tỏ ra hiểu chuyện, nhưng đề nghị sau này được bù gấp 3. Tôi bật cười đồng ý hết, cảm động vô cùng vì các con biết thấu hiểu và chia sẻ khó khăn với bố mẹ.
Cuối tuần vừa rồi khi gọi điện, tôi có nói với bố mẹ chồng là Tết Dương lịch không về vì chỉ nghỉ một ngày, nhưng Tết Nguyên đán sẽ về sớm hơn mọi năm. Mẹ chồng dặn về thì về, nhưng đừng có tha lôi quà cáp gì cho tốn tiề.n, ở quê bây giờ cái gì chả có, Tết cũng có ăn mấy đâu… Mẹ chồng nói đủ thứ, nhưng tôi hiểu bà biết chúng tôi khó khăn nên không muốn con cái tốn kém.
Tôi cứ vâng dạ, tự nhủ sẽ vẫn cố gắng chu toàn trong điều kiện cho phép. Tuy có phải chi tiêu dè xẻn nhưng cả nhà đều thấu hiểu và yêu thương, Tết này vậy là cũng ấm rồi.
Nghe lỏm được chúng tôi có hơn 100 triệu tiề.n thưởng Tết, bố mẹ chồng yêu cầu chu cấp toàn bộ số tiề.n đó cho em gái học lên thạc sĩ
Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa.
Tôi lấy chồng hơn chục năm, nhưng vì thấy ông bà có tuổ.i rồi nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi cũng cho con cái sang ở với ông bà vài tuần, có khi cả tháng. Tất nhiên, mỗi lần nhà tôi sang thì đều biết ý biết tứ, biếu ông bà thêm tiề.n hoặc mua thực phẩm để ông bà không phải nuôi ăn con cháu.
Đầu tháng này vợ chồng tôi có đưa con về nhà ông bà ở mấy tuần, ban đầu thì không sao nhưng khoảng mấy hôm gần đây, cứ đến bữa cơm là ông bà nói liên tục về chuyện ông bà già rồi mà em gái chồng thì vẫn còn phải đi học, nó học giỏi mà chẳng lo được cho nó. Rồi lại kể chuyện ngày xưa, nói chồng tôi sướng vì lúc ra đời bố mẹ còn trẻ khỏe nên lo được cho từ A đến Z.
Mỗi lần như vậy chồng tôi rất khó chịu vì anh ấy có được lo lót cho cái gì đâu, đỗ đại học thì tự đi làm thêm mà kiế.m tiề.n trang trải, may mà ngành chồng tôi chọn là ngành được Nhà nước hỗ trợ học phí chứ nếu không thì chắc cũng phải bỏ học giữa chừng rồi. Ra trường tự vác xác đi xin việc chứ ông bà có thèm quan tâm đâu, đến khi đi làm có thu nhập thì thứ ông bà hỏi là lương bao nhiêu chứ chẳng bao giờ có chuyện hỏi đi làm có vất vả không con.
Sau đó tôi mới hiểu rằng, nguồn cơn của câu chuyện kể khổ bên bàn ăn bắt đầu từ một tin vui nho nhỏ của tôi và chồng. Thường thì lương thưởng Tết của 2 vợ chồng tôi cộng lại cũng không đến nỗi nào nhưng năm này thì may mắn, chúng tôi có thể sẽ nhận được một khoản thưởng Tết khá lớn từ công ty, có thể lên đến hơn 100 triệu. Đó là thành quả của cả một năm cật lực lao động, của những đêm thức trắng và nỗ lực không ngừng nghỉ. Chúng tôi cũng bàn với nhau chắc là trích thêm tiề.n tiết kiệm rồi ra sau Tết sửa sang lại ngôi nhà vì 2 đứa nhà tôi cũng lớn rồi, chúng nó bắt đầu không thích ở chung phòng với nhau nữa. Ngoài ra có lẽ sẽ trích 1 khoản nhỏ cho 2 đứ.a tr.ẻ con đi du lịch cùng bố mẹ.
Thế nhưng, không biết là có phải do lúc đi ngủ vợ chồng tôi bàn về chuyện này và bố mẹ chồng tôi ở sát tường vô tình nghe được hay không mà ông bà biết được chuyện lương thưởng Tết của 2 vợ chồng. Và từ đó, mọi chuyện dần đi theo một hướng khác. Ông bà đã nhắm đến khoản tiề.n Tết này với mục đích cho con gái yêu của ông bà học thạc sĩ.
