Công tố viên: Không có căn cứ cho rằng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC đã chết
Tại phần đối đáp, đại diện VKS thực hành quyền công tố tại tòa cho rằng đủ căn cứ kết tội bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và không có căn cứ cho rằng bị cáo này không còn tồn tại hay đã chết.
Ngày 12-7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử 14 bị cáo về các tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở KH&ĐT TP.HCM, Công ty AIC và Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM.
Sau khi nghe các luật sư bào chữa, đại diện VKSND đối đáp lại quan điểm của các luật sư.
Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu chủ tịch HĐQT Công ty AIC) bị VKS đề nghị mức án 22 – 24 năm tù về hai tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được xác định đã bỏ trốn và bị đưa ra xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, bà Nhàn có 5 luật sư bào chữa tại tòa gồm 3 luật sư gia đình mời, 2 luật sư chỉ định.
Các luật sư bào chữa cho bà Nhàn cho rằng không thể xác định bà đang bỏ trốn. Bà Nhàn xuất cảnh ngày 19-6-2021 mà không bị áp dụng bất kỳ hạn chế nào như tạm hoãn xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Luật sư cho rằng không có căn cứ để khẳng định bà Nhàn biết được việc mình bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và cần thiết nhận định tình trạng của bà Nhàn là không biết rõ đang ở đâu chứ không phải bỏ trốn. Trường hợp không xác định được bị can đang ở đâu thì buộc phải tạm đình chỉ vụ án đối với bị can mà không thể ra kết luận điều tra, hoặc truy tố ra trước tòa án.
Công tố viên đối đáp lại quan điểm các luật sư bào chữa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đối đáp lại, theo đại diện VKSND TP.HCM, căn cứ BLTTHS, gồm: Khoản 1 Điều 229 quy định CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ khi không rõ bị can ở đâu. Khoản 1 Điều 247, VKS ra quyết định tạm đình chỉ khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can ở đâu. Khoản 1 Điều 281, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi không rõ bị can, bị cáo đang ở đâu. Khoản 1 Điều 231 quy định về việc truy nã bị can khi bị can bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can ở đâu, thì CQĐT phải ra quyết định truy nã bị can.
Video đang HOT
Như vậy, thuật ngữ bị can bỏ trốn và không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu là như nhau và để xác định việc bị can bỏ trốn.
Trong vụ án này, bị cáo Nhàn đang truy nã, không có ở nơi cư trú, không thực hiện như triệu tập để nhận các quyết định tố tụng dù đã thông báo cho cá nhân và đăng tin công khai trên phương tiện đại chúng. Nên việc bị can đã xuất cảnh trước đó hay chưa có thông tin xuất cảnh đều thuộc trường hợp bị truy nã.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Ảnh: PLO
VKS cũng nêu quan điểm, kết quả điều tra xác định, Nhàn là người có vai trò chủ mưu; các bị cáo Trần Đăng Tấn, Trần Mạnh Hà và Đỗ Vân Trường thực hiện hành vi phạm tội liên quan liên quan các bị cáo khác nên xét xử vắng mặt đối với các bị cáo đã bỏ trốn là hoàn toàn đúng quy định, giải quyết triệt để vụ án.
Đặc biệt đảm bảo trách nhiệm dân sự của các bị cáo bỏ trốn. Nếu tạm đình chỉ thì sẽ gây khó khăn, vì các bị cáo tạm đình chỉ không phải chịu trách nhiệm hình sự, dân sự, trong khi bị cáo làm công, hưởng lương không hưởng lợi phải chịu thay cho các bị cáo này.
Theo VKS, có quan điểm cho rằng bị cáo Nhàn và các bị cáo đang bỏ trốn không còn tồn tại hay là đã chết là không có căn cứ. Vì trường hợp nếu đủ căn cứ, cơ quan tố tụng sẽ không điều tra, truy tố, xét xử mà sẽ có các thủ tục khác theo đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, với tài liệu chứng cứ đủ khẳng định vai trò chỉ đạo của Nhàn, dùng Công ty AIC để thông thầu và 3 bị cáo Trần Đăng Tấn, Trần Mạnh Hà và Đỗ Vân Trường giúp sức, có phân công, phân nhiệm. Hành vi phạm tội của bị cáo Nhàn thể hiện thông qua các bị cáo khác nên việc không có lời khai của bị cáo Nhàn cũng có đủ căn cứ kết tội.
Đối với tội đưa hối lộ, căn cứ vào lời khai của bị cáo Dương Hoa Xô về việc đưa tiền cảm ơn và thời gian, số lượng tiền, người đưa tiền phù hợp lời khai của hai bị cáo đưa tiền là Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn. Khi đưa tiền đều nói là tiền cảm ơn vì đã tạo điều kiện cho AIC trúng thầu.
