Công ty cung cấp giá đỗ độc hại có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Công ty Lâm Đạo, đơn vị cung cấp sản phẩm giá đỗ cho Bách Hóa Xanh tại Đắk Lắk được cấp giấy chứng nhận ‘cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm’ từ tháng 4.2024.
Người đại diện công ty này bị khởi tố do hành vi sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm độc hại.
Liên quan đến vụ phát hiện, xử lý các cơ sở sản xuất giá đỗ độc hại tại Đắk Lắk, ngày 27.12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN-PTNT Đắk Lắk) cho biết đơn vị đã cấp giấy chứng nhận “cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” để sản xuất kinh doanh sản phẩm giá đỗ đối với Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo (gọi tắt Công ty Lâm Đạo; địa chỉ tại buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Giấy chứng nhận này được cấp ngày 22.4.2024, có hiệu lực trong 3 năm; người ký giấy chứng nhận khi đó là ông Trần Ngọc Trịnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Theo quyết định cấp giấy chứng nhận trên, Công ty Lâm Đạo có trách nhiệm phải tuân thủ và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đỗ theo quy định của pháp luật.
Công an kiểm tra một cơ sở sản xuất giá đỗ có sử dụng chất cấm tại TP.Buôn Ma Thuột. ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP
Theo đăng ký mã số thuế, Công ty Lâm Đạo có ngành nghề sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đậu xanh, hoạt động từ ngày 11.1.2024, người đại diện là Lâm Văn Đạo. Ông Đạo vừa bị Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố cùng 3 người khác về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, do trong quá trình sản xuất giá đỗ đã sử dụng chất cấm độc hại.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đỗ Tuấn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đắk Lắk (thay ông Trần Ngọc Trịnh từ tháng 10.2024 – PV), vừa qua, chi cục có cử người tham gia với cơ quan công an trong quá trình điều tra vụ án vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi sản xuất giá đỗ.
Video đang HOT
Giá đỗ được sản xuất trong một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại Đắk Lắk. ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP
Trả lời câu hỏi vì sao Công ty Lâm Đạo đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng sử dụng chất cấm (hoạt chất 6-Benzylaminopurine) mà không được phát hiện, ông Hưng cho rằng chi cục chỉ quản lý, kiểm tra điều kiện sản xuất, khi điều kiện sản xuất đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì cấp chứng nhận, còn việc họ lén lút sử dụng chất cấm trong quá trình sản xuất thì không phát hiện được.
Về kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với giá đỗ khi đưa ra thị trường, ông Hưng cho biết chi cục đi lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm, mỗi năm chỉ làm một số mẫu ở chợ đầu mối, cơ sở buôn bán, nhiều thời điểm không “phủ sóng” được hết.
Theo một đại diện quản lý khu vực Đắk Lắk của Bách Hóa Xanh, liên quan đến vụ phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm tại tỉnh này, phía Bách Hóa Xanh đã cho thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp Lâm Đạo cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi. Phía Bách Hóa Xanh cũng cho biết nhà cung cấp Lâm Đạo chỉ cung cấp cho khu vực Đắk Lắk với tỷ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ.
Vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm: Luật sư phân tích tình huống pháp lý
Với việc sử dụng chất cấm, độc hại để sản xuất giá đỗ tại Đắk Lắk, theo luật sư, căn cứ vào mức độ, tính chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác, các đối tượng sẽ chịu mức án tương ứng.
Vụ việc Công an tỉnh Đắk Lắk vừa triệt xóa 6 có sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất độc hại, tuồn ra thị trường Đắk Lắk 8-10 tấn/ngày khiến dư luận hoang mang và mong muốn cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi của các đối tượng.
Luật sư Tạ Quang Tòng, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Đắk Lắk, cho biết, hành vi sử dụng hóa chất độc hại để sản xuất thực phẩm là hành vi cấm, phạm vào tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, được quy định tại điều 317 Bộ Luật hình sự và sẽ bị khởi tố hình sự trên cơ sở căn cứ mức độ, tính chất vi phạm.
