Công ty Hải Dương tái chế phế liệu không phép, gây ô nhiễm môi trường
Công ty Hải Dương ngang nhiên tái chế phế liệu trái phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe hàng nghìn công nhân. Doanh nghiệp này còn phớt lờ yêu cầu chấm dứt hoạt động từ phía chính quyền.
Hàng nghìn công nhân bị ‘tra tấn’
Phản ánh tới An ninh Tiền tệ, một số doanh nghiệp có trụ sở tại khu vực giáp ranh các xã Đông Sơn và Kênh Giang ( huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) bức xúc cho biết, những tháng gần đây hàng nghìn công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp này liên tục bị tra tấn bởi tiếng ồn, khói bụi. Nguyên nhân là do hoạt động tái chế phế liệu sắt, thép của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Vận tải Hải Dương (Công ty Hải Dương).
Theo ghi nhận tại khu vực hoạt động của Công ty Hải Dương, có rất nhiều đống sắt, thép phế liệu, thùng phuy đã qua sử dụng. Tất cả số phế liệu này tập kết ngổn ngang ngoài trời sau đó được đưa vào dàn máy nghiền, băm chặt nhưng không hề có nhà xưởng, phông bạt che chắn.
Hệ thống máy móc tái chế phế liệu trái phép gây ô nhiễm môi trường của Công ty Hải Dương
Anh Nguyễn Văn Bình, công nhân Công ty TNHH Hòa Phong (bên cạnh Công ty Hải Dương) nói: “Công ty chúng tôi nằm ngay sát hệ thống máy băm vò sắt vụn của Công ty Hải Dương nên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mỗi khi hệ thống này hoạt động, tiếng ồn cùng khói bụi mù mịt theo chiều gió bay tới các nhà máy, xí nghiệp xung quanh. Đặc biệt, mùi hóa chất còn tra tấn chúng tôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người”.
Cũng như công nhân của Công ty Hòa Phong, rất nhiều công nhân các doanh nghiệp khác cũng phải chịu đựng tiếng ồn, hít phải khói bụi khi hệ thống nghiền phế liệu hoạt động.
Không chịu đựng được sự tra tấn kéo dài từ hoạt động tái chế của Công ty Hải Dương, các doanh nghiệp và công nhân làm việc tại đây đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới chính quyền địa phương. Tuy phía chính quyền đã yêu cầu Công ty Hải Dương dừng hoạt động trên nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì “đâu lại vào đấy”.
Phớt lờ chỉ đạo chính quyền
Video đang HOT
Ông Tạ Tuấn Minh, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) cho rằng: “Từ đầu tháng 5/2020, UBND xã nhận được thông tin phản ánh về thực trạng nêu trên. UBND xã đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, lập biên bản xác nhận Công ty Hải Dương không được cấp phép hoạt động, đồng thời yêu cầu đánh giá tác động môi trường tại khu vực đang hoạt động”.
Theo ông Minh, việc Công ty Hải Dương hoạt động gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực xung quanh là có thật. UBND xã Đông Sơn đã yêu cầu công ty này dừng hoạt động nhưng chỉ được một thời gian họ lại tái diễn.
Phế liệu tái chế của Công ty Hải Dương gây ô nhiễm môi trường
Theo biên bản làm việc của UBND xã Đông Sơn và các cơ quan chức năng huyện Thủy Nguyên, từ năm 2018 Công ty TNHH Vũ Hải có ký hợp đồng cho Công ty Hải Dương thuê 3.000m2 đất. Sau đó, doanh nghiệp này đã tập kết, tiến hành tái chế phế liệu tại khu vực này. Phần đất này hiện đang được UBND xã Đông Sơn cho ông Vũ Hải ở thôn 2, xã Đông Sơn thuê để trồng cây hàng năm.
Tại các cuộc họp với UBND xã Đông Sơn, đại diện Công ty Hải Dương ngang nhiên khẳng định: “Chúng tôi thuê đất của Công ty Vũ Hải để hoạt động nhưng không biết đây là đất công ích. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục sản xuất để đảm bảo doanh thu”.
Trong khi đó đại diện Công ty Vũ Hải khẳng định, có ký hợp đồng cho Công ty Hải Dương thuê mặt bằng kho bãi. Tuy nhiên, Công ty Hải Dương đã tự ý lấn chiếm sử dụng phần đất thuộc Dự án giai đoạn 2 của Công ty Vũ Hải để lắp đặt hệ thống máy tái chế phế liệu trái phép, thuận tiện cho việc xả thải.
Khi UBND xã Đông Sơn yêu cầu dừng hoạt động hệ thống máy móc này vì ô nhiễm môi trường, Công ty Vũ Hải đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, cắt điện phục vụ sản xuất. Tuy vậy, Công ty Hải Dương lại tìm cách lấy điện từ Công ty Nam Bình Phát để tiếp tục hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường.
Để có thông tin khách quan về hoạt động tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường nêu trên, PV đã nhiều lần liên hệ với đại diện khu tái chế phế liệu của Công ty Hải Dương, tuy nhiên các bảo vệ tại đây không cho vào với lý do lãnh đạo công ty đi vắng.
Các loại phế liệu được tập kết thành từng đống trước khi tái chế trái phép
Trước việc Công ty Hải Dương liên tục tái diễn hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường khiến dư luận bức xúc, ngày 16/9, ông Nguyễn Văn Viển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên đã chủ trì cuộc họp xử lý vụ việc.
