Công trình “đại thủy nông” Quảng Trị bị đe dọa vì tàu thuyền bất chấp lệnh cấm để hút cát
Không được cấp phép bến thủy nội địa, nhưng Công ty Nguyên Hà vẫn “cố tình” cho tàu, sà lan đậu trước vùng nước cấm để bơm cát lên bãi tập kết tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đường thủy, đe dọa an toàn công trình đập.
Đập xả tràn Nam Thạch Hãn (hay còn gọi đập Trấm) tại địa phận xã Triệu Thượng (huyện triệu Phong, Quảng Trị) là công trình quan trọng thuộc hệ thống công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn. Công trình “đại thủy nông” nay ngăn sông Thạch Hãn để dâng nước vào kênh tưới tiêu cho “vựa lúa” lớn nhất của tỉnh Quảng Trị thuộc 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng và TX. Quảng Trị.
Nhưng năm 2016, dư luận vô cùng bất ngờ và không hiêu vi sao trong pham vi bao vê cua công trinh nay lai xuât hiên môt bai tâp kêt cat soi hoat đông gây nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy và đe dọa đến sự an toan cua đâp Trấm .
Tại khu vực đập Trấm xã Triệu Thương (huyện Triệu Phong) hiện tại có 3 địa điểm liền kề nhau được phép hoạt động tập kết cát, sỏi trong đó có 2 vị trí của Công ty Nguyên Hà.
Qua tìm hiểu được biết, ngày 28/4/2016, ông Hà Sỹ Đồng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã ký giấy phép số 902/UBND-GP “ Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi” cho phép Công ty TNHH MTV Nguyên Hà được tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi. Cụ thể là tập kết cát sỏi tạm thời trong phạm vi bảo vệ tràn xả lũ và vận chuyển cát sỏi trên đập phụ II kết hợp tuyến đường cứu hộ, cứu nạn thuộc hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn .
Kích thước bãi tập kết tạm là 100 x 70m, vị trí cách chân đập phụ I là 80m, tập kết cát sỏi từ cao trình 10,5m trở lên. Đoạn đập phụ II kết hợp tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tải trọng cho phép trên tuyến đường đã được thi công xong theo thiết kế là 12 tấn. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2016 đến 31/12/2034″.
Tuy nhiên, sau 4 năm đi vào hoạt động, ngày 29/6/2020 UBND tỉnh Quảng Trị có công văn số 2851/UBND-TN yêu cầu Công ty Nguyên Hà tạm dừng mọi hoạt động khai thác và ngừng mọi hoạt động tàu thuyền liên quan đến đường thủy nội địa tại khu vực bãi tập kết cát, sỏi đã được cho phép hoạt động trong phạm vị bảo vệ công trình bởi vì vùng nước trước bãi tập kết này thuộc vùng cấm hoạt động tàu thuyền, không được phép hoạt động bến thủy nội địa.
Chỉ vài tháng sau, vào ngày 24/12/2020 cũng chính ông Hà Sỹ Đồng tiếp tục ký công văn số 5943/UBND-TN cho phép đơn vị này hoạt động khai thác và tập kết cát, sỏi. Thời điểm này, để giải quyết vấn đề cấp giấy phép bến thủy nội địa, UBND tỉnh Quảng Trị đồng ý cho phép Công ty Nguyên Hà tiến hành hoạt động tập kết cát, sỏi tại một vị trí mới không thuộc phạm vi bảo vệ công trình và không nằm trong vùng cấm tàu, thuyền, đã cấp được giấy phép bến thủy nội địa.
Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, thời gian trở lại đây, dù đã được cấp phép hoạt động một vị trí bến bãi mới và đã có giấy phép bến thủy nội địa nhưng Công ty Nguyên Hà vẫn “cố tình” đưa tàu và sà lan vào khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (vùng nước cấm tàu, thuyền, không cấp được giấy phép bến thủy nội địa) để bơm cát lên bãi tập kết mà trước đó từng bị tạm ngừng. Điều này khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Video đang HOT
Dù nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và thuộc khu vực cấm tàu thuyền hoạt động nhưng công ty Nguyên Hà vẫn “cố tình” cho tàu và sà lan neo đậu để bơm cát lên bãi tập kết.
Có mặt tại vị trí trên, theo quan sát của PV, bãi tập kết cát sỏi của công ty Nguyên Hà nằm trong phạm vị bảo vệ công trình thủy lợi (vị trí cũ – PV) cac đơn vi chưc năng đa găn biên bao câm phương tiên tàu, thuyền đi lai theo phương án của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhưng tại thời điểm đo vân có đến 3 chiếc tàu và xà lan “miệt mài” bơm cát lên bãi tập kết. Xung quanh cát được tập kết, chất đống tràn lan.
Nói thêm, hiện tại hai bên chân đập Trấm, đã xuất hiện tình trạng sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng.
Người dân nơi đây lo ngại, những sà lan, tàu cát công suất lớn ra vào vùng nước cấm tại bãi tập kết cát sỏi lòng sông của Công ty Nguyên Hà chỉ cách đập tràn 80m, đặc biệt vào mùa mưa, nước sông chảy mạnh, chỉ cần sơ sẩy, đứt dây neo trôi về phía đập tràn thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Công trình đập xả tràn Nam Thạch Hãn đang bị hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng.
