Công ty Grundfos, Đan Mạch trình diễn giải pháp công nghệ bơm tại Hà Nội
Sáng nay, 2/8, tại Hà Nội, nhà cung cấp bơm và các giải pháp công nghệ bơm hàng đầu thế giới, Công ty Grundfos của Đan Mạch, đã khai mạc triển lãm và trình diễn nhiều giải pháp công nghệ bơm cùng sản phẩm máy bơm của hãng tới khách hàng Việt Nam.
Công ty Grundfos trình diễn nhiều giải pháp công nghệ bơm trong Triển lãm đầu tiên tại Hà Nội.
Các dòng máy bơm mà Grundfos trưng bày trong triển lãm tại Việt Nam chủ yếu là các dòng sản phẩm dành cho tòa nhà thương mại cao tầng, nhà máy nước, các dòng máy bơm công nghiệp và dân dụng. Grundfos cũng giới thiệu dòng bơm CR XL thế hệ mới phá vỡ mọi giới hạn lâu nay của dòng bơm đa tầng cánh về mức áp và lưu lượng của máy bơm.
Được thành lập tại Đan Mạch, Grundfos đã thiết lập vị thế là công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp bơm thông minh và người đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nước.
Nhà sản xuất máy bơm Đan Mạch này chính thức có mặt tại Việt Nam năm 2008 bằng việc thành lập Gundfos Việt Nam với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn Grundfos, có trụ sở tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó, Grundfos đã lựa chọn Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại quốc tế Trung Thiên làm nhà phân phối chính thức các sản phẩm bơm Grundfos tại Việt Nam.
Đến nay, Grundfos Việt Nam đã cung cấp nước sạch tới hàng ngàn hộ gia đình tại Bến Tre và Cà Mau thông qua các dự án cộng đồng sử dụng bơm chạy bằng năng lượng mặt trời, và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công khi cung cấp các sản phẩm máy bơm chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng, cũng như các giải pháp bền vững trong lĩnh vực nước cho các tập đoàn, dự án lớn, các hộ gia đình nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng giám đốc Grundfos Việt Nam cho biết: “Danh tiếng của các sản phẩm bơm Grundfos cũng như các giải pháp bơm thông minh của chúng tôi cho nhà thương mại cao tầng, nhà máy nước, bơm công nghiệp và bơm dân dụng đã trở nên rất quen thuộc và có uy tín cao đối với người tiêu dùng Việt Nam nhờ tính năng hoạt động rất ổn định, tiết kiệm năng lượng và rất bền”.
“Thông qua triển lãm này, chúng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn đối với người tiêu dùng Việt Nam và sự ủng hộ của người tiêu dùng đã dành cho Grunfos trong 10 năm hoạt động vừa qua tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sau khi tham quan các sản phẩm tại triển lãm, người tiêu dùng Việt Nam sẽ hiểu thêm một cách có hệ thống các dòng bơm khác nhau của Grundfos cũng như các giải pháp và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới”, ông Thắng nói.
“Với việc giới thiệu dòng bơm CR XL thế hệ mới tại triển lãm, Grundfos tái khẳng định cam kết của hãng là sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để tạo ra các sản phẩm tốt hơn và các giải pháp thông minh hơn cho thị trường và người tiêu dùng”, ông Thắng nhấn mạnh.
Hiện diện tại lễ khai mạc Triển lãm, bà Louise Holmsgaard, Phó đại sứ, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam chia sẻ: “Đan Mạch tự hào là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ và giải pháp xanh và bền vững. Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó, ví dụ như lũ lụt, hạn hán, giá năng lượng tăng cao…. hiện đã trở thành mối quan tâm và lo lắng của tất cả mọi người trên thế giới. Điều này đòi hỏi các chính phủ và đại diện khu vực kinh tế tư nhân, ví dụ như công ty Grundfos, phải hợp tác chặt chẽ với nhau và bày tỏ trách nhiệm với xã hội bằng việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp công nghệ hiện đại và bền vững, góp phần giải quyết các thách thức này”.
