Công nhân nghèo mừng rỡ được về quê
Bồng con trai 16 tháng tuổi bước xuống nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng trưa 21/7, đôi mắt chị Nguyễn Thị Mỹ Dung rưng rưng.
Người phụ nữ quê Ninh Thuận chưa từng nghĩ một ngày về quê chồng trên chuyến bay “giải cứu” do Covid-19.
Chị Dung cùng anh Ngô Thanh Đức (28 tuổi, quê Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng), cùng chọn TP HCM làm nơi mưu sinh rồi nên duyên vợ chồng. Đầu năm 2020, khi Covid-19 bùng phát, chị nghỉ công việc tại một văn phòng bán tour du lịch rồi sinh con. Ba người sống nhờ vào tiền lương thợ kim hoàn của anh Đức.
Chị Dung nhận thêm hàng gia công về căn phòng trọ rộng chừng 14 m2, lợp mái tôn, ở phường Tân Quý, quận Tân Phú, để có thêm thu nhập mua sữa cho con. Công việc bấp bênh, con chưa kịp tuổi gửi trẻ để đi tìm việc thì cuối tháng 5 dịch bệnh ập đến. “Xung quanh khu em ở giờ có hơn chục ca F0 rồi”, Dung kể.
Chị Mỹ Dung và cháu Thanh Khôi vẫy tay thay cho lời cảm ơn khi được đưa từ TP HCM về Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Sống giữa tâm dịch, hai mẹ con Dung phải chờ khi cả xóm trọ, hầu hết là công nhân, đi làm thì mới dám bước ra khỏi phòng cho đỡ bí bách. Anh Đức sau đó cũng phải nghỉ việc khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16. Cả nhà hết nguồn thu, lấy tiền tích góp sống qua ngày.
Nghe tin TP Đà Nẵng chủ trương đón người dân về quê, anh Đức vội đăng ký cho ba thành viên trong nhà rồi ngày ngày lên mạng cập nhật thông tin. Nhưng thứ hai, khi thành phố chốt phương án cho người dân về bằng máy bay miễn phí, thì khu trọ cách nơi ở của hai vợ chồng khoảng 200 m phát hiện nhiều ca dương tính, chính quyền căng dây phong tỏa.
Video đang HOT
“Hai vợ chồng bồn chồn, sợ nhỡ mình cũng dương tính thì phải đi điều trị trong khi các bệnh viện ở TP HCM đã quá tải, con lại còn nhỏ dại”, chị Dung nói. Dù đã đi làm xét nghiệm âm tính, cả đêm hai vợ chồng không thể chợp mắt, tranh thủ lúc con ngủ để thu dọn vài bộ áo quần và đồ dùng cá nhân.
Sáng sớm 21/7, vợ chồng chị Dung ngồi chờ điện thoại của Hội đồng hương Đà Nẵng cho xe đến đón ra sân bay, tập trung cùng hơn 160 người khác quê ở quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang. Mọi người khai báo y tế, nộp kết quả xét nghiệm, làm thủ tục rồi mặc đồ bảo hộ di chuyển lên máy bay.
Trong ngày 21/7, khoảng 600 người được đưa từ TP HCM về Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Con chị Dung, bé Ngô Thanh Khôi, thành viên nhỏ nhất trên chuyến bay đầu tiên giải cứu công dân Đà Nẵng, không thể ngồi trong lòng mẹ, bứt rứt vì phải đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ. “Cũng may cháu không khóc”, chị Dung nói. Khi lên xe để về cách ly ở khách sạn, hai mẹ con cùng vẫy tay chào, thay lời cảm ơn đến các lực lượng y tế và an ninh ở sân bay đã hỗ trợ.
“Sài Gòn là nơi mình bôn ba kiếm tiền. Nhưng khi dịch ập đến, điều em luôn nghĩ đến là được về quê. Về quê có thể vẫn đói vì dịch bệnh cũng đang hoành hành, nhưng luôn có được cảm giác bình yên hơn nơi đất khách”, chị Dung nói. Vợ chồng chị dự kiến sau 14 ngày cách ly ở khách sạn sẽ về nhà người thân bên chồng và cách ly thêm 7 ngày.
