Công ty ít tên tuổi của Trung Quốc trở thành ứng dụng môi giới chứng khoán phổ biến thứ hai tại Mỹ sau sự kiện GameStop
Webull, một ứng dụng giao dịch do người Trung Quốc sở hữu, đã trở thành ứng dụng phổ biến thứ hai ở Hoa Kỳ vào thứ Năm tuần trước. Khi mà các công ty môi giới trực tuyến đã áp đặt các hạn chế đối với các nhà đầu tư bán lẻ mua GameStop, AMC Entertainment
Ứng dụng của Webull đã được cài đặt khoảng 100.000 lần trên toàn thế giới vào ngày 28/1 từ App Store và Google Play. Con số này tăng 270% so với tuần trước đó, theo dữ liệu do công ty phân tích thị trường SensorTower cung cấp.
Số lượt tải xuống tăng vọt đã khiến Webull xếp hạng cao ở vị trí thứ 2 vào thứ Năm trong số tất cả các ứng dụng iPhone miễn phí trên App Store và thứ 3 trong số tất cả các ứng dụng miễn phí trên Google Play của Mỹ. Trước đó 1 ngày, Webull đứng vị trí số 60.
Được thành lập bởi cựu nhân viên Tập đoàn Alibaba – Wang Anquan vào năm 2016, Webull đã thu hút được hơn 620 triệu nhân dân tệ (96 triệu USD) đầu tư mạo hiểm từ các bên lớn như gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi, theo công ty phân tích dữ liệu IT Juzi.
Đến thứ Năm, ứng dụng của Webull đã được cài đặt khoảng 9,3 triệu lần trên toàn thế giới kể từ khi phát hành, khiến nó trở thành một đối thủ không hề thua kém đối với Robinhood Markets, một ứng dụng giao dịch chứng khoán hàng đầu dành cho các nhà đầu tư cá nhân ở Hoa Kỳ với hơn 13 triệu người dùng vào năm 2020.
Video đang HOT
Webull được xếp hạng thứ hai trong số tất cả các ứng dụng iPhone miễn phí trên App Store Hoa Kỳ vào thứ Năm, ngày 28 tháng 1. Nguồn: Yifan Yu
Số lượt tải xuống tăng đột biến của Webull vào thứ Năm diễn ra sau khi Robinhood chặn khả năng mua chứng khoán của người dùng với GameStop, AMC, Nokia và các cổ phiếu có độ biến động cao khác. Những cổ phiếu này được đẩy giá bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên diễn đàn WallStreetBets của Reddit, đối đầu các quỹ đầu cơ đặt cược sẽ sụt giảm.
Cổ phiếu GameStop đã tăng tới 2.450% so với mức chốt phiên vào năm 2020 khi các nhà đầu tư nhỏ đổ tiền vào buộc các quỹ đầu cơ mất hàng tỷ USD.
Giá cổ phiếu giảm mạnh trong ngắn hạn khi Robinhood ngăn cản khách hàng mua thêm cổ phiếu của các công ty như GameStop vào thứ Năm.
Quyết định hạn chế người dùng giao dịch một số cổ phiếu của Robinhood đã bị chỉ trích nặng nề, bao gồm cả nữ nghị sĩ Hoa Kỳ, Alexandria Ocasio Cortez (một nhà phê bình nổi tiếng của Phố Wall) cô gọi đó là điều “không thể chấp nhận được”.
Robinhood đã khôi phục lại khả năng mua của người dùng để họ có thể giao dịch một số lượng hạn chế một số cổ phiếu hôm thứ Sáu.
Tuy nhiên, Robinhood không phải là công ty duy nhất hạn chế giao dịch của người dùng đối với chứng khoán có tính biến động cao. Webull cũng tạm dừng giao dịch trên một số cổ phiếu trong vài giờ vào thứ Năm trước khi loại bỏ các hạn chế.
Giám đốc điều hành Webull, Anthony Denier cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Sáu rằng: Đó không phải là quyết định của công ty, mà là do những lo ngại bởi công ty thanh toán bù trừ bên thứ ba của họ, vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.
“Chúng tôi là một phần của cuộc cách mạng đang diễn ra này,” Denier nói trong cuộc phỏng vấn.
Hành động nhanh chóng của Webull nhằm dỡ bỏ các hạn chế mua GameStop và các cổ phiếu khác đã được một số nhà đầu tư bán lẻ khen ngợi. “Webull đã đưa ra lập trường chống lại các nhà môi giới đứng về phía các tổ chức và đã tiếp tục giao dịch GME và AMC”, một bài đăng trên diễn đàn WallStreetBets của Reddit.
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam: Dư nợ cho vay cuối quý III/2020 gần 9.670 tỷ đồng
Theo Báo cáo tài chính quý III/2020 CTCK Mirae Asset Việt Nam, dư nợ cho vay tại thời điểm 30/9/2020 là 9.669,67 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối quý II/2020 và tăng 2.285 tỷ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ.
Ảnh Internet
Trong đó, cho vay giao dịch ký quỹ là 8.849,8 tỷ đồng, tăng 1.849 tỷ đồng so với số đầu năm.
Quý III/2020, Công ty ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) gần 38 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ gần 3,7 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, khoản mục này ghi nhận 107 tỷ đồng, gấp 4,28 lần cùng kỳ.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu hoạt động trong quý III/2020 là khoản lãi từ cho vay và phải thu 219,6 tỷ đồng, tăng gần 20%. Tính 9 tháng, mảng hoạt động này mang lại 614 tỷ đồng, tăng gần 62%. Trong khi đó, doanh thu môi giới chứng khoán tăng ít hơn, với quý III/2020 ghi nhận 55,5 tỷ đồng, tăng 19% và lũy kế 9 tháng đạt 148 tỷ đồng, tăng 46,5%.
Về chi phí, khoản mục chi phí lãi vay, lỗ từ các khoản cho vay và phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn, đạt 75 tỷ đồng, tăng 48%, và chi phí môi giới chứng khoán hơn 80 tỷ đồng, tăng 43%.
Kết quả, quý III/2020, Mirae Asset Việt Nam lãi sau thuế 133,6 tỷ đồng, tăng 28,5%; lũy kế 9 tháng ghi nhận 353 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chứng khoán Bảo Việt báo lãi giảm 5% quý III/2020 Lợi nhuận 9 tháng đầu năm giảm 9,6% xuống 100 tỷ đồng tuy nhiên BVSC vẫn hoàn thành vượt 16,2% mục tiêu cả năm. Ảnh minh họa. CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020 với doanh thu hoạt động đạt 106,5 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Trong đó, các mảng kinh doanh...