Công nhân sản xuất iPhone lại dọa tự tử tập thể
Khoảng 200 công nhân làm việc trong một nhà máy ở tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc thuộc sở hữu của Foxconn, đối tác gia công chính của Apple đe dọa sẽ tử tự tập thể bằng cách nhảy xuống từ nóc nhà máy nhằm phản đối mức lương và sự thuyên chuyển không phù hợp.
Cuộc biểu tình mới nhất này diễn ra chỉ một tháng sau khi Foxconn và Apple vừa công bố một bản thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc cải thiện các điều kiện làm việc trong các nhà máy của Foxconn. Hiện tại, Foxconn sử dụng khoảng 1,2 triệu công nhân ở Trung Quốc chuyên lắp ráp các sản phẩm đình đám mang thương hiệu “Quả táo” như iPhone, iPad…
Trung tâm Thông tin về các quyền con người tại Hong Kong khẳng định cuộc biểu tình trên liên quan đến khoảng 200 công nhân.
Một phát ngôn viên của tập đoàn Hồng Hải, công ty “mẹ” của Foxconn cho biết sự việc này không phải là một cuộc đình công và nó liên quan đến các quyết định thuyên chuyển nơi làm việc. Theo đó, những công nhân tham gia biểu tình là nhóm công nhân mới đến nhà máy và bất bình vì bị chuyển đến chỗ làm khác.
Các vụ biểu tình phản đối mức lương và điều kiện làm việc của công nhân Foxconn vẫn tiếp tục diễn ra
“Cuộc tranh cãi đã được dàn xếp sau một vài cuộc thương lượng có sự tham gia của các bộ phận quản trị nhân lực, các cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương”, phát ngôn viên Simon Tsing tuyên bố.
Video đang HOT
Foxconn, công ty tư nhân có quy mô lớn nhất Trung Quốc và Apple đã đồng ý bắt tay nhau để giải quyết các hành vi vi phạm điều kiện lao động và cải thiện môi trường làm việc tại các nhà máy gia công và lắp ráp sản phẩm của Apple.
Thỏa thuận này được kí kết gần hai năm sau khi diễn ra một loạt các vụ tự tử của công nhân làm việc tại các nhà máy Foxconn. “Làn sóng” tự tử chưa có dấu hiệu dừng lại này đã nhanh chóng gây sự chú ý của dư luận trên khắp thế giới vào các điều kiện làm việc tại các nhà máy Trung Quốc và làm dấy lên những lời chỉ trích cho rằng các sản phẩm của Apple được xây dựng trên lưng của những công nhân Trung Quốc bị ngược đãi.
Hồi đầu tuần trước, Apple đã công bố bản báo cáo doanh thu của quý 2 trong năm tài khóa của mình. Theo đó, thu nhập ròng của Apple gần như tăng gấp đôi nhờ sự “bùng nổ” doanh số bán hàng iPhone.
Người đại diện của Foxconn, Simon Tsing từ chối cho biết có bao nhiêu công nhân tham gia vào cuộc biểu tình này nhưng ông khẳng định hiện chưa có ai bị thương hay nhảy lầu tự tử như lời đe dọa.
Trung tâm Thông tin vì quyền con người cho biết một trong những lời than phiền của các công nhân là mức lương mà họ kiếm được tại Vũ Hán thấp hơn mức lương mà họ kiếm được với những vị trí công việc trước đó. Số công nhân này đã quay lại làm việc bình thường sau khi cảnh sát can thiệp.
Các cuộc biểu tình trên quy mô toàn cầu chống lại Apple đã tăng lên sau khi giới truyền thông, đặc biệt là nhiều ấn phẩm báo chí tên tuổi trên thế giới đồng loạt đưa tin về “làn sóng” tự tử diễn ra tại các nhà máy của Foxconn ở miền nam Trung Quốc. Apple đã đồng ý cho Tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền của người lao động (FLA) tiến hành một cuộc điều tra độc lập nhằm ngăn chặn những lời chỉ trích rằng các sản phẩm của hãng được xây dựng trong những điều kiện giống như bóc lột.
Theo Dân Trí
Foxconn hứa giảm giờ làm và tăng lương cho công nhân
Công ty phụ trách sản xuất các sản phẩm cho Apple tại Trung Quốc bắt đầu công việc cải thiện môi trường làm việc cho công nhân từ 1/7/2013.
Terry Gou, chủ tịch của Foxconn, vừa tuyên bố trên Reuters rằng sẽ giảm thời gian làm việc và tăng lương cho công nhân. Trước đó, người đứng đầu của hãng này đã phải trả lời chất vấn từ Hiệp hội lao động (FLA) về việc ba nhà máy Foxconn bóc lột sức lao động của công nhân.
Công nhân của Foxconn sẽ được giảm giờ làm và tăng lương bắt đầu từ 1/7/2013. Ảnh: Apple.
Foxconn cho biết sẽ giảm số giờ làm của mỗi công nhân xuống còn 49 tiếng một tuần, bắt đầu từ ngày 1/7/2013. Điều này khiến cho nhiều người nghi ngờ tuyên bố của một số nhà máy rằng họ không thể kiếm đủ doanh thu nếu giảm giờ làm của công nhân.
Ngoài ra, để giảm áp lực làm việc cho các công nhân của mình, ông Terry đang nghĩ tới việc mở thêm nhiều máy máy tại các quốc gia khác. Chủ tịch của Foxconn cho biết sẽ tiếp tục đầu tư và chuyển nhiều chuỗi sản xuất sang Brazil.Công ty này cũng đã đầu tư cơ sở vật chất cho nhà máy của mình tại Việt Nam. Tuy vậy, những nhà máy trên vẫn bị đánh giá là giới hạn hơn so với các công xưởng chính của hãng tại Trung Quốc.
Các scandal về môi trường làm việc công nhân tại Foxconn gây ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của Apple.
Theo bản báo cáo ban đầu của FLA, Foxconn đã bắt các công nhân phải lao động trong thời gian hơn 60 tiếng mỗi ngày. Một số người thậm chí còn phải làm việc cả 7 ngày trong tuần và không được nghỉ. Thêm vào đó, những lao động kể trên cũng không được đền bù thích đáng cho thời gian làm việc thêm giờ. Tiền lương kiếm được cũng không giúp họ trang trải được cuộc sống tại Thẩm Quyến và Thành Đô - hai nơi Foxconn đặt nhà máy.
Foxconn từng không ít lần bị lên án về các vấn đề liên quan đến môi trường làm việc của công nhân nhưng cho tới nay vẫn chưa giải quyết được. Scott Nova, Giám đốc điều hành của Hiệp hội bảo vệ Quyền công nhân cho biết, "các chuyên viên kiểm toán của Apple đã xác nhận rằng Foxconn chưa từng sửa chữa các vi phạm nói trên". Tuy vậy, người này vẫn lạc quan rằng, trong lần này, Foxconn sẽ thay đổi bởi vấn đề này đang được dư luận ngày một chú ý và nó ảnh hưởng tới danh tiếng của Apple.
Theo Số Hóa
Foxconn tìm cách xoa dịu công nhân Nhà máy sản xuất iPad và iPhone tai tiếng là Foxconn vừa nghĩ ra chiêu mới để làm công nhân "hạnh phúc hơn", trong các xưởng sản xuất của mình. Cụ thể, Foxconn sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo cuộc sống và những nhu cầu giải trí thoải mái hơn cho các công nhân trẻ tuổi hiện đang làm việc...