Công trình cấp nước tập trung hư hỏng, người dân lâm cảnh thiếu nước sinh hoạt
Được kỳ vọng sẽ giải bài toán thiếu nước sinh hoạt cho người dân, tuy nhiên nhiều công trình cấp nước tập trung xây dựng từ Chương trình 134, 135 tại huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa đang xuống cấp làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây.
Công trình nước sạch bị hư hỏng, bỏ hoang.
Trong những năm trước, các công trình nước sinh hoạt tập trung từ Chương trình 134, 135… được xây dựng tại huyện được kỳ vọng sẽ giải bài toán thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Thế nhưng, đến nay phần lớn các công trình này đều chưa đáp ứng niềm mong mỏi của người dân. Theo thống kê, Lang Chánh hiện có 45 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó 11 công trình quản lý sử dụng tốt, 16 công trình chủ yếu là công trình cấp nước mô hình tự chảy hoạt động kém hiệu quả, 18 công trình đã ngưng hoạt động.
Nhiều bể chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, cỏ dại mọc bên trong
Để có nước sinh hoạt hàng ngày, các hộ dân phải tự đào giếng, khoan giếng, thậm chí dùng ống dẫn nước từ các khe, suối về khu dân cư. Vào đợt nắng nóng, một số hộ dân gặp nhiều khó khăn do nguồn nước bị cạn kiệt.
Các công trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán tại hộ gia đình đang là giải pháp “cứu cánh” cho người dân huyện Lang Chánh. Đây chủ yếu là giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa.
Theo thống kê, toàn huyện hiện có khoảng 7.420 công trình nhỏ lẻ, gồm: 1.435 giếng đào, 350 giếng khoan, 5.635 lu và bể chứa nước.
Bà Phạm Thị Vân, trưởng khu phố Oi, thị trấn Lang Chánh, cho biết khu phố có 127 hộ/557 khẩu. Người dân sử dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng đào, giếng khoan, trong khi có gần 20 hộ sử dụng nước khe suối.
“Trước đây người dân đều sử dụng nguồn nước từ công trình cấp nước tập trung, tuy nhiên từ năm 2015 nước không dẫn về bể, công trình bị bỏ hoang, hư hỏng”, bà Vân nói.
Cách trung tâm thị trấn Lang Chánh chỉ 3 km, người dân khu phố Oi, thị trấn Lang Chánh phải dùng ống để lấy nước từ trên mó về dùng
Video đang HOT
Còn tại thôn Giàng Vìn (xã Trí Nang) sau khi sáp nhập có 154 hộ/600 khẩu, nhưng hiện chỉ có 5 bể nước sinh hoạt, dung tích khoảng 5 – 6 khối nước.
“Do đường ống yếu, bể ngấm đáy nên khó giữ được nước, nhưng lại không được duy tu, sửa chữa nên không phát huy tác dụng”, ông Hà Đức Chung, trưởng thôn Giàng Vìn, cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Thiện cho biết, địa phương có 5 công trình nước sinh hoạt tập trung (3 công trình xây dựng từ năm 2008, 1 công trình xây dựng năm 2013 và 1 công trình xây dựng năm 2020), đến nay chỉ còn 2 công trình đang sử dụng được ở thôn Úng và thôn Nghịu Tợt.
Theo ông Sơn, do đường cấp nước dài, thời tiết khắc nghiệt cộng thêm ý thức một số hộ dân còn kém trong công tác quản lý, sử dụng là những nguyên nhân khiến công trình nước sinh hoạt bị bỏ hoang, hư hỏng, xuống cấp.
Bế nước sinh hoạt tập trung tại thôn Giàng Vịn, xã Trí Nang bỏ không nhiều năm nay
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết, phần lớn các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện đều bị xuống cấp, hư hỏng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, nên huyện chưa thể sửa chữa.
Trước mắt, huyện giao cho xã quản lý, huy động nguồn lực xã hội hóa trong Nhân dân sửa chữa các hạng mục nhỏ. Đối với những công trình không thể khắc phục, vượt quá tầm huyện sẽ đề xuất xin chủ trương của tỉnh hỗ trợ.
“Hiện tại huyện đang triển khai xây dựng Đề án phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, nhằm từng bước xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch cho đô thị và nông thôn trong huyện”, ông Tiến thông tin thêm.
Thủ tướng: Không để người dân thiếu nước sinh hoạt trước nguy cơ hạn mặn nghiêm trọng
Thủ tướng vừa có chỉ thị 36, yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
Thủ tướng yêu cầu cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.
Theo chỉ thị, từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mekong ở mức rất thấp.
Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được khoảng gần 9 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3.
Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp, các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mekong nên tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm.
Năm 2020, được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.
Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn hệ thống sông quốc tế và gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Trước tình hình trên, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh thành ở ĐBSCL theo dõi sát tình hình, lên các kịch bản ứng phó với hạn mặn, thiếu nước phù hợp với thực tế địa phương, gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020.
Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.
Các địa phương hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.
Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2020-2021 ở các vùng ven biển để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Theo dự báo, năm 2020 tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021
Tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác...
Thủ tướng lưu ý các địa phương ĐBSCL tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Với các bộ ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT theo dõi diễn biến và dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan và người dân vùng ảnh hưởng để phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt để xây dựng giải pháp và bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao...
Hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn; vận động tổ chức trong nước, quốc tế hỗ trợ người dân ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
Thủ tướng cũng giao Bộ TN&MT thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đề nghị tăng cường xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn để góp phần đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp cần thiết và hiệu quả.
Bộ KH&ĐT, Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT ưu tiên cân đối nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình cấp bách và hỗ trợ các giải pháp trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định.
Bộ Ngoại giao, phối hợp với Bộ TN&MT, NN&PTNT sử dụng các kênh song phương, diễn đàn, cơ chế hợp tác khu vực để thu thập, chia sẻ thông tin về nguồn nước và điều tiết của các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Mekong phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lý do nhiều khu vực ở Đà Nẵng "khát" nước sinh hoạt Độ nhiễm mặn của Sông Cầu Đỏ lên đỉnh điểm, gần bằng 1/3 độ mặn của nước biển khiến nhiều khu vực trên địa bàn Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Thông tin trên báo Người Lao Động , trong các ngày 8-10/4, theo ghi nhận của phóng viên, một số khu vực tại các quận Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn,...