Công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ “đóng băng” vào năm 2018?
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho biết, có thể phải “đóng băng” hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất khi công suất đạt 32 – 35 triệu lượt khách/năm.
Sân bay Tân Sơn Nhất đứng trước nguy cơ sắp quá tải công suất khai thác.
“Đóng băng” khai thác vì quá tải
Thông tin trên được ông Thanh đưa ra tại Hội thảo “Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Cần cơ chế chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư” do UBND tỉnh Đồng Nai và Báo Lao Động phối hợp tổ chức sáng nay (30.10).
Ông Thanh cho rằng, đến thời điểm này, điều cần bàn đến là tính cấp thiết để xây dựng sân bay Long Thành chứ không nên bàn về sự cần thiết nữa. Bởi ngành hàng không đang trong giai đoạn phát triển rất nóng, trong khi hạ tầng chưa cải thiện được nhiều.
Ông Thanh cho hay: “Trong tháng 10, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất đã tăng trưởng 22%. Sân bay Tân Sơn Nhất theo quy hoạch lượng khách khai thác tối đa là 25 triệu lượt/năm. Thế nhưng, dự kiến trong năm nay có thể đạt tới 26 triệu lượt khách”.
Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, trong những năm tới, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phải “chịu đựng” công suất 30 triệu hành khách/năm.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: “Có thể chúng tôi sẽ phải “đóng băng” hoạt động khai thác, dừng ở con số khi nào uy hiếp đến an toàn bay. Mức tối đa có thể khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất có thể là 32 triệu lượt hành khách/năm, chúng tôi đang mong có thể lên được 35 triệu lượt khách/năm. Đây là sức ép rất lớn đối với hoạt động khai thác dịch vụ ở sân bay Tân Sơn Nhất”.
Về vấn đề này, ông Lương Hoài Nam – chuyên gia hàng không – tỏ ra rất quan ngại: “Nếu phải “đóng băng” công suất Tân Sơn Nhất thì quả là điều đáng buồn. Chỉ tính mức tăng trưởng 10%/năm, với công suất 26 triệu khách/năm như năm nay thì đến năm 2018 công suất sẽ đạt 35 triệu lượt khách/năm. Có nghĩa là từ năm 2018, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ không có tăng trưởng cả nội địa và quốc tế”.
Theo ông Nam, tình hình bây giờ đã rất cấp bách, bởi sân bay Tân Sơn Nhất đã tắc nghẽn từ bầu trời đến đường băng, sân đỗ và cả cửa ngõ ra vào sân bay.
Video đang HOT
Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ gánh đỡ cho sân bay Tân Sơn Nhất đang trong tình trạng quá tải.
Xin cơ chế đặc thù xây dựng sân bay Long Thành
Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện sân bay Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai đang đề xuất với Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống cho người dân.
Ông Đinh Quốc Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – cho biết: “Để thực hiện dự án sân bay Long Thành trên diện tích 5.000ha, phải thực hiện di dời 4.730 hộ dân với gần 15.000 nhân khẩu trên địa bàn 6 xã thuộc huyện Long Thành”.
UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị được thực hiện công tác bồi thường một lần, xây dựng trước khu tái định cư và cần một cơ chế đặc thù về quy trình thẩm định, phê duyệt, quy hoạch xây dựng hạ tầng khu tái định cư.
Ông Thái cũng cho hay, tỉnh cũng đang đề xuất một khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống người dân thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trong đó, có những cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng riêng cho dự án này.
Ví dụ hộ gia đình bị thu hồi đất, nhưng chưa xây dựng nhà và không còn nơi ở nào khác cũng được bồi thường bằng một khu đất mới trong khu tái định cư. Trường hợp bị thu hồi nhiều thửa đất hoặc đất có diện tích lớn thì được xem xét bố trí các lô tái định cư với diện tích tương ứng.
Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng cũng được hỗ trợ miễn phí các khóa học, tiền sinh hoạt phí, tiền đi lại. Đồng thời, được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa 24 tháng.
Ông Thái cho hay, đây là việc hết sức khó khăn và cần sự chỉ đạo của Chính phủ để có thể tiến hành khởi công sân bay Long Thành vào năm 2018 như tiến độ đặt ra.
Theo_Dân việt
Vai trò của người dân ở đâu trong tính giá điện?
Giá điện cần làm chẵn, cần xác định lại với sự tham gia của người dân, chuyên gia, nhà sản xuất và cơ quan quản lý.
Giá điện và các nhân tố phụ thuộc
Giá cả trong điều kiện kinh tế thị trường phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung cầu. Đồng thời trong tùy giai đoạn, cũng có thể chịu thêm các tác động khác.
Giá năng lượng là vấn đề "nan giải" chịu nhiều yếu tố tác động phức tạp, nhất là tình trạng khan hiếm tài nguyên và tác động của ô nhiễm. Vấn đề này càng trở nên quan trọng sau khủng hoảng năng lượng những năm 1970 đã làm thế giới có nhận thức đầy đủ hơn. Thêm vào đó, tùy hoàn cảnh từng nước, giá điện cũng được định giá khác nhau. Ngay giá điện sinh hoạt và giá điện sản xuất cũng không giống nhau. Ngoài ra còn giá theo thời điểm, công suất và điện lượng...
Ma trận giá điện làm người dân điên đầu.