Trước vấn đề này, trao đổi với Gia đình Việt Nam, ông Lê Ngọc Dũng – Chủ tịch xã Triệu Thượng cho biết, hiện nay tại khu vực đập Trấm, UBND tỉnh đã cấp phép hoạt động cho 3 địa điểm, trong có 1 vị trí nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cho phép công ty Nguyên Hà sử dụng làm bến bãi và 1 vị trí kết hợp thủy nội địa của công ty Sơn Dũng.
Theo ông Dũng, vào tháng 6/2020, UBND tỉnh ra quyết định tạm dừng hoạt động ở vị trí bến bãi của Công ty Nguyên Hà với lý do dù được cho thuê nhưng không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Sau đó, họ khắc phục bằng cách thuê một vị trí khác, và được cấp giấy phép bến thủy nội địa tại ví trí mới.
“Bây giờ bến bãi cũ của công ty Nguyên Hà vẫn được phép tập kết nhưng không được tập kết cát sỏi từ bến thủy lên vì không có giấy phép bến thủy nội địa do nằm trong phạm vi bảo vệ công trình, mà phải tập kết bằng hình thức tăng bo bằng xe ô tô đưa cát từ nơi khác đến”, ông Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sau khi xem hình ảnh mà PV cung cấp, thì ông Dũng xác định khu vực mà tàu và sà lan đang tiến hành bơm cát lên bãi tập kết của Công ty Nguyên Hà là vị trí nằm trong phạm vị bảo vệ công trình thủy lợi, có nghĩa là khu vực vày không được tập kết bằng hình thức dùng tàu và sà lan để bơm cát lên.
“Vấn đề này thẩm quyền là của cấp trên, còn xã thì giám sát là chủ yếu nhưng quá trình giám sát và để xử lý được thì cũng rất khó vì có 2 bến thủy đó mà tàu thuyền tuyệt đối không cập bến để bơm cũng khó”, ông Dũng cho biết.
Du được “tạo điều kiện” cấp phép hoạt động tại vị trí mới nhưng Công ty Nguyên Hà vẫn cố tình cho tàu và sà lan công suất lớn vào hoạt động tại khu vực nằm trong phạm vi bảo vệ, đe dọa đến công trình “đại thủy nông” Nam Thạch Hãn.
Sư viêc nay xin gưi thông tin đên UBND tỉnh Quảng Trị đê xử lý sơm, bao vê an toan cho đê điêu nhât la khi mua mưa bao đang đên.
Hà Tĩnh: Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ 2021
Trước thực trạng nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa xung yếu ở các địa phương chưa đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ, nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc chỉ đạo tăng cường đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021.
Hà Tĩnh là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ.
Theo đó, các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 307/KH-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Văn bản số 276/KH-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Thủy lợi.
Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các công trình thủy lợi, có phân công cụ thể trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức quản lý chuyên ngành, các địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; bổ sung các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn công trình thủy lợi.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, lập báo cáo (bao gồm danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2021) và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước ngày 10/4/2021 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; xây dựng phương án trình thẩm định, phê duyệt theo quy định và huy động các nguồn lực để tổ chức khắc phục, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn; rà soát, đánh giá các quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi để bổ sung, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp; tổ chức vận hành các công trình theo đúng quy trình đã được phê duyệt.
Bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa, lũ; thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình kể cả khi không có mưa, lũ; trực ban và giám sát an toàn công trình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra sự cố công trình. Thực hiện giải tỏa vật cản, phát quang phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nhiều công trình đê điều, hồ chứa xung yếu ở trên địa bàn tỉnh vẫn trong tình trạng mất an toàn.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập. Đối với các hồ chứa xung yếu phải xây dựng phương án tích nước hợp lý để đảm bảo an toàn công trình và dân cư vùng hạ du, đồng thời lập phương án di dời dân trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các thành phố, thị xã, khu công nghiệp...
Tổ chức vận hành thử các cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở vùng hạ du khi xả lũ hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.
Đôn đốc, kiểm tra các công trình thủy lợi đang thi công xây dựng phải đảm bảo đúng tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa lũ. Các công trình đã được bố trí vốn như: Các hồ chứa thuộc dự án nâng cao an toàn đập WB8; hồ Đập Khẩn (huyện Hương Khê), đập Khe Chọ (huyện Nghi Xuân), đập Chàng Vương (huyện Kỳ Anh)... đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm 2021.
Đối với công trình hồ Rào Trổ, đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng khẩn trương hoàn thành các hồ sơ thủ tục theo đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ. Tổ chức xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các công trình đang thi công và vùng hạ du, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
Thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, đơn vị theo phương châm "4 tại chỗ". Tổ chức kiểm tra, rà soát nhân lực, vật tư, thiết bị như: Rọ thép, đá hộc, bao tải, máy phát điện dự phòng... phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng và vật tư, phương tiện ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Hà Nội: Cần tăng cường xử lý vi phạm công trình thủy lợi Chỉ còn 2 tháng nữa là đến mùa mưa lũ, Hà Nội sẽ phải đón chịu những trận mưa to, tuy nhiên, tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp. Hà Nội cần tăng cường xử lý vi phạm công trình thủy lợi. Chi Cục Thủy lợi Hà Nội cho...