Công ty khởi nghiệp Mỹ hút CO2 từ không trung để chế kim cương
Một công ty khởi nghiệp ở Mỹ đang hút CO2 từ bầu trời và tạo ra kim cương. Những viên ngọc quý giờ đây sẽ giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu.
Một công ty khởi nghiệp đang hút CO2 từ bầu trời và tạo ra kim cương. Ảnh: iStock
Khi nghĩ đến kim cương, có một số hình ảnh xuất hiện trong tâm trí chúng ta; những người giàu có đeo chúng hoặc những người thợ mỏ làm việc khốn khổ để khai thác được những viên “ kim cương máu”. Điều đáng buồn là khai thác kim cương là một ngành công nghiệp gây lo ngại về vấn đề nhân quyền ngay cả với Quy trình Kimberly (Quy trình hợp tác quốc tế giữa nhiều quốc gia, tổ chức và ngành công nghiệp kim cương nhằm chứng nhận kim cương bán ra thị trường có nguồn gốc sạch, không xuất phát từ những vùng có xung đột và vấy máu người châu Phi).
Nhưng giờ đây, Aether Diamonds, một công ty khởi nghiệp được thành lập vào năm 2018, có trụ sở tại New York City (Mỹ) đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên sử dụng carbon trong khí quyển để tạo ra kim cương bền vững.
“Chuẩn” kim cương?
Theo Aether, mỗi carat kim cương bán ra tương đương với 20 tấn CO2 được lấy từ khí quyển, sử dụng kết hợp các phương pháp thu giữ không khí trực tiếp (direct air capture – DAC) và các phương pháp loại bỏ carbon khác liên quan đến cô lập carbon lâu dài. Công suất khai thác CO2 cho một carat kim cương có thể bù đắp lượng khí thải carbon trung bình của người Mỹ trong 1,25 năm.
Video đang HOT
DAC là một quá trình thu giữ carbon dioxide (CO2) trực tiếp từ không khí và tạo ra một dòng CO2 tập trung để sử dụng trong sản xuất nhiên liệu trung tính carbon và gió.
Phương cách sản xuất này có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu bằng cách loại bỏ carbon khỏi không khí và cũng giúp chính ngành công nghiệp nhờ ngăn chặn vi phạm nhân quyền trong khai thác kim cương.
Kim cương nhân tạo từ không khí cũng gián tiếp hạn chế nạn “kim cương máu. Ảnh:
Thu gom không khí trực tiếp đã là một phần trong sứ mệnh của Aether Diamonds ngay từ đầu. Hai nhà sáng lập Shearman và Wojno đã thành lập công ty sau khi tìm hiểu về tính năng thu không khí trực tiếp vào năm 2018. Họ miệt mài nghiên cứu để tìm ra cách chế tạo kim cương bằng carbon lấy từ không khí.
Năm ngoái, Aether Diamonds đã sản xuất hàng trăm carat kim cương và bắt đầu giao những viên kim cương đầu tiên cho khách hàng vào giữa năm 2021. Hiện tại, công ty có kế hoạch sản xuất hàng nghìn carat kim cương trong năm 2022.
Aether Diamonds hiện đã có thể bổ sung trạng thái B Corp đã được chứng nhận vào nhãn quyền của mình.
Để có được Chứng nhận B Corp, một công ty phải thể hiện hiệu quả hoạt động xã hội và môi trường cao, thực hiện cam kết pháp lý bằng cách thay đổi cấu trúc quản trị công ty để đảm bảo trách nhiệm giải trình và thể hiện tính minh bạch. Nhưng không dễ đạt được chứng chỉ này. Trong số hơn 100.000 công ty đã đăng ký xin chứng nhận trong thập kỷ qua, chỉ có khoảng 4.000 công ty đạt được.
Kim cương nhân tạo từ không khí cũng gián tiếp hạn chế nạn “kim cương máu. Ảnh:
Kim cương được tạo ra từ khí CO2 như thế nào?
