Công ty con của Huawei tại Mỹ cắt đứt hoạt động với công ty mẹ
Có thể thấy Futurewei làm vậy là vì lo ngại mối quan hệ của họ với Huawei có thể khiến các trường đại học tại Mỹ dừng hợp tác nghiên cứu với họ.
Theo nguồn tin của Reuters, bộ phận nghiên cứu tại Mỹ của hãng Huawei Technologies – hãng Futurewei Technologies – đã chuyển hướng hoạt động sang tách biệt với công ty mẹ sau khi chính phủ Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen về thương mại trong tháng Năm vừa qua.
Theo một nhân viên giấu tên của Futurewei nói với Reuters, công ty đã cấm các nhân viên Huawei đến văn phòng của mình, dời các nhân viên Futurewei sang một hệ thống IT mới và ngăn họ sử dụng tên và logo Huawei trong việc liên lạc. Tuy nhiên, Huawei sẽ tiếp tục sở hữu Futurewei.
Việc phân tách hoạt động này diễn ra vào thời điểm khi nhiều trường Đại học của Mỹ dừng hợp tác nghiên cứu với Huawei để tuân thủ theo quy định của chính phủ Mỹ khi công ty bị xem là mối nguy đối với an ninh quốc gia. Nhiều trường đại học cũng cân nhắc lại việc hợp tác với các công ty Trung Quốc khác.
Futurewei là bộ phận nghiên cứu và phát triển tại Mỹ của Huawei. Hãng này đã tuyển dụng hàng trăm người tại các văn phòng ở Thung lũng Silicon và Đại Seattle, Chicago và Dallas. Theo dữ liệu của Phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ, Futurewei đã đăng ký hơn 2.100 bằng sáng chế trong các lĩnh vực như viễn thông, mạng 5G, các công nghệ video và camera.
Dù có tên khác nhau, nhưng theo nguồn tin của Reuters, cho đến nay hoạt động của Futurewei thường không khác biệt so với Huawei. Futurewei không có thương hiệu hoặc trang web riêng, và nhân viên của họ thường tự xem mình là nhân viên Huawei.
Chính vì vậy, một số trường đại học đang gặp khó khăn trong việc quyết định liệu họ có thể tiếp tục hợp tác với Futurewei – công ty không có tên trong danh sách đen – được hay không, thậm chí khi họ dừng cấp vốn và các thỏa thuận nghiên cứu với Huawei.
Ví dụ, theo nhà nghiên cứu trưởng của đại học California-Berkeley, Randy Katz, trường vẫn cho phép các nhà nghiên cứu làm việc với Futurewei sau khi dừng mọi hoạt động trao đổi thông tin và tài trợ với Huawei trong tháng Năm, sau khi công ty bị đưa vào danh sách đen. Ông Katz cho biết, sau khi tham khảo ý kiến Bộ Thương mại về vấn đề này, Berkelay quyết định rằng Futurewei không nằm trong các giới hạn giống như với Huawei.
Video đang HOT
Trong tuyên bố của mình, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, về mặt luật không thể đặt Futurewei vào danh sách thực thể, bởi vì đây là một công ty Mỹ. Đại diện Bộ Thương mại, Ari Schaffer không trả lời câu hỏi rằng cơ quan này quản lý như thế nào các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học với các công ty có tên trong Danh sách Thực thể hoặc chi nhánh của họ tại Mỹ.
Theo ông Erick Robinson, người phụ trách về mảng Trung Quốc tại hãng luật Dunlap, Bennett & Ludwig cho rằng, không có gì bất hợp pháp khi các trường đại học nhận tài trợ hoặc cùng nghiên cứu với các công ty như vậy. Theo ông, điều bị cấm ở đây là bất kỳ hoạt động chuyển giao nào đối với “công nghệ tuyệt mật cần thiết” cho Huawei.