Video đang HOT
Grundfos được thành lập năm 1945 bởi Ông Poul Due Jensen. Sau 70 năm phát triển, công ty đã trở thành một tập đoàn toàn cầu, một trong những nhà cung cấp giải pháp bơm nước lớn nhất thế giới. Khoảng 1/7 dân số thế giới đã được hưởng lợi từ các sản phẩm của Grundfos.
Thông qua hơn 80 công ty, Grundfos đã tiếp cận tới 56 quốc gia tại Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, châu Á – Thái Bình Dương và các thị trường mới khác. Hiện nay, công ty có khoảng 19.000 nhân viên. Grundfos tập trung vào việc phát triển các công nghệ tiên tiến và các giải pháp thân thiện với môi trường, từ đó cung cấp cho thị trường các loại máy bơm chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng.
Theo Đầu Tư
Làm nông 4.0 ở Châu Phi, bằng Big Data
Nền nông nghiệp ở vùng hạ Sahara ở Châu Phi, lâu nay vẫn biết đến với năng suất thấp và nặng tính lao động tay chân. Tuy nhiên, giờ đây, nhờ áp dụng Big Data, vùng đất này đã hoàn toàn thay đổi.
Làm nông thời 4.0
Làm thế nào để quản lý các bữa ăn ở trường cho trẻ em, với chi phí thấp hơn?
Làm số nào để đếm số lượng xoài trong nông trại, từ đó tính ra giá thành hợp lý?
Hay cách thông minh - nhưng rẻ tiền, để nông dân có thể giảm được hóa đơn tưới tiêu của họ là gì?
Làm thế nào đếm hết số xoài này bằng phương pháp thủ công?
Nền nông nghiệp ở vùng hạ Sahara ở Châu Phi, lâu nay vẫn biết đến với năng suất thấp và lao động tay chân. Tuy nhiên, giờ đây, nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại, bức tranh này đã thay đổi.
Nông dân và các kỹ sư công nghệ đã thực sự làm thay đổi nền nông nghiệp, bằng cách khai thác các ứng dụng công nghệ và thiết bị thông minh để cải thiện năng suất, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Cuộc cách mạng số
"Đang có một cuộc cách mạng số diễn ra ở Châu Phi", ông Pascal Bonnet, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và phát triển quốc tế của Pháp (CIRAD), nhấn mạnh.
"Trên khắp lục địa này, có những nhà nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó nông nghiệp kỹ thuật số thật sự là cơ hội hấp dẫn cho giới trẻ Châu Phi có trình độ".
Tưởng như ý tưởng kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng, không cần đến vai trò của lái buôn và các nhà bán lẻ, chỉ xuất hiện ở Châu Âu hay Bắc Mỹ, thì nay đã xảy ra ở Châu Phi.
Chị Awa Thiam, một kỹ sư viễn thông 28 tuổi, thành lập một công ty có tên Lifantou, đã giúp kết nối căng tin các trường học với các hợp tác xã nông nghiệp, thông qua công nghệ Big Data.
" Có nhu cầu rất lớn cho vấn đề này", Thiam trình bày trong một hội nghị công nghệ nông nghiệp ở thủ đô Dakar của Senegal vào tháng trước.
" Ngày nay, khoảng 25 - 50% chi phí các bữa ăn cho trẻ ở trường học, là do các bên trung gian hưởng. Nếu chúng ta có thể rút ngắn chuỗi cung ứng, thì trẻ em sẽ có lợi hơn từ việc căng tin phải giảm giá bữa ăn và làm đa dạng hóa thực đơn", chị Thiam nói.
Nền tảng của công ty Thiam là nền tảng "một chặng", đánh giá dữ liệu về sản xuất cây trồng và nhu cầu ở các trường học, từ đó đưa ra nhu cầu phù hợp nhất với hai bên cung - cầu.
Đây là một kiểu thu mua theo từng nhóm, nhằm giảm chi phí cho các bữa ăn ở trường, hướng tới việc tổ chức luôn cả khâu vận chuyển thực phẩm, với một quy trình có thể theo dõi theo thời gian thực trên các thiết bị thông minh.
