Công nghệ siêu âm mới giúp smartphone trong tương lai không còn phím vật lý
Hầu hết mọi chiếc smartphone đều có ít nhất 3 phím, 1 nút cho nguồn và 2 nút còn lại là cho việc điều khiển âm lượng. Cũng có một số chiếc điện thoại có nhiều hơn 3 nút đó, có thể đó là nút gạt “không làm phiền”, nút camera chuyên dụng hay trợ lý ảo.
Các phím bấm cũng như nút gạt là những thứ cơ bản và khá đơn giản, nhưng ngày chết của chúng có thể sắp đến do sự xuất hiện của một công nghệ mới, phát triển dựa trên siêu âm.
Thời đại của các phím nhấn, nút gạt có lẽ sẽ sớm kết thúc, không chỉ trên smartphone mà còn là bên trong những chiếc xe hơi hay thiết bị gia dụng. Không chỉ vậy, việc sử dụng siêu âm đồng nghĩa rằng chúng ta có thể chạm, nhấp, vuốt hay tương tác trên hầu hết mọi bề mặt.
Theo Android Authority, một công ty có tên là Ultrasense Systems gần đây đã “chuyển sang chế độ hiện hình” với mục đích ra mắt công nghệ siêu âm mới. Công nghệ này sẽ tích hợp cảm biến bên trong một con chip, cho phép bổ sung các chuyển động chạm và cử chỉ cho hầu hết mọi vật liệu, bất chấp độ dày của chúng là bao nhiêu. Do công nghệ này sử dụng siêu âm, thế nên, nó không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, bụi bẩn, dầu hay nước hoa. Nhờ vào lợi thế đó, nó có thể được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Có hai vấn đề lớn đối với các phím trên smartphone. Đầu tiên, mỗi nút đều cần phải được cắt một lỗ riêng cho nó. Những lỗ này chính là “kẻ thù” đối với việc chống nước và bụi. Thứ hai, mỗi nút cần một bề mặt cạnh khá phẳng. Trong thời đại màn hình cong ở hiện tại, các cạnh dành cho một nút cắt là rất ít hoặc thậm chí là không có, khiến việc kết hợp cả hai trở nên khó khăn hơn.
Cảm biến siêu âm này sẽ giải quyết cả 2 vấn đề đó. Do không cần phải cắt lỗ, smartphone sẽ không cần thêm một lớp chống nước bổ sung. Và chỉ với kích thước 1,4 x 2,4 mm, cảm biến này có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi nào. Chẳng hạn, ở mặt sau của smartphone, một dãy các cảm biến nhỏ này sẽ cho phép chúng ta nhấp, trượt và theo dõi, hay thậm chí là kích hoạt chụp selfie. Bởi chúng ta chỉ giữ điện thoại bằng một tay, quá trình nhấp vào mặt sau để chụp ảnh trở nên tự nhiên và thoải mái hơn rất nhiều. Một trường hợp khác cho smartphone tận dụng công nghệ này đó chính là các nút chơi game có thể xuất hiện ở một cạnh để sử dụng khi giữ chiếc điện thoại nằm ngang.
Cảm biến của Ultrasense bao gồm một đầu dò (transducer), mạch analog cùng vi điều khiển (microcontroller). Vai trò của vi điều khiển rất quan trọng bởi công nghệ này là một cảm biến nằm trên chip hoàn toàn khép kín và không yêu cầu chương trình bên ngoài để phân tích kết quả siêu âm. Có một cách đơn giản để truy xuất thông tin từ cảm biến. Bạn cần một cảm biến cho mỗi nút và sắp xếp thành một hàng 4 cảm biến để nhận dạng thao tác vuốt hoặc đơn giản là một bàn rê cần đến 5 cảm biến. Mỗi cảm biến có thể được thiết lập sử dụng ở mỗi mức tốc độ khung hình khác nhau. Chẳng hạn, đối với cảm biến chạm, nó sẽ mặc định là 40Hz và bạn có thể cài đặt 5Hz cho nút nguồn và 100Hz cho các nút chơi game.
Theo VN Review
Xu hướng công nghệ: Bất kể cái gì có màn hình, đều có thể gập lại
Sau thành công smartphone màn hình gập, các ông lớn công nghệ có vẻ đang muốn gập lại tất cả mọi thứ có màn hình.
Smartphone màn hình gập đang thắng lớn?
Galaxy Fold đã tạo tiếng vang lớn cho Samsung
Khi nó tới smartphone màn hình gập giờ thì ai cũng có thể kể ra được những cái tên đình đám như Samsung Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola Razr, những sản phẩm đã tạo ra được dấu ấn lớn về sự sáng tạo trên smartphone. Thực ra trước đó, nhiều người tiêu dùng cũng đã được sử dụng các smartphone màn hình gập như Royole FlexPai hay Nubia Alpha. Tuy nhiên, các thiết bị này chưa thực sự tạo được tiếng vang và trở thành người dẫn dắt xu thế phát triển của smartphone màn hình gập nếu so với tên tuổi của Samsung, Huawei hay Motorola. Cả 3 ông lớn này đều đang thắng lớn với những thế hệ smartphone màn hình gập đầu tiên, bất chấp việc cả 3 đều gặp nhiều sự cố, liên tục bị trì hoãn giao hàng. Cũng vì thế nên ngoài 3 ông lớn này đang chuẩn bị xuất xưởng thế hệ smartphone màn hình gập thứ 2, cả chục hãng công nghệ khác cũng đang chuẩn bị tung ra các Model smartphone màn hình gập mới, trong đó có thể là cả Apple.
