Công ty chip lớn nhất Trung Quốc lo sợ tác động từ đòn đánh của Mỹ
Sau khi bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách đen, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC có thể phải chịu nhiều tác động tiêu cực.
Trong một tuyên bố trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, SMIC cho biết quá trình nghiên cứu và phát triển chipset được sản xuất trên tiến trình 10 nm sẽ bị ảnh hưởng.
Song, ảnh hưởng của danh sách đen vẫn chưa tác động đáng kể đến khả năng hoạt động và tài chính ngắn hạn của SMIC. Sau khi thông tin trên được đưa ra, giá cổ phiếu của SMIC ngay lập tức giảm mạnh ở Hong Kong và Thượng Hải.
Sau Huawei, TikTok, SMIC là cái tên mới nhất lọt vào tầm ngắm của Mỹ.
Video đang HOT
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đang liên hệ với chính phủ Mỹ để tìm ra giải pháp có lợi cho đôi bên, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động xấu lên hoạt động kinh doanh của công ty.
Hôm 18/12, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt 60 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, bao gồm cả SMIC. Tương tự như Huawei, những công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen phải có giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn sử dụng công nghệ của nước này.
“Chúng tôi không cho phép bất kỳ công nghệ tiên tiến nào của Mỹ được dùng để xây dựng lực lượng quân đội cho một kẻ thù ngày càng hiếu chiến”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố. Trả lời với Fox Business, Ross tuyên bố trong số 77 cái tên mới được liệt vào danh sách đen, có 60 công ty đến từ Trung Quốc.
Cũng trong cùng ngày 18/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định chính quyền Bắc Kinh sẽ có những động thái cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các công ty trong nước.
“Chúng tôi yêu cầu Mỹ chấm dứt những hành động đơn phương có mục đích đe dọa và chèn ép các công ty nước ngoài”, ông Bân nêu rõ.
Mỹ thêm công ty chip nổi tiếng Trung Quốc vào danh sách đen
Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc - SMIC - vừa bị chính quyền Tổng thống Trump thêm vào danh sách đen do lo ngại về an ninh quốc gia.
Thông báo được Nhà Trắng đưa ra hôm 3/12. Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối nhằm trấn áp các công ty trong nước và cáo buộc động thái của Washington đi ngược các nguyên tắc cạnh tranh thị trường.
"Mỹ nên ngừng lạm dụng các khái niệm về quyền lực và an ninh quốc gia để trấn áp các công ty nước ngoài", Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/12.
SMIC là công ty sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc nhưng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của các đối tác Mỹ.
SMIC cũng phản đối mạnh mẽ quyết định của chính quyền Tổng thống Trump. Công ty gọi đây là sự hiểu lần cơ bản của chính phủ Mỹ về hoạt động kinh doanh cũng như công nghệ. Mặc dù nói thông báo bị liệt kê vào danh sách đen không tác động lớn đến công ty, giá cổ phiếu của SMIC đã giảm 5,4%.
Theo Reuters, SMIC đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump từ lâu. Công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các thiết bị được cung cấp từ các đối tác Mỹ. Vào tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo cho một số công ty về việc phải có giấy phép trước khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho SMIC. Nguyên nhân được đưa ra là các thiết bị được cung cấp có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Danh sách đen mở rộng được xem là một phần trong nỗ lực củng cố "di sản" cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc trước khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/1. Một số chuyên gia dự báo những chính sách của Mỹ với ngành công nghệ Trung Quốc vẫn sẽ được duy trì trong nhiệm kỳ tổng thống mới.
Ngoài công ty chip SMIC và tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), danh sách đen của Mỹ còn có nhiều công ty lớn khác như Hikvision, China Telecom và China Mobile.
Tháng 11, Nhà trắng cũng đưa ra một lệnh hành pháp nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty được đánh giá là "rủi ro cao" đến từ Trung Quốc. Lệnh cấm có thể được áp dụng đến tháng 11/2021. Thông tin này được tiết lộ bởi những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ là Vanguard Group và BlackRock Inc. Mỗi đơn vị sở hữu khoảng 1% cổ phần của CNOOC và khoảng 4% cổ phiếu đang lưu hành của SMIC.
Quốc hội và chính quyền Trump đang tìm mọi cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của các công ty Trung Quốc, bất chấp điều này gặp phải không ít phản đối từ Phố Wall. Ngày 2/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua luật yêu cầu các công ty Trung Quốc rời sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ đầy đủ các quy tắc kiểm toán.
Thêm 77 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ Bộ Thương mại Mỹ vừa bổ sung 77 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, cấm xuất khẩu các công nghệ và tài sản trí tuệ Mỹ cho các công ty mà không có giấy phép từ chính phủ. DJI vừa nằm trong danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ Theo Neowin , hai trong số các công ty lớn bị...