Công ty Dược – VTYT Thanh Hóa lãi 2,7 tỷ đồng nhưng không chia cổ tức cho cổ đông?
Các cổ đông công ty Cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa khẳng định lãnh đạo công ty này đang lừa dối, che giấu thông tin trong việc làm ăn thua lỗ.
Trong đơn gửi tới tòa soạn, các cổ đông khẳng định, trước đây công ty CP Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa sản xuất kinh doanh ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn người lao động và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, giữa năm 2017, ông Trần Thanh Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc điều hành công ty thì công ty “tụt dốc” nhanh chóng.
Trong năm 2018, tổng doanh thu chỉ đạt 515 tỷ đồng, bằng 73% kế hoạch; lợi nhuận đạt 2,7 tỷ đồng/ kết hoạch 3 tỷ đồng. Trả nợ lãi vay ngân hàng cũng cao hơn nhiều so với năm 2017 là hơn 15 tỷ đồng.
Đặc biệt, lãnh đạo công ty còn đưa ra kế hoạch, định hướng phát triển công ty với tổng doanh thu thấp hơn 100 tỷ so với năm 2017.
Video đang HOT
“Từ đó tôi nghi ngờ lãnh đạo công ty có dấu hiệu lập hồ sơ giả trong báo cáo tài chính để che mắt việc công ty đang làm ăn thua lỗ. Cụ thể như việc bán khu đất tại Đà Nẵng vào hoạt động kinh doanh năm 2018, không đưa vào hạch toán tiền lương tháng 12/2018 mặc dù đã chi cho người lao động, để giảm trừ khoản thua lỗ?
Cùng với đó, trong năm 2018, công ty đã chi thưởng tết cho người lao động gần 5,1 tỷ đồng nhưng lại tính gối vào hoạt động năm 2019,” cổ đông Đinh Anh Hào dẫn chứng.
Theo các cổ đông thì từ những số liệu mà lãnh đạo công ty cung cấp, theo tính toán sơ bộ trong năm 2018, công ty CP Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa thua lỗ ít nhất hơn 10 tỷ đồng.
Trong năm 2018, mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty thu về hơn 2 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính), nhưng công ty lại không chia cổ tức cho các cổ đông.
Đơn của một cổ đông gửi tới tòa soạn Pháp luật Plus đề nghị làm rõ thông tin các cổ đông phản ánh.
Tại Biên bản Kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2019, nêu rõ, theo Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông nhiệm kỳ 2018 – 2022 và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018, phần lợi nhuận còn lại sau thuế năm 2018 là 2.023.354.226 đồng sẽ không chia cổ tức mà được sử dụng để phân phối các quỹ theo tỷ lệ được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Trong đó, quỹ đầu tư phát triển là hơn 1,4 tỷ đồng và quỹ khen thưởng phúc lợi là 600 triệu đồng.
Trao đổi với PV Pháp luật Plus, ông Trần Văn Công, Chủ tịch HĐQT của công ty (mới được bầu thay thế ông Minh), cho biết: Đã có 93% cổ đông biểu quyết không trả cổ tức cho các cổ đông, số tiền đó cần bổ sung các quỹ khác để hoạt động cho tốt hơn, chăm lo trực tiếp đến đời sống người lao động.
Đồng thời, ông Công khẳng định doanh thu kinh doanh trong năm 2018 có giảm hơn so với năm 2017.
Châu Anh
Theo phapluatplus.vn
Tài chính Điện lực chuẩn bị tăng vốn điều lệ
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance, mã chứng khoán: EVF) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông gửi xin ý kiến bằng văn bản về việc thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu theo hình thức phát hành riêng lẻ cho cổ đông là tổ chức và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Ảnh minh họa: Internet
Trước đó, theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, Công ty dự kiến chi 150 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông (tương đương tỷ lệ trả cổ tức 6%).
Mới đây, EVN Finance đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất với kết quả lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2018 rất ấn tượng, đạt gần 154 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, giá cổ phiếu EVF liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Được giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 7/8/2018 với giá khớp lệnh bình quân là 9.380 đồng/CP, giá cổ phiếu của EVF đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/12 với giá chỉ còn 5.500 đồng/CP, giảm 41%.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
10 doanh nghiệp chốt danh sách trả cổ tức ACL, HCM, TST, HTN, SFG, NLG, VÀ, DVP, SZL và BBC thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền. Ảnh minh họa. * Ngày 5/12/2018, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang (mã ACL-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận...