Công ty Bách Khoa Việt bị VietinBank rao bán nợ 800 tỷ làm ăn như thế nào?
Trước khi bị VietinBank rao bán nợ 800 tỷ, công ty Bách Khoa Việt từng bị Cục thuế TP HCM “bêu tên” trong danh sách nợ TP HCM hơn 100 tỷ đồng tiền thuế.
Thông tin về việc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – CTG) vừa thông báo bán khoản nợ có tài sản đảm bảo của khách hàng là công ty cổ phần Thương mại – Tư vấn – Đầu tư – Xây dựng Bách Khoa Việt (gọi tắt công ty Bách Khoa Việt) để xử lý thu hồi nợ vay đang gây xôn xao dư luận.
Theo đó, tổng dư nợ của công ty Bách Khoa Việt tại VietinBank Ngô Quyền đến ngày 13/5 là 541 tỷ đồng. Ngoài ra, số lãi cộng đến nay cũng là hơn 49 tỷ đồng, kèm khoản lãi phạt chậm trả 23,6 tỷ đồng.
Theo phía Ngân hàng, tổng khoản nợ liên quan khách hàng nói trên đang là 541 tỷ đồng, đi kèm hàng loạt tài sản bảo đảm giá trị như bất động sản, ô tô sang, cửa hàng xăng dầu…
Một trong số các cửa hàng xăng dầu của công ty Bách Khoa Việt ở quận Bình Thạnh, TP HCM.
Theo tìm hiểu, công ty Bách Khoa Việt thành lập vào ngày 20/10/2007. Người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc của doanh nghiệp là ông Trần Trách Việt Đức. Trụ sở chính của công ty này đăng ký tại 346 Tân Kỳ Tân Quý, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM.
Trên web công ty này giới thiệu, ban đầu thành lập có vốn điều lệ 66 tỷ đồng. Đến năm 2018, tăng vốn điều lệ lên 468 tỷ đồng.
Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực xây dựng cầu đường, công trình dân dụng và kinh doanh bất động sản, đến năm 2014, 2015 doanh nghiệp này từng bước tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu.
Ngoài việc phát triển mảng khách hàng bán buôn và khách hàng công nghiệp, công ty phát triển hệ thống các cửa hàng bán lẻ, hệ thống kho bãi và logistics rộng khắp khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây.
Trong số 4 doanh nghiệp nợ thuế TP HCM trên 100 tỷ đồng được công bố hồi tháng 10/2019 có công ty Bách Khoa Việt.
Công ty này còn cho biết, đã hợp tác với nhiều đơn vị để thiết lập hệ thống kho chứa xăng dầu trải rộng như: Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Công ty Xăng dầu Khu vực II TNHH MTV (Petrolimex Saigon); Kho xăng dầu ngoại quan Hiệp Phước (huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang); Kho xăng dầu Phúc Thành (quận Ô Môn, TP Cần Thơ); Kho xăng dâu Châu Thanh (huyên Châu Thanh, tinh Bên Tre); Kho xăng dâu BKV PETRO Tây Ninh (huyên Hoa Thanh, tinh Tây Ninh)…. Đây đều là những kho xăng dầu đầu mối tại miền Đông và Tây Nam Bộ.
Đáng chú ý là theo danh sách doanh nghiệp bị “bêu tên” nợ thuế trên địa bàn TP HCM được Cục thuế TP HCM công bố tháng 10/2019, công ty Bách Khoa Việt nằm trong danh sách đang nợ TP HCM hơn 100 tỷ đồng tiền thuế.
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua
Mặc dù có chút rung lắc nhưng với dòng tiền tham gia sôi động, thị trường tiếp tục có tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
Tuần qua, bên cạnh những thông tin tích cực từ việc kiểm soát dịch bệnh khá tốt khi 29 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới, cùng việc nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại trạng thái mua ròng, thậm chí có phiên mua ròng tới hàng nghìn tỷ đồng..., đã giúp dòng tiền nội mạnh dạn tham gia thị trường.
Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip với tâm điểm là dòng bank cùng một số mã lớn như VNM, MSN vẫn là điểm tựa chính tiếp sức cho đà tăng của thị trường.
Tính chung cả tuần, sàn HOSE có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, còn sàn HNX có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Tổng cộng, VN-Index tăng 13,3 điểm, tương đương tăng 1,6% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần ở mức 827,03 điểm; trong khi HNX-Index giảm gần 1 điểm, tương ứng giảm 0,9% và kết tuần ở mức 109,02 điểm.
Về thanh khoản tiếp tục tăng cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng 6.500 tỷ đồng mỗi phiên trên 2 sàn. Cụ thể, trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch đạt hơn 1.649 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 29.717 tỷ đồng, tăng 22,2% về lượng và 26,1% về giá trị so với tuần trước; còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt đạt 315 triệu cổ phiếu và 2.808 tỷ đồng, tăng 33,6% về lượng và 36,8% về giá trị so với tuần đầu tháng 5.
Ngày
VN-INDEX
Video đang HOT
Khối lượng GD
Giá trị GD
Ngày
HNX-INDEX
Khối lượng GD
Giá trị GD
15/5
827,03 (-5,37(-0,65%)
301.891.111
5.253.470
15/5
109,02 (-2,32(-2,08%)
72.736.639
634.160
14/5
832,40 (-1,81(-0,22%)
341.117.383
7.542.940
14/5
111,34 (-0,52(-0,46%)
61.839.799
475.730
13/5
834,21 (-1,11(-0,13%)
374.602.789
6.750.830
13/5
111,86 ( 0,09( 0,08%)
70.047.045
672.520
12/5
835,32 ( 6,99( 0,84%)
322.211.096
5.794.120
12/5
111,78 ( 0,20( 0,18%)
57.996.849
543.530
11/5
828,33 ( 14,60( 1,79%)
353.415.980
6.247.510
11/5
111,57 ( 1,55( 1,41%)
52.564.312
482.930
Sau tuần khá thành công đầu tháng 5, CTCK Bảo Việt - BVSC đã liên tiếp đưa ra những dự báo khá trái ngược với xu hướng thị trường trong tuần vừa qua từ 11-15/5.
Cụ thể, nếu trong 2 phiên đầu tuần, VN-Index vẫn tiếp tục đi lên và thử thách thành công mốc 835 điểm thì BVSC lại dự báo về áp lực điều chỉnh và rung lắc. Trái lại, trong phiên điều chỉnh ngày 14/5, công ty chứng khoán này lại cho rằng nhiều khả năng thị trường sẽ tăng điểm trở lại.
Còn lại 2 phiên giao dịch ngày 13/5 và phiên cuối tuần 15/5, BVSC đã nhận định khá trung lập khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục có các nhịp rung lắc hay diễn biến thị trường vẫn sẽ biến động trong biên độ hẹp với sự giằng co và phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.
Trong khi đó, CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS vẫn là một trong số ít công ty chứng khoán khá bảo lưu quan điểm nhận định về diễn biến thị trường.
Cụ thể, trong tuần qua (từ 11-15/5), dù thị trường tăng hay quay đầu điều chỉnh, thì SHS vẫn giữ nguyên dự báo qua các phiên giao dịch khi cho rằng, VN-Index sẽ rung lắc khi tiến đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 840 điểm.
Còn CTCK Yuanta Việt Nam - YSVN đã đưa ra duy nhất 1 dự báo đúng, còn lại đều sai.
Trong đó, YSVN nhận định đúng duy nhất trong phiên 12/5 khi cho rằng, thị trường sẽ duy trì đà tăng điểm.
Còn lại, 4 phiên giao dịch gồm 11/5, 13-15/5 đều nhận định sai. Cụ thể, với phiên tăng khá tốt ngày đầu tuần 11/5 giúp VN-Index bỏ xa ngưỡng kháng cự 820 điểm, thì YSVN lại dự báo chỉ số này có thể sẽ điều chỉnh và kiểm định lại vùng hỗ trợ 800-810 điểm.
Trái lại, trong khi thị trường quay đầu điều chỉnh nhẹ trong 3 phiên cuối tuần, thì công ty chứng khoán này lại cho rằng, chỉ số VN-Index vẫn trong xu hướng tăng và VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về vùng mục tiêu 898-939 điểm trong vài phiên tới.
Về phía các chuyên gia chứng khoán:
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phụ trách nghiên cứu thị trường, CTCK Vietinbank mặc dù có cảnh báo về khả năng thị trường sẽ sớm chịu áp lực chốt lãi, tuy nhiên dự báo có phần kém tích cực khi cho rằng VN-Index có thể tìm về kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 800 điểm trước khi tiếp tục dư địa tăng điểm trở lại.
Trái lại, ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt khá lạc quan khi cho rằng, hiện VN-Index đã vượt lên trên 800, và nếu không có tin xấu bất ngờ, xu hướng tăng vẫn còn.
Tương tự, ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cũng dự báo đúng khi cho rằng, diễn biến tâm lý hưng phấn sẽ tiếp tục được duy trì, cộng hưởng với dấu hiệu phục hồi của TTCK thế giới sẽ giúp cho VN-Index có thể kéo dài được mạch tăng điểm trong tuần tới.
Lãi suất giảm, nhưng doanh nghiệp chưa dám mạnh tay vay vốn Dù các ngân hàng giảm mạnh lãi suất, có nhiều giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhưng tăng trưởng cho vay những tháng đầu năm 2020 vẫn rất thấp. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi sản xuất, chưa biết vay vốn để làm gì. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa...