Công nhân vay nợ đưa cả số chủ tịch công đoàn cho tín dụng đen ‘khủng bố’
Chủ tịch công đoàn công ty bị lộ số điện thoại, nhóm cho vay tín dụng đen phát hiện ra, hằng ngày gọi điện “khủng bố”, phải gửi đơn tới cơ quan công an.
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú kể chuyện bị “khủng bố” vì tín dụng đen – Ảnh: HÀ QUÂN
Trong diễn đàn 10 thuộc khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chiều 1-12, ông Đặng Tuấn Tú – chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Đồng Nai) – cho biết đơn vị có tới 37.000 người lao động, do vậy việc kiểm soát tín dụng đen, vay nặng lãi rất khó khăn.
Theo ông Tú, những nhóm cho vay không chỉ gây sức ép đòi nợ lên người vay tiền mà còn “khủng bố” chủ tịch công đoàn, buộc ông phải gửi đơn đến cơ quan công an. Trước đó, số điện thoại của ông vốn được công bố ở công ty bị công nhân đưa cho các đối tượng vay tín dụng đen làm tin.
“Chúng tôi bị hăm dọa khi phát hiện đối tượng cho vay nặng lãi hoặc có ý định lôi kéo công nhân tham gia vào tín dụng đen”, ông Tú chia sẻ.
Là người sát sườn với công nhân, vị chủ tịch công đoàn này cho rằng công ty phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn tín dụng đen từ sớm. Trước mắt, công ty ông đã liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ cho người lao động lúc gặp khó khăn, tránh tìm tới tín dụng đen.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Diệu Thúy – chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, chủ trì diễn đàn 10 – nêu các ý kiến, kiến nghị của đại biểu về hạn chế tín dụng đen sẽ được tiếp thu, đóng góp vào các văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam – Ảnh: HÀ QUÂN
Nhóm cho vay tín dụng đen lợi dụng tâm lý người dân
Còn ông Phan Văn Đuộc – chủ tịch Công đoàn Trường đại học Cảnh sát nhân dân – đánh giá công nhân sa vào “tín dụng đen”, bị “lừa đảo qua mạng” tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự.
Ví dụ nhóm cho vay đăng tin tìm việc online với chiêu trò “việc nhẹ lương cao”, dụ công nhân khó khăn rơi vào “bẫy” hoặc đường dây buôn người ra nước ngoài. Sau đó, gia đình phải mất rất nhiều tiền chuộc người thân. Nếu số tiền lớn, họ buộc phải vay tiền qua các ứng dụng trên mạng.
Ông Đuộc phân tích tâm lý người vay mong muốn có tiền nhanh chóng, không phải làm thủ tục ở ngân hàng, do vậy các ứng dụng trên Facebook, Zalo xuất hiện.
Do đó, vị chủ tịch công đoàn trên gợi ý chính cán bộ công đoàn phải chủ động, nhạy bén, sát sườn với công nhân, kịp thời xử lý vấn đề ngay từ sớm. Bên cạnh đó, công đoàn cũng cần chăm lo, bảo vệ tốt người lao động trước khó khăn, giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong công nhân.
Đủ chiêu trò app cho vay nặng lãi: 'Có ai chống lưng không mà các app trắng trợn quá?'
Bạn đọc lên án và đề nghị các cơ quan cần mạnh tay hơn nữa đối với các tổ chức cho vay nặng lãi biến tướng thành app cho vay tiêu dùng.
Hình ảnh cá nhân của ông H. bị nhóm "khủng bố" cắt ghép đã chết nhằm mục đích đòi tiền - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Như Tuổi Trẻ thông tin, thời gian gần đây lợi dụng nhu cầu vay tiền với thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, nhiều tổ chức tín dụng đen - cho vay qua app đã hoạt động mạnh mẽ trở lại.
Để tiếp cận các "con mồi", một số tổ chức tín dụng đen dùng mọi thủ thuật để "bẫy" người vay bằng các khoản chi phí không rõ ràng, lãi suất "cắt cổ", thậm chí còn biến tướng thành một hình thức lừa đảo mới.
"Các cơ quan chức năng vào cuộc đồng bộ sẽ dẹp được chứ không có gì khó. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với việc tuyên truyền đến người dân: Vay dễ, không thế chấp thì lãi phải cao! Đích thị đây là tín dụng đen!".Ý kiến bạn đọc Đình Thắng
Bức xúc trước tình trạng "bẫy" cho vay được "giăng" khắp mọi nơi và ai ai cũng có thể dính "bẫy", nhiều bạn đọc không còn cách nào khác là lên tiếng cầu cứu các cơ quan chức năng vào cuộc.