Trong khi đó, thượng nghị sĩ Jim Banks, người đã ký bức thư cảnh báo về việc hợp tác giữa các trường đại học với Huawei, đang đề xuất chỉnh sửa đạo luật Ủy quyền Phòng thủ Quốc gia (National Defense Authorization Act) để hạn chế việc tài trợ liên bang cho các trường đại học hợp tác với những công ty được xem như mối đe dọa về an ninh.
Trước đó, ông Banks cùng 25 Thượng nghị sĩ khác đã cùng ký vào một bức thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Betsy DeVos, cảnh báo rằng việc hợp tác của Huawei với ít nhất 50 trường Đại học tại Mỹ “có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.”
Theo GenK
Giới phân tích: Huawei có thể sẽ dùng bằng sáng chế để "trả đũa" và uy hiếp Mỹ?
Bất chấp chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi đã từng xác nhận rằng, công ty sẽ không dùng bằng sáng chế như một vũ khí chống lại sự phát triển của xã hội loài người nhưng rất có thể, hãng vẫn sẽ làm như vậy đối với các công ty Mỹ.
Theo CNBC, bằng sáng chế sẽ trở thành "lá bài tẩy" của Huawei, giúp hãng dễ dàng trả đũa và uy hiếp các công ty công nghệ Mỹ, trong đó có cả những hãng đã "bỏ chơi" với Huawei do lệnh cấm của chính phủ nước này.
Động thái này đánh đấu một bước chuyển biến lớn trong chiến lược của Huawei, đó là chuyển sang kinh doanh bản quyền sở hữu trí tuệ. Trước đây Huawei hiếm khi quan tâm đến vấn đề bản quyền vì còn bận tập trung kinh doanh smartphone và thiết bị viễn thông.
Theo tiết lộ của AcclaimIP, Huawei hiện có khoảng 56,4 ngàn bằng sáng chế liên quan đến công nghệ viễn thông và mạng. Rất nhiều trong số đó là các bằng sáng chế quan trọng, đặt nền tảng cho mạng viễn thông thế giới. Thành quả này có được nhờ quá trình đầu tư tích cực cho R&D trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên dưới sức ép của chính phủ Mỹ, Huawei có thể sẽ tính đến việc sử dụng bằng sáng chế như một cách để trả đũa lại các công ty và chính phủ Mỹ.
Hồi tuần trước, Huawei đã yêu cầu Verizon trả số tiền bản quyền 1 tỷ USD cho hơn 230 bằng sáng chế của Huawei. Theo Wall Street Journal, số bằng sáng chế này liên quan đến thiết bị mạng và công nghệ Internet. Và Verizon không phải là công ty Mỹ duy nhất bị Huawei uy hiếp tại thời điểm này.
Đích thân chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi mới đây đã xác nhận, Huawei sẽ tích cực kiếm thêm tiền bản quyền từ nhiều công ty Mỹ khác. Đây cũng có thể coi như khoản bù đắp cho số doanh thu 30 tỷ USD mà Huawei dự kiến có thể mất trong năm 2019 và 2020.
Ông Nhậm chia sẻ: "Trong những năm qua, chúng tôi không tích cực kiếm tiền bản quyền bằng sáng chế từ những công ty sử dụng bằng sáng chế của chúng tôi. Đó là vì Huawei bận phát triển kinh doanh. Nhưng khi có nhiều thời gian hơn, chúng tôi sẽ cố gắng kiếm tiền từ những công ty đã dùng bằng sáng chế của Huawei". Đặc biệt ông nhấn mạnh sẽ không dùng bằng sáng chế như một vũ khí để ngăn cản sự phát triển của xã hội loài người.
Tại sao các công ty Mỹ nên lo lắng về vấn đề bản quyền bằng sáng chế của Huawei?
Tuy Huawei đang bị cấm bán smartphone và các thiết bị viễn thông tại Mỹ nhưng rất nhiều bằng sáng chế công nghệ mạng của hãng vẫn đang được các công ty Mỹ, trong đó có Verizon sử dụng.