Aether Diamonds bắt đầu quy trình sản xuất kim cương bằng cách mua carbon dioxide (CO2) từ cơ sở Climeworks, một công ty thu khí trực tiếp hàng đầu có trụ sở tại Thụy Sĩ rồi vận chuyển đến Mỹ. Aether đưa khí CO2 đã mua vào một quy trình độc quyền, chuyển nó thành khí methane (mêtan, CH4) có độ tinh khiết cao. Khí methane sau đó được bơm trực tiếp vào các lò phản ứng kim cương, nơi sử dụng phương pháp lắng động hơi hoá học để tạo ra vật liệu kim cương thô trong vài tuần.
Quá trình lắng đọng hơi hóa học làm nóng khí đến nhiệt độ rất cao trong điều kiện gần chân không, tiêu thụ nhiều năng lượng. Nhưng khi công ty nhằm mục đích giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, quá trình lắng đọng hơi hóa chất và các công đoạn sản xuất khác của Aether chỉ sử dụng năng lượng từ các nguồn không có carbon như năng lượng mặt trời và hạt nhân.
Những viên kim cương thành phẩm được chuyển đến Surat, Ấn Độ, để cắt và đánh bóng, sau đó được gửi trở lại khu kim cương của Thành phố New York để bán ra thị trường.
Đấu giá viên kim cương đen lớn nhất thế giới
Viên kim cương đen nặng 555,55 carat mang tên Huyền bí sẽ được đấu giá ở thủ đô London của Anh vào đầu tháng 2.
Viên kim cương đen nặng 555,55 carat mang tên Huyền bí được trưng bày tại Nhà đấu giá Sothebys ở Dubai, UAE, ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nhà đấu giá Sothebys cho biết phiên đấu giá sẽ khai mạc vào 6h, giờ địa phương, ngày 3/2 và đóng cửa ngày 9/2. Người tham gia có thể trả bằng tiền kỹ thuật số để mua viên kim cương này.
Theo Sothebys, đây là viên kim cương đen nhiều mặt lớn nhất từng được đem ra đấu giá, và là viên kim cương cắt lớn nhất trên thế giới được đưa vào Sách Kỉ lục thế giới Guiness 2006.
Viên kim cương Huyền bí được trưng bày tại Dubai tuần trước và sau đó được trưng bày tại thành phố Beverly Hills của Mỹ vào tuần này trước khi quay trở về London cho phiên đấu giá. Viên kim cương dự kiến sẽ được bán với giá từ 4 đến 7 triệu USD.
Kim cương đen chỉ được tìm thấy tại Brazil và Cộng hòa Trung Phi, và các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng giải thích về nguồn gốc của loại kim cương này.
Theo nhà địa chất học Aaron Celestian, người phụ trách khoáng vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Los Angeles, đa số các viên kim cương đen có lịch sử từ 2,6 - 3,2 tỷ năm trước, khi bề mặt Trái đất vẫn đang vận động và quá trình oxy hóa bầu khí quyển đang diễn ra. Do đó, có thể kim cương đen được hình thành từ những tầng lớp rất sâu dưới lòng đất, sâu hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết về vị trí của kim cương. Thậm chí có giải thuyết rằng kim cương đen hình thành trong vũ trụ và rơi xuống Trái Đất.
Các chuyên gia tin rằng nghiên cứu viên kim cương này sẽ cho thế giới biết nhiều về khoáng vật học sâu trong lòng Trái Đất hoặc sự tiến hóa của hệ Mặt trời.
Ngành chế tác kim cương Israel phát đạt bất chấp dịch COVID-19 Ngành công nghiệp kim cương của Israel đã có một năm phát đạt với tổng giá trị nhập khẩu năm 2021 tăng 91% so với năm 2020, lên 2,94 tỷ USD, trong khi xuất khẩu cũng tăng 54% lên 3,65 tỷ USD. Ngành công nghiệp kim cương của Israel đã có một năm phát đạt. Ảnh: timesofisrael.com Thông báo của Bộ Kinh tế...