"Giờ ở đâu cũng có vay qua app, đặc biệt là Facebook. Thậm chí, mình thấy trên ứng dụng Momo cũng có làm dịch vụ thu hộ những app như Tamo, DrDong, Vdong... Thực sự không hiểu" - bạn đọc Hòa Nguyễn viết.
Về sự lộng hành của tín dụng đen, bạn đọc Trần Ngọc Hiếu bổ sung: "Chúng có sợ ai, dán vách tường, nhắn tin qua điện thoại, mạng xã hội, phát công khai tại các chốt đèn giao thông, thậm chí còn liệng tờ rơi vô nhà...".
Để giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, bạn đọc Xuân Hồng đề xuất: "Bộ Công an và Bộ Thông tin - truyền thông phải ngăn chặn các ứng dụng (app) cho vay này để người dân khỏi vướng bẫy".
Đó mới là những chiêu tiếp cận để "con mồi" dính "bẫy".
Tiếp theo, khi "cá đã cắn câu", những hình thức sau đó của những kẻ cho vay thật sự "hiện nguyên hình" là nhóm xã hội đen với đủ hình thức hù dọa, khủng bố. Thậm chí đối với những thuê bao điện thoại không liên quan gì cũng là nạn nhân của chúng.
"Người nhà tôi làm kế toán chả liên quan gì cái tổ chức cho vay vậy mà chúng nhắn tin khủng bố dọa nạt. Gọi lại thì máy chúng không nghe, chúng để số liên hệ giải quyết... Khi nói không quen không biết, chúng cũng không tha mà vẫn chửi bới, do đó không còn cách nào khác đành khóa sim tạm thời" - bạn đọc Văn Minh bức xúc.
Trong khi đó, câu chuyện của bạn Trần Thi còn oái oăm hơn: "Mình dùng sim 11 số, sau đó nhà mạng đổi thành 10 số, vô tình trùng với số điện thoại của Trường THCS Thành Minh (của người vay tiền - tên N.C.V. quê Thanh Hóa). Vậy là mỗi ngày mình nhận được tầm 40 cuộc gọi đòi nợ, khủng bố hơn 1 năm. Cuối cùng chịu không nổi đành đổi số điện thoại" - bạn đọc này viết.
Để không còn cảnh người vay trả nợ với lãi suất cắt cổ, đến khi nạn nhân không còn khả năng trả nợ, các tổ chức cho vay đủ trò khủng bố, hù dọa..., nhiều bạn đọc đề nghị phải xóa sổ tận gốc bọn cho vay nặng lãi này thì người nghèo mới không bị sập bẫy nợ của chúng.
"Rất mong cơ quan công an nhanh chóng triệt phá và xử phạt thật nặng các đối tượng cho vay nặng lãi, xóa sạch các ổ nhóm tín dụng đen. Công an khi bắt được bọn này cần điều tra xem có được bóng hình nào chống lưng, bảo kê hay không mà manh động và trắng trợn quá" - bạn đọc Nguyễn Hữu Tuyên viết.
Về giải pháp, bạn đọc Tuấn Anh hiến kế: "Nếu cần triệt tiêu nạn cho vay lãi cắt cổ này tôi nghĩ không khó, chỉ cần hai cơ quan chức năng vào cuộc làm hết trách nhiệm là ổn. Thứ nhất: ngành công an cứ truy ra thuê bao! Thứ hai: ngành truyền thông rà soát và chặn tất cả các cuộc giao dịch của các số thuê bao liên quan đến cho vay nặng lãi ở cột điện, bờ tường... kia đi".
Trong khi đó, bạn đọc Minh Phương bổ sung: "Chỉ cần vô hiệu hóa, xóa bỏ tất cả nghĩa vụ trả nợ các khoản vay vượt quá mức lãi suất trần theo quy định để xem bọn chúng còn dám cho vay nữa không".
Để mình và gia đình không dính "bẫy" các tổ chức tín dụng đen biến tướng, theo bạn cần phải làm gì để đề phòng?
Xóa sổ tín dụng đen, cách nào? - Hãi hùng các hội nhóm rủ bùng nợ Làn sóng vay rồi rủ nhau bùng nợ hoặc chây ì trả nợ đang rộ lên trên các mạng xã hội sau khi hoạt động đòi nợ thuê bị cấm cửa và cơ quan chức năng tăng cường triệt phá hoạt động cho vay nặng lãi. Hội nhóm bùng nợ trên Facebook - Ảnh: A.H. chụp lại Dù các công ty tài chính...