Huawei, Nokia và Ericsson là một trong những công ty tham gia xây dựng kiến trúc mạng di động và bộ tiêu chuẩn thống nhất của mạng 5G, giúp tất cả các thiết bị di động có thể giao tiếp và kết nối mạng di động 5G tốc độ cao. Chính vì lẽ đó, vai trò của Huawei là không hề nhỏ trong việc triển khai mạng 5G trên toàn cầu.
Nếu các công ty Mỹ sáng tạo ra các công nghệ có sử dụng bằng sáng chế của Huawei, họ bắt buộc sẽ phải trả tiền bản quyền. Theo dữ liệu của Relecura, một nền tảng phân tích sở hữu trí tuệ cho biết, Huawei hiện có hơn 69 ngàn bằng sáng chế trên toàn cầu, liên quan đến mọi thứ từ dữ liệu đến quản lý lưu lượng mạng,...
Trong số những bằng sáng chế được cấp có hơn 57% tại Trung Quốc và gần 18% tại Mỹ. Đây cũng là thị trường sở hữu số bằng sáng chế lớn thứ hai của Huawei. Theo Iplytics, Huawei thậm chí còn vượt mặt cả Nokia, Samsung hay LG về số lượng bằng sáng chế liên quan đến 5G.
Huawei không phải là một công ty thích kiện tụng và giải quyết tranh chấp bằng sáng chế tại tòa án. Tuy nhiên tại thời điểm này, Huawei có lý do để thực hiện các hành động pháp lý chống lại các công ty Mỹ đang sử dụng bằng sáng chế của họ mà không xin phép hoặc trả tiền bản quyền. Đặc biệt việc yêu cầu Verizon trả 1 tỷ USD tiền bản quyền có thể coi là bước đi đầu tiên.
Huawei không dễ bị "đánh đến chết"
Mới đây trong một phỏng vấn, ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định rằng, hãng là một trong những công ty đi đầu về công nghệ 5G trên thế giới và sẽ không dễ bị "đánh đến chết" chỉ vì lệnh cấm của Bộ thương mại Mỹ.
Công ty dự báo sẽ khôi phục đà tăng trưởng kể từ năm 2021, sau khi doanh thu năm 2019 và 2020 dự kiến giảm khoảng 30 tỷ USD. Mặc dù giảm mất 30 tỷ USD nhưng ông Nhậm cho biết, khoản giảm này không "nhằm nhò" gì với doanh thu dự báo có thể đạt tới 100 tỷ USD trong năm 2019 này. Thậm chí ông còn khẳng định sẽ không cần sự trợ giúp của chính phủ Trung Quốc để vượt qua sóng gió.
Doanh số bán smartphone của Huawei trong vòng hai năm tới cũng dự kiến giảm từ 40-60% trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân do thị trường chịu tác động lớn từ thông tin Google dừng hợp tác với Huawei và nhiều khả năng những model smartphone trong tương lai của Huawei sẽ không còn chạy Android mà là hệ điều hành tự phát triển của hãng có tên HongMeng OS hoặc Ark OS.
Trong một động thái mới nhất, Huawei cũng đã đệ đơn kiện Bộ thương mại Mỹ vì thu giữ trái phép các thiết bị mạng của hãng.
Huawei và Verizon hiện từ chối bình luận về những phân tích của CNBC.
Theo VN Review
Huawei phát đơn kiện Bộ Thương Mại Mỹ Huawei kiện cơ quan này vì tạm giữ một kiện hàng của công ty không rõ lý do vào năm 2017. Theo báo cáo mới từ Bloomberg, cuộc đối đầu qua lại giữa Huawei và chính phủ Mỹ đã leo thang lên nấc mới khi vào hôm qua, công ty công nghệ Trung Quốc đệ đơn kiện Bộ Thương mại Mỹ. Công ty...