Công ty chip hàng đầu Trung Quốc bị Mỹ thêm vào danh sách theo dõi
Shanghai Microelectronics ( SMEE), công ty động lực trung tâm trong kế hoạch tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh, vừa bị chính quyền Washington gắn cờ đỏ.
Theo South China Morning Post, Bộ Thương mại Mỹ hôm 7.2 đưa công ty vi điện tử Thượng Hải SMEE và 32 đơn vị Trung Quốc khác vào danh sách theo dõi xuất khẩu. Động thái này báo hiệu sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về công nghệ chiến lược đang ngày càng gia tăng.
Mặc dù tác động của việc được thêm vào danh sách nêu trên, do Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ biên soạn để thẩm vấn tính trung thực của các công ty liên quan, không gây ảnh hưởng đáng kể bằng việc bị thêm vào Danh sách Thực thể của Bộ Thương mại Mỹ, nhưng điều đó vẫn có nghĩa là các nhà xuất khẩu Mỹ cần phải có giấy phép để bán một số mặt hàng cho những công ty bị theo dõi.
Công ty vi điện tử Thượng Hải SMEE là một trong 33 đơn vị Trung Quốc bị Mỹ thêm vào danh sách theo dõi thương mại hôm 7.2
Video đang HOT
Việc bị thêm vào danh sách theo dõi thương mại có khả năng sẽ gây tốn kém cho một công ty như SMEE, vốn đang cố gắng bắt kịp lĩnh vực công nghệ chiến lược. Trung Quốc hiện không thể sản xuất chip tiên tiến, ví dụ như loại chip được dùng trong điện thoại thông minh mới nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do nước này không có quyền truy cập vào các máy in thạch bản hiện đại. Mặc dù SMEE là nhà sản xuất in thạch bản duy nhất của Trung Quốc, nhưng thiết bị của công ty chỉ có thể sản xuất chip ở nút 90 nanomet (nm), còn cách rất xa so với công nghệ tiên tiến.
“Nếu Trung Quốc muốn đạt được mức độ tự lực nhất định trong ngành bán dẫn, thì các nhà cung cấp công cụ Trung Quốc cần phải làm được công cụ in thạch bản cho các xưởng sản xuất, và công nghệ cũng cần phải đủ tốt để cạnh tranh với ASML, Canon, Nikon”, bà Lucy Chen, Phó chủ tịch công ty nghiên cứu Isaiah Research có trụ sở tại Đài Loan, nói.
Theo bà Chen, còn quá sớm để nói rằng việc Mỹ đưa SMEE vào danh sách theo dõi thương mại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hãng này như thế nào. SMEE không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận hôm 8.2. Quyết định bổ sung SMEE vào danh sách theo dõi của Mỹ dựa trên hạn chế hiện có của Mỹ đối với việc Trung Quốc tiếp cận các máy in thạch bản cực tím (EUV) của nhà cung cấp Hà Lan ASML.
SMEE hôm 7.2 cho biết đã cung cấp máy in thạch bản đóng gói tiên tiến 2,5 đến 3 chiều đầu tiên, một bước tiến nhỏ trong việc bắt kịp các công nghệ tiên tiến. Những máy này tích hợp nhiều chip cạnh nhau, hoặc bằng cách xếp chồng lên nhau, để đạt được mật độ kết nối cao với nhau.
“SMEE đã hoạt động tốt trong lĩnh vực máy in thạch bản đóng gói và chiếm thị phần cao. Nhưng SMEE đang gặp khó khăn về một máy in thạch bản để sản xuất các tấm wafer với độ phân giải dưới 40 nm. Không có kết quả rõ ràng nào đã đạt được trong lĩnh vực này”, Giám đốc nghiên cứu của ICWise Song Changgeng nói.
Không có khả năng sản xuất chip tiên tiến đã buộc Trung Quốc phải dựa vào các tấm wafer từ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và Samsung Electronics. Tuy nhiên, hai nhà cung cấp này cũng bị áp lực bởi lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ. TSMC năm ngoái đã ngưng hợp đồng xử lý chip tiên tiến với Huawei Technologies để tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh béo bở của Huawei.
Canon đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc
Canon vừa lên tiếng xác nhận thông tin liên quan đến việc công ty đóng cửa nhà máy sản xuất máy ảnh compact của mình ở Chu Hải, miền nam Trung Quốc.
Theo Diginews, thông tin ban đầu được đưa ra vào tuần trước bởi South China Morning Post. Trong báo cáo, đại diện PR của Canon Trung Quốc cho biết công ty có kế hoạch đóng cửa một phần dây chuyền sản xuất của mình tại một nhà máy ở Chu Hải, nơi sản xuất nhiều máy ảnh compact.
Để giải thích lý do đóng cửa nhà máy của mình, đại diện Canon cho biết điều này bắt nguồn từ nhu cầu về máy ảnh compact giảm, bên cạnh những lo ngại liên quan đến đại dịch và tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra.
Chi nhánh nhà máy ở Chu Hải của Canon có 1.325 nhân viên
Ngay sau đó, Reuters cũng công bố một báo cáo tương tự nhưng gợi ý rằng Canon đang xem xét đóng cửa toàn bộ nhà máy, không chỉ là các bộ phận của dây chuyền sản xuất.
Trong phát biểu mới nhất được Diginews liên hệ với đại diện Canon, người này xác nhận rằng công ty đang đóng cửa hoàn toàn nhà máy ở Chu Hải. Vị đại diện Canon nói: "Đúng là chúng tôi có kế hoạch ngừng sản xuất tại Canon Chu Hải. Hiện tại, dưới sự lãnh đạo của thành phố Chu Hải và Khu công nghệ cao, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với nhân viên, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Bởi vì mọi thứ vẫn đang tiếp tục, chúng tôi chưa thể tiết lộ bất kỳ thông tin nào. Các thông báo tiếp theo sẽ được thực hiện khi xét thấy cần thiết".
Dữ liệu trang web Canon châu Á cho thấy, nhà máy Canon ở Chu Hải được xây dựng vào năm 1990 và hiện có 1.325 nhân viên. Nhà máy này sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video kỹ thuật số và ống kính.
Máy ảnh "hụt hơi" trước sự bùng nổ của smartphone Theo Hiệp hội các nhà sản xuất máy ảnh (CIPA), trong tháng 10/2021, doanh số bán máy ảnh chỉ bằng 56,3% so với tháng 10/2020. Hiệp hội các nhà sản xuất máy ảnh CIPA của Nhật Bản, bao gồm các tên tuổi Canon, Fujifilm, Nikon, Olympus, Panasonic, Ricoh, Sony và các công ty thiết bị nhiếp ảnh khác, đã cập nhật số liệu...