Công ty Dược Sơn Lâm vẫn “thách thức” khi bị chính quyền thu hồi kho bãi
Bị chính quyền xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) buộc thu hồi kho bãi tại Nhà Văn hóa thôn Văn Điển nhưng ngày 20/11, công ty CP Dược Sơn Lâm vẫn có tình vi phạm khi tiến hành phơi, sấy dược liệu như không có chuyện gì xảy ra…
Công ty Sơn Lam phơi được liệu không đảm bảo, lấn chiếm nhà văn hóa
Trước tình hình này, ban lãnh đạo xã Tứ Hiệp và huyện Thanh Trì cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp Sơn Lâm cố tình chống đối, coi thường cấp quản lý nên đã lập tức tìm hiểu thực tế, kiên quyết yêu cầu đơn vị này dừng mọi hoạt động tại kho bãi để trả lại diện tích nhà văn hóa cho nhân dân.
Chính quyền quyết liệt vào cuộc
Trưa ngày 20/11, nhiều người dân ở thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp phản ánh công nhân làm việc tại Công ty CP Dược Sơn Lâm vẫn đang tiến hành phơi, sấy dược liệu, vị thuốc đông y chiếm hết khuôn viên nhà văn hóa. Quan trọng hơn nữa là quá trình phơi hàng hóa diễn ra thủ công, không đúng theo quy định của ngành dược, gây mất vệ sinh an toàn dược liệu.
Nhận được phản ánh của người dân, đầu giờ chiều ngày 20/11, PV đã có mặt tại Nhà văn hóa thôn Văn Điển, nhận thấy những phản ánh của người dân hoàn toàn đúng sự thật. Hàng tạ dược liệu, vị thuốc đang được công nhân của doanh nghiệp Sơn Lâm tiến hành phơi giữa ngoài trời, bên dưới chỉ rải một tám bạt ni-lông rồi đổ dược liệu chữa bệnh lên trên.
Toàn bộ quá trình phơi diễn ra thủ công, công nhân không mang theo đồ phòng hộ để đảm bảo vệ sinh an toàn. Quá trình phơi sấy hàng hóa khiến cho khuôn viên của Nhà văn hóa thôn Văn Điển trở nên chật hẹp, bụi bẩn.
Chiều ngày 20/11, PV liên hệ với ông Chử Minh Quân – Chánh Văn phòng huyện Thanh Trì để tìm hiểu thông tin thì được biết ông đã nắm được tình hình và chỉ đạo chính quyền xã Tứ Hiệp phối hợp để xử lý vụ việc.
Tiếp tục liên hệ với bà Ngô Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch xã Tứ Hiệp cho phóng viên báo chí biết: “Chúng tôi đã buộc công ty CP Dược Sơn Lâm phải rời kho bãi ở nhà văn hóa thôn Văn Điển. Trong thời gian này, doanh nghiệp Sơn Lâm không được có những hành động lấn chiếm khuôn viên nơi sinh hoạt của người dân. Việc doanh nghiệp Sơn Lâm vẫn cố tình phơi thuốc là đơn vị này đã cố tình vi phạm. Chúng tôi sẽ nhanh chóng xử lý vụ việc để không gây bức xúc cho người dân”.
Ngay khi nhận được phản ánh của PV, bà Hằng đã cử cán bộ đến địa phần Nhà văn hóa thôn Văn Điển để nắm bắt tình hình. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên doanh nghiệp Sơn Lâm bất ngờ thu dọn mọi dược liệu, vị thuốc đang phơi tại khuôn viên nhà văn hóa.
Video đang HOT
Bà Hằng khẳng định: “Giữa tháng 11/2015, đại diện doạnh nghiệp Sơn Lâm có lên trụ sở xã cam kết sẽ di dời kho bãi nhưng chúng tôi không chấp nhận mà buộc công ty này phải di dời trước ngày 25/11. Bởi lẽ, công ty này đang lấn chiếm diện tích của nhân dân, gần đây cũng có nhiều sai phạm về chất lượng, bảo quản sản phẩm của mình. Chúng tôi không thể dung túng cho doanh nghiệp, chứa chấp những thứ gây hại cho người dân”.
Trước đó, bà Hằng cũng từng chia sẻ: “Tôi có vài lần cùng với đoàn kiểm tra liên ngành tới kho bãi của doanh nghiệp Sơn Lâm làm việc nhưng sự thật khi chứng kiến tận mắt thì thật lòng mà nói, lần sau không dám dùng thuốc đông y luôn”. Bởi theo bà Hằng, việc bảo quản thuốc ở đây diễn ra sơ sài, không đảm bảo khiến cho bản thân “cảm thấy sợ”.
