Công ty có tâm nhất năm: Cho nhân viên làm việc 4 ngày/tuần, nghỉ trọn vẹn 3 ngày cuối tuần
Nhờ việc giảm ngày đi làm cho nhân viên mà Microsoft Nhật Bản đã tăng hiệu quả công việc lên 40%.
Đi làm 5 ngày/tuần và 8 tiếng/ngày đã trở nên quá quen thuộc trong nhịp sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chính vì nếp sinh hoạt làm việc trên mà nhiều người cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Với mục tiêu giúp nhân viên thoát khỏi xu hướng tiêu cực trên, tập đoàn Microsoft Nhật Bản đã đưa ra chính sách cho nhân viên nghỉ cả 3 ngày cuối tuần.
Áp lực công việc hiện tại khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán chường.
Đây là chính sách nằm trong ‘Dự án cải cách việc làm’ do tập đoàn thực hiện từ tháng 8 năm nay. Theo đó, 2300 nhân viên của tập đoàn được phép nghỉ từ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần thay vì nghỉ từ thứ 7 theo thông lệ.
Chính sách làm việc 4 ngày/tuần được Microsoft đưa ra nhằm cải thiện môi trường làm việc của nhân viên.
Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện chính sách, tập đoàn Microsoft đã thu lại được nhiều kết quả đáng kể. Không chỉ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, chính sách trên còn giúp hiệu quả công việc tăng lên 40%. Lý do chính là bởi do thời gian làm việc chỉ còn 4 ngày/tuần nên nhân viên buộc phải tăng năng suất làm việc để đảm bảo công việc.
Video đang HOT
Thêm vào đó, để đảm bảo cho thời gian làm việc, các cuộc họp hàng ngày, hàng tuần cũng được làm cho tinh gọn hơn và nhanh chóng đi vào chủ đề chính. Cũng nhờ chính sách này, các nhân viên cũng xin nghỉ ít hơn 25,4% trong tháng, dùng giấy in ít hơn 58,7% và sử dụng điện ít hơn 23,1% tại văn phòng.
Không chỉ khiến nhân viên hài lòng, chính sách trên còn giúp nâng cao hiệu suất công việc.
Ngay sau khi chính sách này được lên các phương tiện truyền thông đã nhận được sự thu hút rất lớn từ cư dân mạng toàn thế giới. Đại đa số đều ủng hộ cho chính sách trên và mong mình có cơ hội được làm việc tại Microsoft Nhật Bản. Nhiều người còn cho rằng chính sách trên nên được nhân rộng hơn ở nhiều các công ty, tập đoàn khác.
Microsoft Nhật Bản trở thành địa điểm làm việc mơ ước của nhiều người.
Mặc dù chiến lược này còn phụ thuộc vào tùy nghề nghiệp, nhưng với người đi làm thì ai cũng sẽ muốn được làm việc trong một công ty có tâm như Microsoft Nhật Bản.
Theo baodatviet
Than lương thấp nhưng lười nhảy việc vì muốn phò trợ sếp, nàng công sở bị dân mạng mỉa mai cực mạnh
"Nhảy việc đi chứ chờ chi, chén cơm của mình quan trọng hơn. Công việc là công việc, tình cảm là tình cảm".
Nhảy việc không hẳn lúc nào cũng xấu, mà đôi khi nó còn là giải pháp tối ưu nhất giúp cho dân công sở thoát khỏi môi trường làm việc không phù hợp. Ngoài ra, nhảy việc còn có thể bắt nguồn từ nhiều lý do chính đáng khác, điển hình là khi lương nhận được quá "bèo", chẳng xứng đáng với những gì mà mỗi cá nhân đã cống hiến cho công ty.
Tuy nhiên, cô nàng công sở trong câu chuyện dưới đây lại khác, cô cho biết lương hiện tại của mình khá thấp nhưng lại lười nhảy việc vì sợ thay đổi môi trường và một phần cũng muốn gắn bó phò trợ cho... anh sếp.
Trước tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, cô đăng đàn cầu cứu dân mạng như sau:
"Thực sự mình là một đứa lười nhảy việc. Dù cho công việc hiện tại có lương thấp hơn một số chỗ đang được offer cũng như ở công ty đang biến cố rất nhiều thì vẫn rất lười chuyển việc.
Một phần vì ngại làm quen với môi trường mới, một phần vẫn muốn hỗ trợ cho anh sếp hiện tại - người đã rất tâm huyết nhưng mà hiện giờ đang bị lép vế hơn so với những người còn lại trong cuộc chiến vương quyền ở công ty.
Không biết nên trụ thêm đến bao giờ hay cứ thế dứt áo ra đi cho một môi trường mới, thử thách mới? Mọi người cho em xin ý kiến với ạ".
Câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên "tám chuyện" công sở rất lớn trên MXH, ngay lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo mọi người, nhất là các anh chị em công sở có kinh nghiệm, lão luyện trong các tình huống tương tự.
Bên dưới phần bình luận, loạt lời khuyên đã được đưa ra như sau:
"Ối giời, nhảy việc vì lợi ích của mình mà cũng ngại. Cứ nhảy đi, nhảy riết rồi quen xong tập tính thích nghi môi trường mới nhanh hơn. Nhảy việc không phải lúc nào cũng xấu đâu, nó cho mình nhiều kinh nghiệm hay ho lắm".
"Chạy đi chứ, chén cơm của mình quan trọng hơn. Công việc là công việc, tình cảm là tình cảm. Bạn ở lại lâu mất đi nhiều cơ hội cho bản thân phát triển, sau thiệt thòi rồi quay sang trách 'anh sếp' thì lại khổ. Bạn không có quyền trách người ta khi không như bạn mong đợi vì đó là do bạn chọn. Ai rồi cũng phải tự lo cho bản thân mình thôi".
"Làm với ảnh đi biết đâu ảnh giành được quyền lực thì bạn cũng được hưởng. Còn nếu ảnh có đi cũng sẽ dắt bạn theo. Quan trọng là ở lại để làm vợ ảnh. Haha, chán thật sự, công ty mà có cả cuộc chiến vương quyền thì bản chất nó đã chẳng ra gì rồi, chịu ở lại cũng nể".
"Cảm thấy chướng quá thì nghỉ, còn đã ở lại làm thì chấp nhận đi. Thế mà cũng hỏi".
Trên là những ý kiến vừa vừa có phần châm biếm, vừa có phần nghiêm túc của dân mạng dành cho nàng công sở nhân vật chính. Thôi thì như các cụ hay nói, "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", tốt nhất là cô nàng nên tự xem xét lại hoàn cảnh của mình, chắt lọc ý kiến của dân mạng để lựa chọn quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất.
Riêng chị em, chị em nghĩ sao về câu chuyện này?
Theo Helino
Kể chuyện văn phòng như chợ vỡ vì nữ nhân đông đảo, nàng công sở khiến dân mạng chia phe tranh cãi nảy lửa Tùy vào môi trường cũng như văn hóa của mỗi nơi, chưa hẳn toàn phụ nữ làm việc với nhau sẽ sinh ra nhiều drama không đáng. Công sở vốn đất chật mà người lại đông nên "drama" là đặc sản và diễn ra một cách đều đặn như cơm ngày ba bữa. Đặc biệt, đối với văn phòng nào có số lượng...