“Chồng em sau đó sẽ đi bốc vác thuê với anh trai để có đồng ra đồng vào. Chờ dịch ổn định, có thể chúng em vào lại TP HCM mưu sinh”, chị Dung nói thêm.
Trọ trong khu vực chưa có ca lây nhiễm cộng đồng ở TP Thủ Đức, sáu người trong gia đình Phan Công Thành (19 tuổi, sinh viên một trường đại học ở TP HCM) quyết định về Đà Nẵng đợt này vì chị gái làm công nhân đã thất nghiệp “Chính sách của Đà Nẵng rất tốt, giúp người dân yên tâm hơn”, Thành nói.
Người về cách ly tại khách sạn (miễn phí tiền ở), được khử khuẩn trước khi vào khu vực nhận phòng. Ảnh: Quang Nguyễn.
Trong ngày 21/7, Đà Nẵng đón ba chuyến bay đưa 600 người rời tâm dịch TP HCM để về quê. Đa phần là công nhân nghèo, người bán hàng rong, sinh viên…
Đà Nẵng ghi nhận 529 ca Covid-19 từ ngày 4/5 đến nay. Việc thực hiện các chuyến bay giải cứu là nỗ lực của chính quyền và sự chung tay của doanh nghiệp trong việc đưa người dân về quê, giảm tải cho TP HCM, nơi mỗi ngày có hàng nghìn ca Covid-19.
Không riêng Đà Nẵng, các tỉnh như Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An… đã có kế hoạch đón công dân mắc kẹt ở TP HCM. Hôm nay, Quảng Nam đã xuất 10 xe, dự kiến đón 410 người. Huế dự tính đón hơn 300 người bằng tàu hỏa.
Doanh nghiệp không đảm bảo phòng dịch phải dừng hoạt động
Các doanh nghiệp phải bảo đảm vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm sản xuất, ăn, nghỉ ngơi tại chỗ mới được hoạt động.
Nội dung được đề cập trong văn bản khẩn về việc dừng hoạt động các doanh nghiệp nếu không đảm bảo các yêu cầu về phòng chống Covid-19 trên địa bàn do Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký ngày 13/7.
Các doanh nghiệp cũng được tiếp tục hoạt động nếu bố trí lao động sống tập trung tại ký túc xá hoặc khách sạn, đảm bảo xe vận chuyển từ chỗ ở đến nơi sản xuất. Những doanh nghiệp không đảm bảo các yêu cầu trên phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7.
Một công ty ở Khu chế xuất Tân Thuận bị phong toả, ngày 12/7. Ảnh: An Phương.
Động thái này được chính quyền thành phố đưa ra sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm là lao động trong khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp. Điều này gây lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch từ ở của công nhân vào nơi sản xuất.
Hiện, ngành y tế thành phố ghi nhận hơn 400 ca nhiễm tại 50 công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), hơn 750 ca nhiễm ở Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức). Dịch đã xâm nhập hầu hết khu công nghiệp ở thành phố. Nhiều nhà máy phát hiện hàng chục ca Covid-19 đã bị phong toả, dừng sản xuất.
Sở Y tế được giao phối hợp các cơ quan liên quan nhanh chóng thẩm định doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện mới cho phép hoạt động; thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày một lần với công nhân, doanh nghiệp trả chi phí.
Trước đó, báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 12/7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện địa bàn có 42/128 doanh nghiệp đăng ký phương án vừa cách ly vừa sản xuất. Thành phố dự tính đưa 15 khu đất trống và 15 nhà xưởng, nhà kho chưa sử dụng làm nơi cách ly.
TP HCM có 1,6 triệu công nhân và lao động làm việc ở nhiều nhà máy, xí nghiệp. Trong đó riêng 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và một khu công nghệ cao hơn 320.000 lao động.
TP.HCM có 46 khách sạn, nhà nghỉ làm điểm cách ly tập trung cho người nhập cảnh Theo HCDC, tổng số ca ở TP.HCM đang thực hiện cách ly là 36.564 người. Trong đó, 11.631 người đang cách ly tập trung, 24.933 trường hợp đang cách ly tại nhà và nơi lưu trú. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đang kiểm tra một khu cách ly tại khách sạn . ẢNH: DUY TÍNH Theo trung tâm kiểm soát...