Từ đó, có đủ căn xác định, bị cáo Nhàn không tự đưa tiền nhưng duyệt chi cho hai bị cáo Tấn, Hà đưa tiền cho bị cáo Xô. Không thể có quà cảm ơn giá trị lớn nếu người được cảm ơn không làm gì theo yêu cầu của người cảm ơn và việc thoả thuận là ngầm định.
Vì vậy, VKS xác định đủ căn cứ kết tội bị cáo Nhàn về hai tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Ai đã mời 5 luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC khi bị cáo này đang trốn truy nã?
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có hai luật sư chỉ định, ba luật sư còn lại do người nhà bị cáo này mời; trong vụ án thứ ba này, bị cáo Nhàn bị cáo buộc thông thầu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.
Hôm nay (11-7), đại diện VKSND TP.HCM sẽ nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với 14 bị cáo bị xét xử về các tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM (Trung tâm CNSH).
Hôm qua, HĐXX đã dành một ngày để xét hỏi các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Trong vụ án này, 4 bị cáo đang trốn truy nã, gồm cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu phó tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà và trưởng văn phòng đại diện AIC tại TP.HCM Trần Đăng Tấn bị xét xử vắng mặt về tội đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng Đỗ Vân Trường (cựu tổng giám đốc Công ty CP Mopha) bị xét xử vắng mặt về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch Công ty AIC. Ảnh: PLO
Trước ngày mở phiên xét xử, TAND TP.HCM đã phát thông báo kêu gọi 4 bị cáo này ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng, đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa theo quy định.
Theo chủ tọa, HĐXX đã tống đạt hợp lệ và thực hiện các biện pháp theo thủ tục tố tụng, nên đã quyết định xét xử vắng mặt bị cáo Nhàn cùng 3 đồng phạm. Dù xét xử vắng mặt, nhưng bị cáo Nhàn và 3 đồng phạm vẫn có luật sư bào chữa.
Trong đó, bị cáo Nhàn có 5 luật sư bào chữa, gồm:
Hai luật sư do tòa chỉ định bào chữa cho bị cáo Nhàn là luật sư Nguyễn Ngọc Trâm - Đoàn Luật sư TP.HCM và luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết - Đoàn Luật sư Hà Nội (luật sư Tuyết được cơ quan điều tra chỉ định trong giai đoạn điều tra vụ án).
3 luật sư bào chữa thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội là luật sư Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tùng và Vũ Hoàng Nhật Tân.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Văn Hướng và luật sư Nguyễn Thanh Tùng cho biết 3 luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội được người thân của bà Nhàn mời bào chữa cho bà Nhàn trong phiên tòa này.
Đây là vụ án thứ 3 bà Nhàn bị xét xử vắng mặt với cáo buộc chỉ đạo cấp dưới thiết lập các công ty "quân xanh, quân đỏ" để Công ty AIC và các công ty do AIC chỉ định trúng 8 gói thầu mua sắm thiết bị 12 phòng thí nghiệm với giá đã được nâng khống lên 40% để hưởng lợi, gây thiệt hại cho nhà nước 94,6 tỉ đồng.
Các luật sư bào chữa trong vụ sai phạm xảy ra tại Sở KH&ĐT TP.HCM, Công ty AIC và Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh: SONG MAI
Từ năm 2015 đến 2019, sau mỗi gói thầu, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa tiền cho bị cáo Dương Hoa Xô - cựu giám đốc Trung tâm CNSH với tổng số tiền 14,4 tỉ đồng.
Sau khi nhận tiền, bị cáo Xô đã chia cho phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh 1 tỉ đồng, phó giám đốc Trung CNSH Nguyễn Đăng Quân 950 triệu đồng và trưởng ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Nguyễn Viết Thạch 1,1 tỉ đồng. Còn lại 11,35 tỉ đồng, bị cáo Xô đã sử dụng cá nhân và đã nộp lại.
Tại phiên xét hỏi ngày 10-7, bị cáo Dương Hoa Xô, Trần Thị Bình Minh và 8 bị cáo trong vụ án đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Đối với các bị cáo đã nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi.
Đại diện Trung tâm CNSH (bị hại) yêu cầu HĐXX buộc Công ty AIC và các tổ chức, cá nhân liên quan hoàn trả số tiền mà các đơn vị gây thiệt hại. Đồng thời, xin HĐXX xem xét cho các bị cáo trước đây là cán bộ của trung tâm vì đã có nhiều đóng góp cho trung tâm, hoàn thành nhiều nhiệm vụ.
Vụ án AIC ở TP.HCM: Cách ăn chia khoản hối lộ hơn 14 tỷ Ngày 10/7, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án vi phạm đấu thầu, đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) TPHCM và Sở Kế hoạch- Đầu tư TP.HCM. Vụ án này có 14 bị cáo bị đưa ra ra...