Laptop màn hình gập cũng đã sẵn sàng
Cùng thời điểm với việc phát triển smartphone màn hình gập, nhiều ông lớn công nghệ cũng đã có các dự án để phát triển các dòng Laptop màn hình gập. Tuy nhiên, chưa có một sản phẩm đúng nghĩa nào được tung ra vào năm 2019. Mặc dù vậy, chắc chắn trong năm 2020, người tiêu dùng sẽ được sử dụng những chiếc Laptop màn hình gập đầu tiên.
ThinkPad X1 Fold đã chính thức được Lenovo "khai sinh"
ThinkPad X1 Fold là một Laptop màn hình gập đã được Lenovo giới thiệu từ CES 2019 nhưng tới CES 2020, Laptop màn hình gập đầu tiên của hãng mới có tên khai sinh. ThinkPad X1 Fold có kích thước 13,3 inch, trọng lượng dưới 1kg và khi gập lại giống hệt như một quyển sổ để người dùng có thể mang đi mọi nơi.
ThinkPad X1 Fold giống như một quyển sổ nhỏ khi gập lại (Ảnh: The verge)
Dell cũng vừa giới thiệu dòng Concept Ori có kích thước 13 inch với màn hình gập với nhiều hứa hẹn về sự đột phá về công nghệ Laptop của hãng trong năm 2020. Tuy nhiên, các thông tin chi tiết hơn về chiếc Laptop màn hình gập này của Dell chưa được công bố rộng rãi nhưng các ý tưởng thực sự là rất hứa hẹn.
Dell có thể biến ý tưởng Concept Ori nhanh chóng thành sản phẩm thương mại
Tivi màn hình gập/cuộn cũng dần trở thành xu hướng mới
60.000 USD có thể cũng không cản được sự hào hứng của người dùng với dòng TV của cuộn của LG
LG đã gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ và người dùng bằng các sản phẩm TV màn hình cuộn và năm nay có thể sẽ là thời điểm để các sản phẩm tivi màn hình cuộn của LG xuất hiện trên toàn cầu. Mặc dù có giá không hề rẻ khi người dùng có thể phải bỏ ra tới 60.000 USD để sở hữu dòng TV cuộn lên của LG nhưng điều đó có thể sẽ không ngăn nổi xu hướng tivi cuộn của LG và cũng có thể là nhiều hãng khác đang theo đuổi. Theo công bố của LG, dòng TV đắt đỏ này có thể cuộn lên/xuống tới 50.000 nghìn lần. Tức là nếu một ngày bạn cuộn 10 lần thì tuổi thọ của tivi cũng lên tới gần 14 năm.
Loa thông minh màn hình gập cũng đã xuất hiện
Loa thông minh màn hình cuộn của hãng Royole đang gây sự chú ý lớn
Những chiếc loa thông minh được thiết kế màn hình gập cũng đã được giới thiệu tại CES 2020, khi hãng Royole, hãng công nghệ mới nổi từng đi đầu ở xu thế smartphone màn hình gập giới thiệu dòng loa thông minh Mirage với màn hình AMOLED 8 inch cuộn tròn. Dòng loa này cũng có thêm 1 camera 5 megapixel ở phía trên để có thể chụp ảnh hoặc thực hiện các cuộc gọi video. Mức giá dự đoán của Mirage khoảng 899 USD, tức là cao hơn nhiều dòng loa thông minh phổ biến khác như Amazon Echo nhiều lần. Tuy nhiên, đổi lại người dùng sẽ có những trải nghiệm chưa từng có với các dòng loa thông minh trước đó nhờ màn hình gập thông minh có thể vuốt, chạm để phát video, điều chỉnh âm lượng cũng như thực hiện nhiều tác vụ thông minh khác.
Khi những thứ to như tivi có thể cuộn lại được thì có nghĩa mọi thứ đều có thể cuộn lại
Sau thành công của các smartphone màn hình gập, có lẽ các ông lớn công nghệ đều đã sẵn sàng gập lại tất cả mọi thứ có màn hình để mở ra những thành công mới trong bối cảnh người dùng muốn tìm kiếm những sự đột phá về công nghệ.
Theo Nghe Nhìn VN
Những công nghệ đỉnh cao tại CES 2019 nay đã đi đâu về đâu? Sau những màn công bố hoành tráng và những sản phẩm thử nghiệm độc đáo, chúng ta thực sự có được những gì? Tại mỗi kỳ CES, các công ty công nghệ lại tận dụng cơ hội để trình làng những sản phẩm thử nghiệm táo bạo và kỳ lạ bậc nhất thế giới, gây trầm trồ cho công chúng, khiến giới báo...