Công ty công nghệ Trung Quốc tuyên bố đã bẻ khoá được Airdrop
Theo cơ quan tư pháp ở Bắc Kinh, một công ty công nghệ Trung Quốc đã thành công trong việc bẻ khóa mã hóa chức năng chia sẻ tệp không dây AirDrop của Apple để xác định người dùng tính năng phổ biến này.
Chức năng chuyển dữ liệu nhanh đôi khi gây phiền toái cho người dùng ở nơi công cộng. Ảnh: sfj.beijing.gov
Nhiều người dùng điện thoại Apple ở Trung Quốc báo cáo việc vô tình nhận được tin nhắn thông qua AirDrop – chức năng chia sẻ không dây của hãng này trên tàu điện ngầm hoặc ở các nơi công cộng. Các tin nhắn không cần phải đến từ những người quen biết có trong danh bạ, đôi khi với mục đích xấu như: phát tán các hình ảnh, video, âm thanh độc hại hoặc bất hợp pháp. Điều này gây phiền toái rất nhiều đối với người dùng của hãng điện thoại nổi tiếng.
Sau khi điều tra sơ bộ, cảnh sát phát hiện nghi phạm đã sử dụng chức năng AirDrop của iPhone để phát tán ẩn danh những thông tin không phù hợp ở nơi công cộng. Do tính ẩn danh và khó theo dõi của AirDrop, một số cư dân mạng đã bắt đầu bắt chước hành vi này, do đó cần tìm nguồn gửi và xác định danh tính càng sớm càng tốt để tránh những tác động tiêu cực.
Video đang HOT
Ngày 8/1 vừa qua, chuyên gia giám định tư pháp ở Viện giám định tư pháp Wangshendongjian Bắc Kinh đã có thể giúp cảnh sát truy tìm những người đã sử dụng dịch vụ này để gửi “thông tin không phù hợp” cho người qua đường trong tàu điện ngầm Bắc Kinh. Cơ quan này cho biết họ đã xác định số điện thoại di động và địa chỉ email của người gửi sau khi có khiếu nại.
Các chuyên gia kỹ thuật đã tiến hành phân tích chuyên sâu nhật ký thiết bị iPhone để làm rõ nguyên tắc truyền tải và tìm ra các hồ sơ liên quan đến AirDrop. Sau khi kiểm tra, họ phát hiện ra rằng các trường liên quan đến tên thiết bị, địa chỉ email và số điện thoại di động của người gửi đã bị ẩn dưới giá trị băm. Để nhanh chóng “bẻ khoá”, nhóm kỹ thuật đã tạo ra một “bảng cầu vồng” (Rainbow table) – là một bảng được tính toán trước để lưu trữ các đầu ra của hàm băm mật mã, thường để bẻ khóa các hàm băm mật khẩu. Từ đó thống kê chi tiết về số điện thoại di động và tài khoản email, có thể chuyển đổi văn bản mật mã thành văn bản gốc và nhanh chóng xác định chính xác số điện thoại di động và tài khoản email của người gửi.
Bằng cách đào sâu tìm kiếm manh mối từ iPhone của nạn nhân và phân tích từng lớp, Viện giám định tư pháp Wangshendongjian cuối cùng đã đưa ra ý kiến giám định có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm. Việc phân tích chi tiết các thiết bị liên quan ở đầu nhận và đầu gửi tập tin đã giúp cảnh sát xác định được nhiều nghi phạm liên quan đến vụ án một cách hiệu quả.
Lý do EU 'cực kỳ thận trọng' trước việc tịch thu tài sản của Nga chuyển cho Ukraine
Pháp, Đức và Italy vẫn "cực kỳ thận trọng" về ý tưởng này và một số quan chức EU "lo ngại có thể bị trả đũa" từ Moskva nếu tiền của Nga bị tịch thu.
Phương Tây đã phong tỏa hàng tỷ USD tài sản dự trữ của Nga ở nước ngoài. Ảnh: RT
Tờ Financial Times đưa tin ngày 20/12 rằng không phải tất cả các thành viên EU đều ủng hộ việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng chúng để tái thiết Ukraine. Nhưng hiện sáng kiến này đang thu hút được sự chú ý của các quốc gia G7, vì Mỹ và EU đã không đảm bảo được gói hỗ trợ tài chính mới cho Kiev.
Theo nguồn tin trên, Pháp, Đức và Italy vẫn "cực kỳ thận trọng" về ý tưởng này và một số quan chức EU "lo ngại có thể bị trả đũa" từ Moskva nếu tiền của Nga bị tịch thu.
Tờ báo trích dẫn một tài liệu của Ủy ban châu Âu cho biết khoảng 260 tỷ euro (285 tỷ USD) tài sản của ngân hàng trung ương Nga đã bị phong tỏa ở các nước G7, EU và Australia vào năm ngoái. Khoảng 210 tỷ euro (230 tỷ USD) dự trữ của Nga được giữ ở EU, bao gồm 191 tỷ euro ở Bỉ và 19 tỷ euro ở Pháp. Thụy Sĩ nắm giữ khoảng 7,8 tỷ euro, tiếp theo là Mỹ với 5 tỷ USD.
Một quan chức châu Âu nói với Financial Times rằng EU "có nhiều thứ để mất hơn" bởi vì, không giống như Mỹ, EU nắm giữ phần lớn tài sản của Nga. Việc tịch thu khối tài sản dự trữ của Nga sẽ "vượt quá giới hạn" khi các quốc gia như Trung Quốc hoặc Saudi Arabia thấy rằng tài sản có chủ quyền nắm giữ bằng tiền tệ phương Tây có thể không an toàn. Dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh được ước tính vượt quá 3 nghìn tỷ USD và Riyadh có hơn 410 tỷ USD.
Tuần trước Mỹ, quốc gia "chưa bao giờ công khai ủng hộ việc tịch thu", đã có lập trường cứng rắn hơn trong những tuần gần đây, nói với các thành viên G7 rằng có "một lộ trình" để việc tịch thu tài sản của Nga "phù hợp với luật pháp quốc tế" nhằm tài trợ cho Ukraine.
Financial Times trích dẫn một tài liệu của chính phủ Mỹ đệ trình lên ủy ban G7 cho biết các thành viên của nhóm và "các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt khác" có thể tịch thu tài sản thuộc chủ quyền của Nga "như một biện pháp đối phó để buộc Moskva chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine".
Tháng trước, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin cho biết việc G7 tịch thu tài sản của Nga sẽ là "bất hợp pháp" và sẽ tạo cho Moskva "cơ sở đạo đức và pháp lý" để trả đũa tài sản của G7, vốn "nhiều hơn số tiền bị đóng băng của Nga".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nói rằng động thái như vậy "vi phạm tất cả các quy tắc hiện có", đồng thời lưu ý rằng những người quyết định tịch thu tài sản dự trữ của Nga sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý và tư pháp "nghiêm trọng".
Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt việc chia sẻ dữ liệu qua AirDrop và Bluetooth Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đã lên kế hoạch ban hành các quy tắc mới kiểm soát việc sử dụng chức năng chia sẻ tệp không dây như Bluetooth và AirDrop vì lý do an ninh quốc gia. Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã đưa ra dự thảo đề...