Sau vài lần nói bóng nói gió mà vợ chồng tôi mít đặc chẳng hiểu gì nên ông bà đã thẳng thắn đặt vấn đề.
- Bố mẹ nghe bảo 2 đứa sắp có khoảng hơn 100 triệu tiề.n thưởng Tết. Thế này nhé, bố mẹ già rồi, lo cho thằng anh ổn rồi giờ hai đứa con phải phụ bố mẹ lo cho em. Ra Tết con bé nó học lên thạc sĩ nên 2 đứa sắp xếp cho em khoản thưởng Tết năm nay để em nó đóng học phí.
Tôi hiểu, việc đầu tư cho giáo dục là quan trọng nhưng vì sao chúng tôi lại phải có nghĩa vụ nuôi con của người khác ăn học? Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ các em trong khả năng của mình nhưng vì sao chúng tôi phải cho em hết số tiề.n là công sức lao động cả năm trời của gia đình mình. Đấy là còn chưa nói, cho con gái ông bà xong rồi con chúng tôi ăn gì? Uống nước lã, hít khí giời để sống à?
Chồng tôi, một người đàn ông luôn đặt trách nhiệm với gia đình lên hàng đầu, đã quyết định không thể chiều theo yêu cầu của bố mẹ. Anh cho rằng việc đó không hợp lý và chúng tôi cần có kế hoạch rõ ràng cho tương lai, chứ không phải cứ phóng túng vào những việc bên ngoài. Anh sẵn lòng hỗ trợ em gái một phần nhỏ, khoảng 10 triệu, như một lời khích lệ và chia sẻ, nhưng không thể là toàn bộ.
Vừa dứt lời, bố mẹ chồng tôi như biến thành 2 con người khác.
Khi vợ chồng tôi nói thẳng vậy ông bà đứng ngay dậy, đậ.p bàn ầm ầm rồi đuổi thẳng cổ con cháu ra khỏi nhà, trước mặt 2 đứa cháu nhỏ, ông bà chử.i bới, nhiếc móc thậm tệ khiến 2 đứa nhà tôi sợ đến mức mặt mũi tái mét.
Cả lòng tự trọng và tình cảm gia đình đều bị tổn thương sâu sắc. Tôi bắt đầu tự hỏi, liệu tình thân có thật sự là điều bất biến trong cuộc sống, hay chỉ là một thứ tình cảm mong manh, dễ vỡ khi tiề.n bạc đặt vào cán cân? Cơn điên trong tôi bốc lên nhưng vì thương chồng nên tôi cắn răng chịu đựng để anh là người cuối cùng đưa ra quyết định, tôi chấp nhận thuận theo ý chồng kể cả khi trong lòng không cam.
Cuối cùng chồng tôi quyết định rời đi, anh dắt vợ con lên xe rời đi trong im lặng. Dù nhiều năm tháng bị đối xử bất công nhưng anh vẫn cố gắng hàn gắn, duy trì mối quan hệ với bố mẹ mình, điều này tôi hiểu chứ. Vậy mà có vẻ như mọi cố gắng của anh chẳng đổi lại được chút tình cảm nào từ chính những người sinh thành ra anh.
Câu chuyện về tiề.n bạc, thay vì là lời chúc phúc cho năm mới, giờ đây lại trở thành nguồn cơn của những tranh cãi và hiểu lầm. Cảm giác được chờ đợi và áp đặt đã khiến không gian sống của chúng tôi trở nên nặng nề, khó khăn để thở.
Chuyện của chúng tôi không phải là duy nhất, nhưng nỗi đau và sự phức tạp mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Tôi chỉ mong rằng, dù sau này chuyện này đi đến đâu, dù có làm lành được hay không, thì chúng tôi vẫn có thể giữ được lẽ phải và lòng tự trọng.
Điều khiến tôi căm phẫn nhất là ông bà đã đối xử bất công với chồng tôi giờ tiếp tục hành xử không ra gì trước mặt con tôi. Lần này, tôi tuyên bố thẳng với chồng sẽ không bao giờ bước chân về nhà ấy thêm 1 lần nào nữa. Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa.
Áp lực tặng quà có giá trị cho người thân Em vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng... Chị Thanh Tâm thân mến! Nhà em chỉ có 2 anh em. Bố em bệnh nặng mất từ lúc em mới 1 tuổ.i, mẹ em quyết định ở vậy nuôi 2 con lớn khôn. Năm em 12 tuổ.i...