Làm nông nghiệp với điện thoại di động
Một dự án khác có tên Pix Fruit, thì giúp đỡ những nhà vườn, đếm trái cây (xoài), bằng cách kiểm tra một số cành cây, rồi dùng thuật toán ước tính số lượng xoài thu hoạch được trong toàn bộ khu vườn. Tuy nhiên công nghệ này vẫn đang phát triển, và có sai số lên đến 10 lần. Ví dụ, người mua có thể trả giá 2 tấn xoài, nhưng thực tế lại nhận về 20 tấn từ nhà vườn.
Dù vậy, Pix Fruit hiện vẫn giúp đỡ các chủ nhà vườn rất nhiều. Họ chỉ cần chụp ảnh xoài trên vài cành cây, sau đó công nghệ nhận diện hình ảnh trái cây trên ứng dụng điện thoại, kết hợp với các thuật toán để tính ra tổng sản lượng. Thuật toán này dự trên dữ liệu được thu thập từ drone (thiết bị bay không người lái), và thông tin khí hậu, nguồn đất, các hạn chế hành chính...
Bằng cách này, nông dân sẽ tính toán chính xác hơn giá trị thực của cây trồng, mà họ vất vả đầu tư và lao động. Còn về phía các nhà buôn sỉ, hay các chuyên gia đàm phán giá cũng có thể tính toán tốt hơn về rủi ro bán ra của mình.
Dự án Pix Fruit đang hợp tác với CIRAD và Viện nghiên cứu Nông nghiệp Senegal, sẽ mở rộng sang café, vải thiều và các loại trái cây họ cam - quýt.
Bùng nổ thông tin
Điện thoại thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Châu Phi. Nó đã giúp người dân lục địa từng bị xem là lạc hậu này, cắt giảm chi phí đắt đỏ của điện thoại cố định, và tiến đến thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển ứng dụng, từ gọi xe đến chuyển tiền nhanh. Giờ đây, nó đã lấn sang hỗ trợ nông thôn.
Ứng dụng được dùng nhiều thứ ba trên lục địa này, là Esoko, chuyên thu thập và chia sẻ giá cả cây trồng, cung cấp thông tin thời tiết và các mẹo canh tác, cũng như là một cổng thanh toán điện tử.
Nền tảng Esoko cũng gửi tin nhắn cho các điện thoại đời cũ về cảnh báo thời tiết hay giá cả thị trường
Esoko được triển khai ở Benin, Burkina Faso, Ghana, Kenya, Nigeria, Malawi, Madagascar, Mozambique và Zimbabwe.
Hay máy bơm Widim, do công ty có trụ sở ở Dakar tên là Nano Air phát minh, cho phép người nông dân dùng tin nhắn SMS để điều khiển hệ thống tưới tiêu của mình.
Nhân viên Nano Air giới thiệu hệ thống tưới tiêu thông minh của mình
" Điều này làm tiết kiệm chi phí đáng kể, nhất là các gia đình nghèo", anh Oumar Basse, một kỹ sư 27 tuổi, đồng sáng lập công ty trên cho biết. " Họ không cần phải đi bộ vài km mỗi ngày, hay lãng phí nhiên liệu, hoặc thuê người giám sát các máy bơm. Chỉ cần điện thoại di động, nông dân có thể bật tắt hệ thống tưới tiêu của mình". Chỉ trong 2 năm thành lập, Nano Air đã bán được 250 hệ thống máy bơm thông minh này, và đã nhận thêm nhiều đơn đặt hàng từ Ma Rốc và Zambia. Họ cũng có một công ty thành viên, chuyên xử lý việc giao hàng và các dịch vụ hậu mãi.
Theo sao pháp luật
EU phạt General Electric 52 triệu euro vì thông tin không chính xác Ủy ban châu Âu công bố phạt tập đoàn General Electric của Mỹ 52 triệu euro vì đã cung cấp thông tin không chính xác về việc mua lại LM Wind Power, một nhà sản xuất cánh quạt tuabin điện gió của Đan Mạch. Ủy ban châu Âu hôm 8/4 thông báo phạt tập đoàn công nghiệp General Electric (GE) 52 triệu euro...