Không để doanh nghiệp thách thức, nhờn luật
Việc Công ty CP Dược Sơn Lâm bị buộc rời nhà kho khỏi khuôn viên Nhà văn hóa thôn Văn Điển nhưng vẫn cố tình chậm trễ, có những hành động phơi thuốc, sinh hoạt như không có chuyện gì xảy ra khiến cho nhiều người dân trong khu vực nghi ngờ có tình trạng doanh nghiệp làm bừa, nhờn luật.
Anh N.T.M – 45 tuổi, một người dân sống ở cạnh Nhà văn hóa thôn Văn Điển cho biết, doanh nghiệp dược Sơn Lâm lấy nhà văn hóa làm kho bãi từ 6 – 7 năm nay khiến người dân vô cùng bức xúc khi nhân dân không có chỗ sinh hoạt. Nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khi hàng ngày có hàng trăm lượt xe của doanh nghiệp này ra vào gây bụi bẩn, tiếng ồn.
Còn chị P.T.L – cùng sống trên địa bàn chia sẻ: “Mỗi lần công ty Sơn Lâm phơi, sấy thuốc là tiếng ồn, bụi bẩn khiến người dân trong khu vực đau đầu. Hàng đêm, xe của công ty ra vào kho khiến cho nhiều người bị mất ngủ, rất bức xúc”.
Khi được hỏi về việc thuê nhà văn hóa là kho bãi của công ty Sơn Lâm, tất cả người dân thôn Văn Điển đều không nắm rõ từ bao giờ, có hợp đồng hay không, đơn vị nào trực tiếp đứng ra cho doanh nghiệp này thuê lại. Mặt khác, không có quy định nào cho phép lấy khuôn viên nhà văn hóa của nhân dân ra đem cho doanh nghiệp thuê để tạo nguồn thu. Chính vì thế, dư luận đặt ra có hỏi liệu có phải chính doanh nghiệp Sơn Lâm thách thức, cố tình hoạt động trên địa bàn một cách ngang nhiên từ nhiều năm nay?
Trước thông tin này, bà Ngô Thị Thu Hằng cho biết: “Xã không quản lý, không thu phí khi doanh nghiệp Sơn Lâm thuê nhà văn hóa làm kho bãi mà giao cho chính quyền thôn đảm nhiệm việc này. Quá trình thuê diễn ra được 6- 7 năm nhưng không có hợp đồng. Thu chi từ việc cho thuê kho bãi do chính quyền thôn Văn Điển tự chủ rồi công khai trong các cuộc họp”.
Minh bạch về hoạt động quản lý và quyết tâm làm rõ của lãnh đạo địa phương, bà Hằng cho biết: “Chúng tôi không đứng ra thu phí, doanh nghiệp Sơn Lâm cũng do trực tiếp Sở Y tế Hà Nội quản lý. Đơn vị này đóng trên địa bàn nhưng thực tế cho đến nay tôi vẫn không biết mặt ông Phạm Văn Cách – Giám đốc Công ty CP Dược Sơn Lâm như thế nào thì làm sao có chuyện bảo kê được”.
Bà Hằng một lần nữa khẳng định: “Công ty CP Dược Sơn Lâm tiến hành phơi sản phẩm trong thời gian bị chính quyền xã Tứ Hiệp buộc di dời nhà kho là cố tình vi phạm, chúng tôi không ủng hộ, chứa chấp hành vi đó. Nếu doanh nghiệp này còn tái diễn, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý và đề nghị cấp trên vào cuộc để thể hiện tính nghiêm minh”.
Ngoài ra, bà Hằng chia sẻ thêm về khó khăn trong vấn đề quản lý của địa phương khi Công ty CP Dược Sơn Lâm không thuộc sự quản lý của xã Tứ Hiệp nhưng khi có vấn đề gì thì xã lại là đơn vị bị truy trách nhiệm đầu tiên.
Ngày 18/11, cũng nói về điều này, ông Chử Minh Quân tỏ ra ngỡ ngàng khi chưa nắm được việc Công ty CP Dược Sơn Lâm thuê Nhà văn hóa thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp làm kho bãi. Bởi theo ông Quân, huyện Thanh Trì không quản lý Nhà văn hóa thôn mà giao cho xã Tứ Hiệp. Từ đó, ông Quân khẳng định không có chuyện huyện Thanh Trì bao che cho Công ty CP Dược Sơn Lâm có những sai phạm trong thời gian qua và khẳng định sẽ kiên quyết làm đúng pháp luật.
Theo Báo pháp luật
Theo_Vietq
Chủ đầu tư nói gì về các sai phạm tại tòa nhà Sông Hồng Park View?