Tại cuộc họp, ông Viển yêu cầu Công ty Hải Dương ngay lập tức dừng hoạt động tập kết, sơ, tái chế phế liệu sắt thép tại khu đất công ích thuộc thôn 6 xã Đông Sơn. Đồng thời, yêu cầu Công ty Hải Dương di chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, nguyên vật liệu ra khỏi khu đất trước ngày 25/9.
Tuy nhiên, tới ngày 28/9, theo ghi nhận của PV, hệ thống máy móc thiết bị để tái chế sắt thép phế liệu gây ô nhiễm môi trường vẫn nằm ngổn ngang tại khu đất.
Hải Phòng: Nông dân trẻ biến đất trũng thành đất " vàng"
Đó là anh Đinh Khắc Mậm, SN 1983, trú tại xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, một nông dân trẻ tuổi nhưng rất chịu khó tìm tòi, học hỏi, dám nghĩ, dám làm và rất sáng tạo trong sản xuất.
Anh Mậm đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc nuôi cá trắm đen, nuôi gà đẻ trứng, gà ri chạy bộ và cá rô ta.
Vác ba lô vào Nam tìm tòi, học hỏi
Sau nhiều năm bươn trải với nhiều nghề khác nhau anh Mậm nhận thấy sự bấp bênh, không ổn định. Vốn có đam mê làm nông nghiệp nên anh Mậm nghĩ tới việc gom đất ruộng để làm mô hình trồng trọt và chăn nuôi tổng hợp. Nghĩ là làm, năm 2010 được sự đồng ý của chính quyền địa phương trong việc quy vùng chuyển đổi khu vực trồng lúa trũng thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế, gia đình anh Mậm đã mua lại 7.000m2 của các hộ dân liền kề để nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá rô phi, cá trắm đen, trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn.
Theo anh Mậm chia sẻ, nhận thấy dưa lưới và rau an toàn nếu trồng đảm bảo thì lượng tiêu thụ ra thị trường sẽ khá ổn định lại rất được giá nên ngay mới đầu bắt tay triển khai mô hình nhà lưới anh Mậm tiến hành trồng rau an toàn cùng với dưa lưới và nuôi cá rô phi.
Để hiệu quả hơn trong việc trồng dưa lưới, anh Mậm tính đi học hỏi kinh nghiệm nâng cao kiến thức và cải thiện năng suất cây và con nuôi, trồng ở nhà lưới. Rất may mắn có người quen ở Sài Gòn mở lời mời anh vào chỉ dẫn không lấy phí về kỹ thuật trồng dưa lưới sao cho hiệu quả. Được lời như cởi tấm lòng, anh Mậm vác ba lô vào người quen ở Sài Gòn học hỏi kinh nghiệm. Người quen cũng chỉ bảo tận tình kỹ thuật trồng dưa từ cách lựa chọn giống, cách gieo trồng, chăm cây, ...
Ngay sau chuyến học hỏi kinh nghiệm anh Mậm về áp dụng tại nhà lưới của mình và kết quả năng suất được cải thiện rõ rệt. Một năm dưa lưới cho thu hoạch 3 vụ và giá từ 70.000 đồng/kg dưa lưới nhập tại vườn. Khi mới làm anh trồng hàng nghìn cây dưa lưới. Nhưng sau khi mở rộng sản xuất rất bận nên anh Mậm giảm bớt số lượng cây dưa chỉ duy trì ở mức 400 cây/ lần trồng.
Triển khai hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho nông dân địa phương
Do diện tích mua gom khá rộng nếu không tận dụng qui hoạch được triệt để sẽ rất lãng phí. Năm 2018, từ các đợt thăm quan, học hỏi từ những điển hình về sản xuất nông nghiệp ở một số nơi, anh Mậm đã quyết định đầu tư nuôi thêm cá rô ta, cải tạo vườn tạp xây dựng trại gà với quy mô 5.000 con, trong đó giống gà siêu trứng Ai cập là 4.000 con, gà ri chạy bộ 1.000 con.
Anh tận dụng diện tích trước đó trồng rau tuần hoàn để nuôi cá rô ta. Theo anh Mậm cho biết, cá rô ta là loại cá rất dễ nuôi, không đòi hỏi mực nước quá sâu, thời gian sinh trưởng trong vòng 3 tháng, kích thước đạt 10 con/1kg, với giá thị trường hiện nay sau mỗi lứa cá rô ta thu hoạch, trừ chi phí anh sẽ thu về khoảng 50 triệu đồng/lứa. Còn đối với giống gà siêu trứng Ai Cập, là giống gà khỏe, ít bệnh, sau 5 tháng nuôi có thể đẻ trứng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giống gà ri chạy bộ được thị trường ưa chuộng nên việc tiêu thụ không gặp khó khăn.
Mỗi năm, trừ tất cả các chi phí anh Mậm còn thu lãi từ 300 đến 350 triệu đồng và tạo việc làm cho 6 lao động địa phương có mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng.
Bà Lê Thị Tý - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng cho biết, anh Mậm là hội viên trẻ ở địa phương, không chỉ mạnh dạn và thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng anh Mậm còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trong xã học tập và làm theo. Dự định trong thời gian tới, anh Mậm tiếp tục mở rộng mô hình nuôi cá rô ta, mở rộng trại gà và mong muốn địa phương tiếp tục tạo điều kiện để gia đình anh có thêm nguồn vốn mở rộng diện tích sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại chính quê hương mình.
Bị phạt 522 triệu đồng, doanh nghiệp vẫn "tiếp tục" xả thải ra môi trường Bị phạt 522 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4 tháng về hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn ra môi trường nhưng Công ty TNHH Sunfeel Việt Nam vẫn ngang nhiên hoạt động và tiếp tục xả thải. Ngày 21/9, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa có báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Công ty TNHH Sunfeel...