Công ty chip Trung Quốc thuê hơn 100 kỹ sư TSMC
Hai nhà sản xuất chip do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đã thuê hơn 100 kỹ sư và quản lý giàu kinh nghiệm từ TSMC kể từ năm ngoái.
TSMC sẽ tìm mọi cách bảo vệ các sở hữu trí tuệ của mình
Theo Nikkei Asian Review, Quanxin Integrated Circuit Manufacturing ( QXIC) và Hongxin Semiconductor Manufacturing Co (HSMC) từng thuê hơn 50 nhân viên cũ của TSMC, trong khi cả hai đều do cựu giám đốc TSMC lãnh đạo. Hai công ty đang tìm cách sản xuất chip 14 nanomet và 12 nanomet.
Video đang HOT
HSMC được thành lập vào năm 2017, trong khi QXIC thành lập vào năm 2019 như một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh để trở nên ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang nhanh chóng xấu đi.
TSMC đã trở thành mục tiêu quan trọng nhất đối với các công ty chip Trung Quốc khi đây là nhà cung cấp chính cho các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm Apple, Qualcomm, Google và Huawei, nhưng sẽ không còn Huawei sau ngày 15.9 do lệnh trừng phạt của Mỹ. Để thu hút, một nguồn tin nói rằng Hongxin đã đưa ra gói lương cao gấp 2 – 2,5 lần tổng tiền lương và thưởng hằng năm mà những người này nhận được từ TSMC.
Tuy việc mất đi nhân sự kỳ cựu không ảnh hưởng ngay đến vị trí hàng đầu trong ngành của TSMC nhưng rõ ràng nhà sản xuất chip Đài Loan vẫn khá lo ngại. Họ sợ quyền sở hữu trí tuệ có thể bị chuyển giao cho các đối thủ Trung Quốc và yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip chuyên dụng cho TSMC ký một cam kết mới đảm bảo họ không bán bất kỳ máy móc nào trong số này cho các dự án của Trung Quốc. Đặc biệt khi QXIC mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển gần nhà máy 5 nanomet tiên tiến nhất của công ty ở Đài Nam.
Các nhà sản xuất chip Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại vì việc xây dựng một ngành công nghiệp chip từ đầu là vô cùng khó khăn. Một nhà phân tích cho rằng, để thành công đòi hỏi các công ty này phải có nhân sự hàng đầu, kinh nghiệm, kỹ thuật lâu dài và vốn lớn.
Về phần mình, TSMC khẳng định họ sẽ thực hiện các hành động thích hợp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Đài Loan chi 335 triệu USD thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài
Kế hoạch mới sẽ trợ cấp chi phí nghiên cứu và phát triển cho các công ty chip toàn cầu xây dựng trung tâm tại Đài Loan.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn
Đài Loan có kế hoạch dùng hơn 10 tỉ Đài tệ (khoảng 335 triệu USD) để thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài thành lập cơ sở nghiên cứu và phát triển tại địa phương. Theo kế hoạch, các công ty chip toàn cầu xây dựng trung tâm tại Đài Loan sẽ được trợ cấp một nửa tổng chi phí nghiên cứu và phát triển. Chi tiết về kế hoạch bảy năm dự kiến sẽ được công bố trong tuần này, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết.
Ngoài ra, chương trình trợ cấp cũng sẽ áp dụng cho các công ty chip địa phương thuyết phục được nhà cung cấp nước ngoài thiết lập hoạt động ở Đài Loan. Những ưu đãi mới của kế hoạch được thiết kế để thu hút vốn và tài năng nhằm duy trì vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan. Phát ngôn viên chính quyền Đài Loan Ting Yi-ming xác nhận việc lên kế hoạch này, nhưng cho biết chi tiết kế hoạch vẫn cần phải được hoàn thiện thêm.
Chính sách mới được đưa ra vào thời điểm vùng lãnh thổ Đài Loan đứng giữa cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc về sự phát triển của công nghệ chip quan trọng trong mọi thiết bị từ điện thoại thông minh đến trạm gốc 5G. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng trước cấm các nhà sản xuất chip sử dụng công nghệ của Mỹ để sản xuất chip cho Huawei Technologies, một động thái ảnh hưởng trực tiếp đến hãng sản xuất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) và các nhà sản xuất chip khác.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã cam kết biến Đài Loan trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển của các công nghệ mới nổi. Chính quyền của bà hiện theo đuổi nhiều khoản đầu tư công nghệ nước ngoài từ các công ty đa quốc gia đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, vì lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, đồng thời mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về sản xuất và chuỗi cung ứng.
Cũng theo nguồn thạo tin, chương trình khuyến khích mới của Đài Loan chủ yếu nhắm vào các nhà sản xuất chip nhớ, dù một phần kế hoạch muốn thu hút các công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo và 5G toàn cầu. Bên cạnh đó, các công ty bán dẫn điện cũng là mục tiêu lớn khác. Các công ty này thường tập trung vào vật liệu phi silicon, đây là điều đặc biệt tại thời điểm các công ty chip đang nghiên cứu sâu về những lựa chọn mới ngoài silicon.
Gần 1.000 kỹ sư tham gia 'Đấu trường AI - Reinforcement Learning' "Đấu trường AI- Reinforcement Learning" là cuộc thi do FPT Software tổ chức, tạo cơ hội học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành cho gần 1.000 kỹ sư CNTT. Qua 3 tuần đăng ký, gần 1.000 thí sinh người Việt chia làm 445 đội đến từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc,...