Mỗi ngày các cơ sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất tuồn ra thị trường 8-10 tấn (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo luật sư Tòng, có 4 khung hình phạt của tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trong đó, mức thấp nhất sẽ phạt tiề.n 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm; mức cao nhất là bị phạt tù 12-20 năm nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với vụ việc sử dụng hóa chất 6-Benzylaminopurine để ngâm ủ giá đỗ, luật sư Tòng cho rằng, giá đỗ ngâm hóa chất sẽ không gây hậu quả tức thì, không làm chế.t người ngay, mà đó là cả quá trình hấp thụ lâu dài trong cơ thể người.
Cơ sở sản xuất giá đỗ Lâm Đạo bị phát hiện ủ giá từ hóa chất, có ký hợp đồng cung ứng giá đỗ cho cửa hàng Bách Hóa Xanh ở Đắk Lắk (Ảnh: Uy Nguyễn).
"Đây là hành vi rất nguy hiểm, để chứng minh hậu quả của hành vi này, cơ quan chức năng sẽ căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và xác định số lượng hàng hóa chứa hóa chất này được bán ra để khởi tố bị can, phù hợp với các khung hình phạt của pháp luật", Chủ nhiệm Đoàn luật sư Đắk Lắk cho hay.
Cũng theo luật sư Tòng, với thông tin Bách Hóa Xanh có ký hợp đồng của một cơ sở sản xuất giá đỗ bị khởi tố do ngâm hóa chất, trước tiên, cần xác định phía đơn vị bán giá đỗ có đầy đủ giấy phép về mặt pháp lý hay không; nếu có, phía Bách Hóa Xanh có quyền mua bán.
Trường hợp cơ sở này không có giấy phép mà Bách Hóa Xanh vẫn cố tình mua thì phạm tội đồng phạm.
Một cửa hàng Bách Hóa Xanh tại Đắk Lắk (Ảnh: Trương Nguyễn).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh xác nhận, nhà cung cấp Lâm Đạo cung cấp cho khu vực cửa hàng của đơn vị ở Đắk Lắk với tỉ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ.
Phía Bách Hóa Xanh cho biết, các sản phẩm nhập tại chuỗi đều phải cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu. Cửa hàng đã cho thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp Lâm Đạo và kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, liên quan đến chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, phía đơn vị này giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Đắk Lắk thực hiện.
Riêng các cơ sở được cấp chứng nhận thời điểm nào, có đủ điều kiện hoạt động hay không, phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk nhận câu hỏi từ phóng viên để trình lãnh đạo trả lời chi tiết.
Công an Đắk Lắk đã khởi tố bị can Lâm Văn Đạo (34 tuổ.i), Vũ Duy Tư (33 tuổ.i), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổ.i) và Nguyễn Văn Hảo (36 tuổ.i), đều trú tại thành phố Buôn Ma Thuột, để điều tra tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Các đối tượng đã sử dụng hoạt chất 6-Benzylaminopurine để ngâm, ủ giá đỗ.
Theo cơ quan công an, trong năm 2024, nhóm đối tượng của 6 cơ sở đã bán ra thị trường 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày 8-10 tấn.
Số giá đỗ được bán chủ yếu cho chợ đầu mối Tân Hòa (thành phố Buôn Ma Thuột) để phân phối lại khắp tỉnh.
Trong số này, có cơ sở Lâm Đạo ký hợp đồng bán 350-400kg giá đỗ mỗi ngày cho cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan công an đã thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ đã được ủ hóa chất và 37 can nhựa chứa 135 lít hóa chất 6-Benzylaminopurine.
Tội phạm liên quan an toàn thực phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp Từ năm 2020 đến nay, Cơ quan điều tra đã khởi tố 105 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường đã khởi tố 29 vụ. Hiện nay, tình hình tội phạm về ATTP đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các hành vi sản xuất...