Chủ đầu tư nói gì về việc nhiều cư dân tố giác, khiếu nại các sai phạm tại tòa nhà Sông Hồng Park View, ở số 165 phố Thái Hà gây bức xúc trong thời gian qua?
Gần đây, một số người dân cho rằng, từ khi đi vào hoạt động, chủ đầu tư cụm chung cư, văn phòng của dự án tòa nhà Sông Hồng Park View đã bộc lộ nhiều sai phạm.
Cụ thể, vườn hoa theo thiết kế đã bị biến thành bể bơi bốn mùa. Khi xây dựng bể bơi, khoảng không gian được bố trí thêm một giàn sắt kiên cố để che mưa, che nắng. Các cửa sổ bằng kính được phá bỏ, thay vào đó là xây tường gạch cố định.
Ở tầng M, chủ đầu tư đã cho thuê mặt bằng mở câu lạc bộ bia. Lượng khách ra vào câu lạc bộ đông, gây ồn ào và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Một số hộ dân đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Người dân "tố" hàng loạt sai phạm tại tòa nhà Sông Hồng Park View
Qua tìm hiểu, tòa nhà Sông Hồng Park View là dự án cải tạo chung cư cũ I1, I2, I3 của Khu tập thể Thành Công 2, phường Láng Hạ. Chủ đầu tư của dự án là Tổng Công ty CP Sông Hồng và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Sông Hồng.
Dự án là một tổ hợp công trình được thiết kế với 2 khối nhà ở cao 24 tầng 1 tầng lửng 1 tum 3 tầng hầm, ở giữa là khối văn phòng cho thuê cao 14 tầng 1 tầng lửng 1 tum 3 tầng hầm.
Trả lời về những cáo buộc sai phạm nêu trên, ông Đàm Trung - Phó Giám đốc BQLDA Thái Hà - Tổng Công ty CP Sông Hồng, cho biết, công ty có nhận được những phản ánh trên và đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hộ dân. Đồng thời, công ty cũng đưa ra các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án để người dân hiểu được quá trình triển khai xây dựng và vận hành tòa nhà đều thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
"Ví dụ như việc nói tòa nhà chỉ được phép xây dựng 19 tầng trong khi giấy phép và hồ sơ xây dựng được cơ quan chức năng cho phép đều thể hiện số tầng của dự án là 2 khối nhà cao 24 tầng và 1 khối nhà cao 14 tầng. Như vậy làm sao có thể nói công ty chúng tôi xây vượt tầng?
Ngay cả việc nói kinh doanh quán bar trong khu chung cư là sai phạm. Trong khi đây chỉ là một câu lạc bộ bia, mà trong quy định thì chẳng có điều khoản nào cấm việc kinh doanh câu lạc bộ bia trong khu chung cư cả.
Ông Đàm Trung - Phó Giám đốc BQLDA Thái Hà - Tổng Công ty CP Sông Hồng
Hơn nữa, đây là loại hình kinh doanh có điều kiện nên chịu sự thẩm định rất kỹ từ các cơ quan quan chức năng trước khi được cấp phép hoạt động. Sau khi đầy đủ giấy phép, họ mới được phép kinh doanh và sẽ được pháp luật bảo vệ. Công ty chúng tôi ở đây chỉ có vai trò là đơn vị cho thuê mặt bằng nhưng một số hộ dân cứ cố tình nói chúng tôi sai phạm.
Tất cả những điều trên chúng tôi đã giải thích nhưng một vài hộ dân lại không có thiện chí hợp tác, họ không đồng ý với cách giải thích cũng như những căn cứ pháp lý mà chúng tôi đưa ra mà vẫn cố tình gửi đơn đến các cơ quan chức năng.
Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng để cùng giải quyết, khắc phục những sai phạm nếu có", ông Đàm Trung cho hay.
Tuy nhiên, theo các cư dân sinh sống tại đây, việc chủ đầu tư tòa nhà Sông Hồng Park View trả lời như trên chưa được thỏa đáng. Họ cũng đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, làm rõ những khiếu nại của mình về các dấu hiệu sai phạm tại dự án này đã được nêu ở trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!
Hải Sơn
Theo_Vietq
Người bị oan ở miền Tây nhận 346 triệu tiền bồi thường Sau hai ngày VKSND tỉnh Sóc Trăng đóng cửa nhà văn hóa để xin lỗi 3 người bị oan sai, nơi đây đã trả hết tiền bồi thường cho gia đình ông Phạm Văn Lé. 9h ngày 30/10, kế toán VKSND tỉnh Sóc Trăng đã trao cho ông Phạm Văn Lé (ngụ phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu) trên 346 triệu đồng....