Công ty Chiến Binh Thép bị khám xét có vai trò gì với Alibaba?
Chi cục Thuế Đồng Nai phát hiện hoá đơn thuế của Công ty cổ phần Địa ốc Chiến Binh Thép có dấu hiệu liên quan Công ty Alibaba hoạt động bất thường.
Chiều 20/9, Công an TP.HCM phối hợp Bộ Công an khám xét Văn phòng Công ty cổ phần Địa ốc Chiến Binh Thép, ở địa chỉ 148/1 Hoàng Diệu 2, khu phố 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức (TP.HCM).
Việc khám xét công ty này được cho có liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba vừa bị Công an TP.HCM khởi tố.
Công ty cổ phần Địa ốc Chiến Binh Thép ( Công ty Chiến Binh Thép) có tên giao dịch là Chien Binh Thep Real Estate, lĩnh vực đăng ký kinh doanh là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Công ty này bắt đầu hoạt động vào ngày 20/4/2018, trụ sở tại khu 3, ấp Tập Phước, Xã Long Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai. Người đại diện là ông Trần Huy Phúc.
Cảnh sát cơ động khám xét văn phòng Công ty cổ phần Địa ốc Chiến Binh Thép. Ảnh: Quang Anh.
Trên fanpage Địa ốc Chiến Binh Thép, công ty này giới thiệu chuyên môi giới bất động sản tại khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An… , giới thiệu với khách hàng thông tin dự án mới và cam kết sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho khách hàng mua để ở hoặc đầu tư.
“Công ty cổ phần Địa ốc Chiến Binh Thép trong tương lai quyết tâm trở thành công ty địa ốc lớn nhất nước về phát triển thị phần đất nền giá rẻ, cùng với câu thần chú “Vừng ơi! mở ra” sẽ mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội đầu tư với pháp lý minh bạch và sinh lời cao tại khu vực ven TP.HCM…. Công ty sẽ cùng với khách hàng giàu lên từ đất nền giá rẻ”, thông tin quảng bá về công ty.
Vào tháng 8 vừa qua, Chi cục Thuế huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) kiểm tra hoá đơn thuế các doanh nghiệp bất động sản ở tỉnh, phát hiện nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu liên quan Công ty Alibaba hoạt động bất thường; trong đó có Công ty Chiến Binh Thép.
Nhân viên Alibaba nói lý do không rời công ty dù anh em Luyện bị bắt
Nhân viên Alibaba cho biết họ đều mua đất tại công ty với giá từ 3 triệu đồng/m2, nên giờ muốn nghỉ cũng khó, không thể lấy lại tiền, vì vậy họ phải bám công ty.
Ngoài ra còn có 9 công ty khác: Công ty cổ phần Địa ốc Tia Chớp; Công ty cổ phần Bất động sản Địa ốc Big Bang; Công ty cổ phần Bất động sản Địa ốc Chiến Thắng; Công ty cổ phần Bất động sản Địa ốc Ali Land; Công ty cổ phần Địa ốc đầu tư và phát triển Spartaland; Công ty cổ phần Địa ốc đầu tư và phát triển TL Land; Công ty cổ phần Ali Xanh; Công ty cổ phần Địa ốc đầu tư và phát triển 108 và Công ty cổ phần Địa ốc Long Thành Ali.
Kết quả xác minh cho thấy trong 10 doanh nghiệp kiểm tra trên thì có 7 công ty cùng đăng ký địa điểm hoạt động tại ấp Tân Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là địa điểm mà Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba (trụ sở tại TP.HCM) đặt văn phòng chi nhánh.
Điểm bất thường là nhiều doanh nghiệp trên dù đã thành lập từ 1-2 năm nhưng lại không phát sinh bất cứ hoạt động giao dịch nào. Các liên hóa đơn doanh nghiệp đặt mua tại Chi cục Thuế huyện Long Thành đến nay vẫn chưa xuất liên nào.
Cảnh sát vẫn đang kiểm tra công ty này. Ảnh: Quang Anh.
Thông báo về in hóa đơn, đăng ký thuế của 10 doanh nghiệp nêu trên có chung địa chỉ là 120-122 đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Đây cũng chính là địa chỉ đăng ký hoạt động của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba.
Ngoài ra, qua kiểm tra cho thấy, ông Nguyễn Thái Lĩnh, Giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba cũng là người đứng tên cho thuê đất làm địa điểm đăng ký kinh doanh đối với 7/10 công ty nói trên.
