Công ty du lịch kiến nghị kiểm soát dòng khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc
Lần đầu tiên khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 1,6 triệu lượt người/tháng, trong đó du khách từ Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm hơn một nửa.
Ảnh minh họa
Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục thống kê, tháng 10-2019 là tháng đầu tiên có lượng khách quốc tế đến nước ta đạt trên 1,6 triệu lượt người, nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng qua đạt 14,5 triệu lượt người. Trong đó, chỉ tính riêng khách từ 2 thị trường là Trung Quốc và Hàn Quốc đã chiếm gần 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Tính chung 10 tháng, khách quốc tế đến nước ta tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiều nhất là khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 11,5 triệu lượt người, chiếm 79,4% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Nếu tính theo các thị trường, khách quốc tế tới từ châu Á hơn 11,5 triệu lượt người và chiếm tới 79,5% tổng số khách quốc tế, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc với hơn 4,5 triệu lượt người; khách Hàn Quốc hơn 3,5 triệu lượt người. Các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan đều tăng khá mạnh…
Đáng lưu ý, các thị trường khách truyền thống như Campuchia, Lào lại giảm đáng kể so với trước đây.
Video đang HOT
Các thị trường khác như khách châu Âu, châu Mỹ tiếp tục tăng nhưng tốc độ không bằng khách đến từ châu Á. Như khách châu Âu trong 10 tháng qua đạt hơn 1,76 triệu lượt, tăng 5,5% so với cùng kỳ; hay khách từ châu Mỹ đạt 807.500 lượt người tăng 7,1% so với cùng kỳ trong đó chủ yếu là khách Mỹ…
Liên quan đến thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc, lãnh đạo một số công ty du lịch kiến nghị cơ quan quản lý cần có giải pháp kiểm soát, quản lý dòng khách này để đem lại hiệu quả, nguồn thu tốt nhất cho ngành du lịch. Bởi thực tế thời gian qua, tình trạng tour 0 đồng với khách Trung Quốc tới Việt Nam đã được cảnh báo, kiểm soát phần nào nhưng khách Hàn Quốc cũng có tình trạng này.
“Cả triệu khách Hàn Quốc tới Việt Nam thời gian qua nhưng họ đi du lịch theo dạng tour nào, có qua công ty du lịch, lữ hành của Việt Nam không? Thống kê đơn giản sẽ thấy hiếm có công ty du lịch lớn nào của Việt Nam phục vụ khoảng 300.000 lượt khách Hàn Quốc/năm, rất nhiều nhà hàng, cửa tiệm, cửa hàng shopping… chỉ phục vụ khách Hàn. Nếu không kiểm soát, ngành du lịch sẽ bị hụt nguồn thu dù lượng khách quốc tế đến vẫn tăng” – tổng giám đốc một hãng lữ hành lớn tại TP HCM nói.
Theo T.Phương/Người lao động
Đà Nẵng: Giảm phụ thuộc khách Trung, Hàn để tránh "khủng hoảng" du lịch
Đà Nẵng đang chủ động, nỗ lực xúc tiến du lịch tại các thị trường Thái Lan, Nhật Bản, các nước Châu Âu như Nga, Áo... để đa dạng hoá khách du lịch quốc tế, từng bước tránh phụ thuộc vào thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc.
Khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm hơn 80%
9 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách đến Đà Nẵng ước đạt trên 7 triệu lượt, tăng 18.4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 2,8 triệu lượt, tăng 20,9%. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm, lượng khách Hàn ước đạt hơn 1 triệu lượt (chiếm 57%), khách Trung Quốc ước đạt gần 500.000 lượt, (6%). Trong khi đó, các thị trường còn lại là khách Thái Lan ước đạt 100.000 lượt (6%), Nhật Bản 72.000 lượt (4%).
Như vậy, mặc dù đứng thứ 3 và thứ 4, nhưng số lượng khách Thái Lan và Nhật Bản cộng lại cũng chỉ 10%. Theo nhiều doanh nghiệp lữ hành, nếu không có sự cân bằng, sau thời gian phát triển nóng, Đà Nẵng có thể gặp phải "khủng hoảng" du lịch như Nha Trang, Khánh Hoà.
Ông Nguyễn Minh Sang - Giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Quốc tế - chia sẻ, từng có thời điểm người làm du lịch tại Nha Trang từ chối các đoàn khách du lịch Trung Quốc. Bởi, họ đang có một lượng khách du lịch lớn từ Nga. Tuy nhiên, khi Nga gặp khủng hoảng kinh tế, khách du lịch Nga sụt giảm nghiêm trọng, nhiều người mới tá hoả chạy đi "gõ cửa" các công ty lữ hành để xin đón khách từ các nơi khác. Có thể nói, hiện nay khách du lịch Trung - Hàn tại Đà Nẵng đang khá ổn định, mang lại nguồn lợi cho thành phố, nhưng các công ty lữ hành không muốn phụ thuộc hay tập trung vào một nguồn khách duy nhất.