Như mọi người đã biết, giá điện ở các nước thường định theo bậc thang lũy tiến, theo hướng dùng nhiều đắt hơn. Tuy nhiên, ở các nước khác, hầu hết họ đã có thị trường điện cạnh tranh khi có nhiều đơn vị cung ứng.
Giá năng lượng cũng còn diễn biến phức tạp khi nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm, nhưng cũng phát lộ nhiều cơ hội mới...
Ai định giá điện và vai trò của các bên
Ở Việt Nam giá điện là lĩnh vực quan trọng được xác định với sự thỏa thuận giữa các bộ ngành liên quan như Tài chính và Công thương. Chính phủ hỗ trợ 30 kWh đầu tiên cho các hộ nghèo và chuyển trực tiếp. Dưới đây chủ yếu bình luận về giá điện sinh hoạt. Phân tích biểu giá điện này và thực tế tiêu dùng, có thể thấy có một số "bất hợp lý", hoặc dễ bị ngộ nhận:
1. Ai định giá mà sao "lẻ" và "phi tuyến":
Giá điện do cơ quan quản lý định ra, tuy có tham vấn nhà sản xuất, nhưng không phải do bên bán điện định ra. Vai trò của người sử dụng điện gần như không có, giá bao nhiêu là trả bấy nhiêu (ngay hợp đồng cũng là mẫu mua bán định sẵn). Người dân và báo chí thường viết hình như là mọi sự đều do EVN định ra cho có lợi cho mình, đó có lẽ là "hiểu nhầm" tai hại nhất. Các bậc thang đều tính với số lẻ, khó hiểu do có nhiều số lẻ phức tạp.
Theo thang bậc hiện hành, giữa các bậc có sự "nhẩy cò" rất nhanh, nhất là ở mức 300-400 kWh. Số người này không nhiều, nhưng lại kêu to, nên ảnh hưởng. Thêm vào đó, "bước nhảy" cũng rất "phi tuyến" khó giải thích vì sao tăng giảm như vậy.
Toàn bộ tiền chênh này EVN "thụ hưởng" có hợp lý không, nếu nói về vấn đề tiết kiệm năng lượng?
2. Tác động chủ quan: Những tác động chủ quan của EVN (?) có thể làm "lệch", người dân khó kiểm tra: Khi sử dụng giá lũy tiến mà ngày tính tiền điện không đều ngày ghi điện, gây ra nghi ngờ là để tính sang thang biểu giá điện cao hơn, gây bất lợi cho người sử dụng. Người tiêu dùng điện ít có điều kiện kiểm tra, lại không thạo cách tính lũy tiến, nên cuối cùng, giá bao nhiều chỉ biết như thông báo, khó tự kiểm tra để điều chỉnh hành vi.
3. Yếu tố thời tiết tác động mạnh khi biểu giá có bước nhẩy 300-400 kWh: Mấy tháng qua, do thời tiết nóng bức, nên sử dụng điện cao vọt, ngành điện đã thu tiền điện được tăng hơn, giúp để tái đầu tư, nhưng dễ bị hiểu là ngành điện thu thêm lợi nhuận "siêu ngạch" trời cho. Nếu nói biểu giá lũy tiến là để tiết kiệm, thì sao phần sử dụng điện cao hơn chỉ trả cho EVN cũng là vấn đề gây bức súc cho người dân.
Giá điện cần thiết xác định lại với sự tham gia của người dân, chuyên gia, nhà sản xuất và cơ quan quản lý. Căn cứ một số nguyên tắc, có thể tính áng: Giá nên định thế nào: Cái nào cũng có "lợi hại"
- Tính giá như cũ không nên.
- Giá đề nghị có lũy tiến: Giá điện cần có một số nguyên tắc rõ, đưa ra lấy ý kiến người dân, các chuyên gia, trong đó việc lấy giá thấp đồng hạng cho dưới 100 kWh, người nghèo được hỗ trợ trực tiếp (không qua EVN). Các đơn giá phải là con số không có số lẻ, người dân tự kiểm chứng được. Khoa học thì nên tính lũy tiến, nhưng ít bậc thang (dưới 100; 100-200; 201-400 và trên 401) và các nấc thang cũng nên mượt mà hơn. Ví dụ: bậc 1 (1500đ); bậc 2 (tăng 20% là 1800đ); bậc 3 (tăng thêm 20% là 2100đ) và bậc 4 là (tăng thêm 20% nữa là 2400đ). Phần tiền chênh lệch trên 400KWh nên dành một phần cho các biên pháp tiết kiệm điện.
- Đồng giá, được nhiều người ủng hộ: Nếu tính giá bình quân, thì càng dễ kiểm tra, nhưng cần tính đến khả năng tiết kiệm chi phí của ngành điện, ví dụ bình quân 1.700đ chẳng hạn. Cái này phải tính cụ thể để trong một năm không quá chênh lệch (theo số liệu 2014).
Theo Báo Đất Việt
Khánh thành Nhà máy phân bón Bình Điền - Ninh Bình Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền - Ninh Bình với công suất 400.000 tấn phân bón NPK/năm, vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng đã chính thức đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Phú Khánh, tỉnh Ninh Bình. Tại lễ khánh thành được tổ chức sáng nay (21/10), ông Lê Quốc Phong - Tổng Giám đốc Công ty Cổ...