Trước đó, trưa 18/9, cả trăm cảnh sát phong tỏa trụ sở Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba, địa chỉ 120-122 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Khách hàng của Công ty Alibaba bị lừa như thế nào?
“Họ có đội ngũ quảng cáo tốt, hứa hẹn khách hàng mua được đất giá rẻ và cấp sổ đỏ sau đó. Tuy nhiên, sau khi bỏ tiền ra thì mãi không thấy sổ đâu”, một khách hàng của Alibaba nói.
Tại đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM và Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện và Tổng giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh (em trai ông Luyện) với cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo công an, anh em Luyện đã thành lập Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía nam, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt.
Cuộc khám xét tại trụ sở Công ty Alibaba kéo dài từ trưa 18/9 sang ngày 19/9. Lúc 0h30 ngày 19/9, ông Luyện được nhìn thấy bị áp giải lên xe của cảnh sát và được đưa đi cùng hàng chục thùng tài liệu, hồ sơ.
Theo Zing.vn
Công an TP.HCM: Đủ tài liệu chứng minh Chủ tịch HĐQT Alibaba lừa đảo
Công an TP.HCM khẳng định có đầy đủ tài liệu chứng minh anh em ông Nguyễn Thái Luyện, lãnh đạo Công ty CP địa ốc Alibaba có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một lãnh đạo Phòng Cảnh sát ĐTTP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM (PC03) cho biết việc bắt ông Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) và Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc) theo đúng quy định của pháp luật và đã được VKSND TP.HCM phê chuẩn.
Nhân viên Alibaba nói lý do không rời công ty dù anh em Luyện bị bắt
Nhân viên Alibaba cho biết họ đều mua đất tại công ty với giá từ 3 triệu đồng/m2, nên giờ muốn nghỉ cũng khó, không thể lấy lại tiền, vì vậy họ phải bám công ty.
Cơ quan cảnh sát điều tra khẳng định có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Luyện và Lĩnh.
Hiện rất nhiều bị hại đã đến cơ quan cảnh sát điều tra tố cáo sai phạm họ và cơ quan điều tra sẽ giải quyết đơn tố cáo theo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Nhiều người sau khi viết xong hồ sơ, vào phòng tiếp dân nộp công an. Ảnh: Nguyễn Huy.
Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng nay (20/9), hàng chục người dân tại TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... đồng loạt đến Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) tại đường 3 Tháng 2 (quận 10), làm đơn trình báo bị Công ty CP địa ốc Alibaba lừa đảo.
Lượng người đến làm đơn trình báo quá đông buộc PC03 phải cử hơn 10 cán bộ hướng dẫn.
Khu vực cổng ra vào, cơ quan chức năng đặt 3 bàn tròn và phát giấy cho người dân ghi đơn trình báo. Sau đó, những tờ đơn này được người dân đem đến phòng tiếp dân nộp cho 2 cán bộ công an.
PC03 để 3 chiếc bàn tròn trước cổng cho người dân đến viết hồ sơ. Ảnh: Nguyễn Huy.
Đa phần những người đến trình báo với cơ quan chức năng đều mua đất của Công ty CP địa ốc Alibaba. Họ đã đóng 95% tiền mua đất và quá thời hạn hợp đồng nhưng vẫn chưa được công ty này cấp sổ hồng.
Cũng có trường hợp chưa đến kỳ hạn cuối hợp đồng nhưng người dân lo lắng mất tiền và đến PC03 làm đơn trình báo.
Bà Nguyễn Thị Tám (52 tuổi, quê Vũng Tàu), cho biết gia đình bà mua đất dự án của Alibaba ở Bà Rịa - Vũng Tàu với giá 350 triệu đồng. Hiện bà đã đóng cho công ty này 321 triệu. Khi theo dõi tình hình lãnh đạo Công ty CP địa ốc Alibaba bị bắt, bà lo lắng và làm đơn trình báo gửi đến công an.
"Dù chưa đến thời hạn hợp đồng lấy sổ hồng, nhưng tôi thấy nhiều người trình báo nên rất lo lắng. Tôi viết đơn gửi lên Bộ Công an nhờ can thiệp, hy vọng lấy lại được số tiền hơn 300 triệu đồng", bà Tám nói.
Theo Zing.vn
Rất đông khách hàng đang đến Công an TP HCM tố cáo Công ty Alibaba Công an TP HCM đã huy động hàng chục cán bộ hướng dẫn các nạn nhân đến tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty CP Địa ốc Alibaba. Sáng 20-9, hàng chục người dân đã đến trụ sở Cơ quan CSĐT Công an TP HCM (số 674 đường 3/2, quận 10) tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty CP...