Chủ động đa dạng hoá thị trường
Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - nhìn nhận, những năm qua Đà Nẵng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của nguồn khách đến từ khu vực Đông Bắc Á, trong đó lớn nhất là thị trường khách Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ sự hấp dẫn về tài nguyên, về cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch.
"Tuy vậy, việc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn khách (trên 80%) của 2 nguồn khách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể tạo ra sự sụt giảm nhanh chóng nguồn khách khi có các biến động về chính trị, về cơ chế chính sách, về sản phẩm thị trường... dẫn đến ảnh hưởng cho cả cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Và thực tế, cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng kinh doanh du lịch ở Đà Nẵng ý thức rất rõ việc này và chúng tôi đã, đang triển khai nhiều giải pháp để cân bằng và mở rộng nguồn khách" - ông Dũng cho biết.
Cụ thể, ngành Du lịch Đà Nẵng xác định mục tiêu vừa giữ sự ổn định của 2 nguồn khách lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc, vừa triển khai hoạt động xúc tiến và tạo sản phẩm phù hợp vào các nguồn khách tiềm năng khác.
Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, mặc dù chiếm tỉ lệ còn hạn chế nhưng thị trường khách quốc tế đã từng bước đa dạng hóa với sự tăng trưởng khả quan, đặc biệt là thị trường khách Thái Lan tăng trưởng mạnh với tỉ lệ tăng 42,9% so với năm 2018. Việc phát triển các đường bay trực tiếp từ Đà Nẵng đi Thái Lan với tần suất 60 chuyến/ tuần đang mang lại hiệu quả tích cực. Các thị trường khách Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Canada có tỉ lệ tăng trưởng trên 50% so với cùng năm 2018, một số thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ, Australia vẫn duy trì tăng trưởng ổn định lần lượt ở các mức 32,98%, 25% và 23,5%.
Sở Du lịch Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch khai thác thị trường khách nội địa giai đoạn 2019 - 2020, Kế hoạch mở rộng thị trường khách quốc tế giai đoạn 2019 - 2021, đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng khai thác thị trường khách Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Tây Âu và Nga.
Đà Nẵng và Đắc Lắk hợp tác phát triển du lịch
Sở Du lịch Đà Nẵng và Sở VHTT tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức tọa đàm liên kết phát triển du lịch và ký kết hợp tác giai đoạn 2019 - 2025. Hai địa phương sẽ tập trung phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, nông nghiệp... đa dạng hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng các dịch vụ. Đà Nẵng và Đắk Lắk sẽ vận động, khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch, điểm đến du lịch có cơ chế chính sách ưu đãi về giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, phục vụ cho các đoàn Presstrip và Famtrip của hai địa phương.
Hai sở cũng đã ký kết biên bản hợp tác tập trung 4 lĩnh vực bao gồm: Trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quy hoạch, kêu gọi đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Đã có sự tăng trưởng đồng đều giữa các thị trường khác
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng: Đà Nẵng sẽ có các đường bay trực tiếp Jakarta, Phnom Penh và Vientiane - mở ra cơ hội gia tăng nguồn khách từ thị trường Đông Nam Á. Thành phố đang phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam xúc tiến tổ chức sự kiện chương trình xúc tiến điểm đến của Hiệp hội lữ hành Hoa Kỳ 2020 (ASTA Destination Expo 2020) với sự tham gia của 300 - 500 công ty lữ hành Mỹ. Việc chủ động mở rộng thị trường phát huy hiệu quả, đúng hướng, từng bước hạn chế sự mất cân đối quốc tịch khách và tránh phụ thuộc vào một số thị trường khách với tour giá rẻ... T.T
Thùy Trang
Theo Lao động
Chàng trai "vác tù và" môi trường với dự án ống hút tre và sản phẩm từ sợi rơm lúa mạch Khi bắt tay vào làm các dự án về môi trường mình đều xác định sẽ rất khó khăn. Khó nhưng phải có người làm, mình chọn làm. Không đặt kỳ vọng lợi nhuận, mà mong muốn sẽ dần thay đổi thói quen tiêu dùng. Đến thời điểm hiện tại những người xung quanh mình đã dần "tử tế" với môi trường đó...