Công nghệ sửa gen có thể tạo đột phá trong điều trị Covid-19
Các nhà khoa học Australia đang nghiên cứu công nghệ sửa gen nhằm mục đích chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sang tế bào người. Điều này có thể mở đường cho phương pháp trị Covid-19 mới.
Sau hơn 1 năm lây lan, virus SARS-CoV-2 gây nên đại dịch trăm năm có một trên thế giới (Ảnh minh họa: Getty).
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Nature Communications hôm 13/7, các nhà khoa học ở Australia cho biết, họ đã thử nghiệm công nghệ sửa gen CRISPR và chặn thành công virus gây bệnh Covid-19 lây lan vào tế bào con người.
Các tác giả nói rằng, công nghệ sửa gen trên đã hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và họ hy vọng sẽ sớm tiến hành thử nghiệm nó trên động vật.
Trước đó, CRISPR – công nghệ cho phép các nhà khoa học thay đổi trình tự ADN và sửa đổi chức năng gen – đã cho thấy nhiều tiềm năng trong việc loại bỏ các gen gây ung thư ở trẻ em.
Video đang HOT
Nhóm nhà khoa học ở Australia cho hay, họ sử dụng enzyme có tên CRISPR-Cas13b, nhằm liên kết với ARN của virus SARS-CoV-2 và phá hủy các gen chịu trách nhiệm nhân bản virus trong tế bào người này.
Người đứng đầu nghiên cứu Sharon Lewin, nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty của Australia, nói với AFP rằng, họ đã thiết kế ra một công nghệ CRISPR để nhận diện các SARS-CoV-2.
“Một khi virus bị nhận ra, enzyme CRISPR sẽ được kích hoạt và phá hủy các tế bào của virus. Chúng tôi nhằm vào một số phần của virus, gồm những phần rất ổn định và những phần thường xuyên thay đổi. Tất cả các thử nghiệm đều thành công trong việc phá hủy virus”, bà Lewin nhấn mạnh.
Nghiên cứu cho thấy công nghệ trên đã thành công trong việc ngăn chặn sự nhân bản của virus thuộc biến thể Alpha, một chủng đột biến nguy hiểm lần đầu bị phát hiện ở Anh.
Bà Lewin thừa nhận rằng, để công nghệ CRISPR có thể chuyển hóa trở thành thuốc chữa trị Covid-19 có thể sẽ cần vài năm. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng công nghệ này vẫn có thể sẽ hữu dụng trong việc tiêu diệt Covid-19 với các bệnh nhân phải nhập viện.
“Các phương pháp chữa trị hiện tại là giới hạn và chúng chỉ là giảm thiểu nguy cơ tử vong khoảng 30%”, bà Lewin nói.
Bà kỳ vọng, công nghệ sửa gen này có thể sẽ được nghiên cứu thành thuốc chống virus sử dụng bằng đường uống và bệnh nhân có thể dùng nó ngay khi họ bị phát hiện dương tính với virus. Loại thuốc này được kỳ vọng sẽ giúp ngăn họ không bị ốm nặng.
Đồng tác giả nghiên cứu, Mohamed Fareh, từ Trung tâm nghiên cứu Ung thư Peter MacCallum, cho biết phương pháp sửa gen này có tiềm năng trong việc ngăn chặn các bệnh lây lan khác.
“Không giống như các loại thuốc chống virus thông thường, sức mạnh của công nghệ này nằm ở tính linh hoạt và khả năng thích ứng, khiến nó trở thành một loại thuốc phù hợp chống lại nhiều loại vi rút gây bệnh bao gồm cúm, Ebola và có thể cả HIV”, ông Fareh nhấn mạnh.
Gỡ phong tỏa, số ca mắc Covid-19 ở Hà Lan tăng 500%
Hà Lan ngày 13.7 báo cáo nước này ghi nhận gần 52.000 ca mắc Covid-19 trong tuần qua, tăng gần 500% so với tuần trước đó.
Hà Lan gỡ bỏ phần lớn lệnh phong tỏa vào ngày 26.6, khiến số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Ảnh REUTERS
Cơ quan y tế Hà Lan ngày 13.7 báo cáo số ca mắc Covid-19 ở nước này đã tăng hơn 500% so với tuần trước. Theo đó, gần 52.000 người ở Hà Lan có kết quả xét nghiệm dương tính với virus trong tuần qua. Hãng tin AP cho biết Hà Lan rơi vào tình huống này vì đã nới lỏng các biện pháp hạn chế và cho phép câu lạc bộ đêm mở cửa từ ngày 26.6.
Số ca nhiễm tăng vọt khiến Hà Lan ngày 9.7 lại phải buộc các quán bar đóng cửa lúc nửa đêm. Vũ trường và câu lạc bộ cũng bị cấm mở cửa cho đến ít nhất là ngày 13.8. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 12.7 đã xin lỗi và thừa nhận việc dỡ bỏ phong tỏa quá sớm là "sai lầm" của chính phủ.
Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge ngày 12.7 cũng nói rằng biến thể Delta, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế vào cuối tháng 6 cùng thiếu giãn cách xã hội đã "tác động nhanh chóng" đến số ca bệnh.
Cơ quan y tế cộng đồng của Hà Lan cho biết trong số các ca bệnh có thể truy được nguồn gốc, 37% trường hợp có liên quan đến quán bar hoặc câu lạc bộ. Số ca nhiễm ở những người từ 18-24 tuổi tăng 262%, còn số trường hợp mắc Covid-19 ở những người 25-29 tuổi tăng 191%.
Tuy ca nhiễm tăng đáng báo động, số người nhập viện ở Hà Lan chỉ tăng 11% so với tuần trước, tức 60 bệnh nhân. Trong đó, 12 người phải vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Hơn 46% người trên 18 tuổi ở Hà Lan đã hoàn thành chủng ngừa Covid-19. Nước này cũng tiêm ít nhất 1 mũi cho hơn 77% người trưởng thành. Các cơ quan y tế Hà Lan cho biết hơn 1,3 triệu người sẽ được tiêm liều vắc xin đầu tiên hoặc mũi thứ hai trong tuần này.
Hà Lan cùng với các quốc gia châu Âu khác đang phải đối mặt với việc số ca nhiễm bệnh gia tăng do biến thể Delta trong bối cảnh các chính phủ mong có thể dỡ bỏ hạn chế trong kỳ nghỉ hè. Các nước khác ở châu Âu cũng đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để khống chế dịch Covid-19.
Indonesia điêu đứng với số ca nhiễm mới kỷ lục do biến thể Delta Ngày 14-7, Indonesia ghi nhận số mắc COVID-19 mới cao kỷ lục là 54.000 ca trong bối cảnh đã thực hiện giãn cách xã hội quy mô lớn ở nhiều điểm nóng để kiềm chế sự lây lan của biến thể Delta virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân và người nhà ngồi trên sàn, trong một căn lều tạm, dựng bên ngoài khu cấp cứu...