‘Công nghệ’ sản xuất kem dưỡng da thủ công
Bất ngờ kiểm tra một căn nhà 2 tầng nằm trong khu dân cư, cơ quan chức năng phát hiện đây chính là lòcho ra đời nhiều loại kem dưỡng, làm trắng da, trị mụn được sản xuất hoàn toàn thủ công.
Chiều 3/1, bà Lý Thu Cúc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 (QLTT) thuộc Chi Cục QLTT Bình Dương cho biết đã tiến hành niêm phong khối lượng sản phẩm, nguyên liệu và dây chuyền của cơ sở sản xuất mỹ phẩm “sai địa chỉ”.
Kem chờ đóng gói được chứa trong các thùng nhựa. Ảnh: Hoàng Lê.
Trước đó, tối 2/1, cơ quan chức năng bất ngờ ập vào căn hộ của bà Thạch Bảo Tuyền (ở khu phố I, phường Bình An, thị xã Dĩ An), phát hiện hành vi sản xuất trái phép một số sản phẩm đăng ký của Công ty TNHH một thành viên sản xuất thương mại Mai Khang. Ngoài việc sản xuất không đúng địa chỉ, tại đây còn phát hiện các sản phẩm sản xuất nghi nhãn hàng hóa sai quy định, sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu nước ngoài không nằm trong danh mục đăng ký sản xuất.
Các loại kem dưỡng da chờ đóng gói đều được chứa trong những chiếc thùng nhựa, hộp nhựa. Bước đầu cho thấy “quy trình” sản xuất các loại kem dưỡng da tại đây hoàn toàn thủ công. Nguyên phụ liệu, bao bì đều được mua tại chợ Kim Biên (TP HCM) sau đó được tập kết về “lò”. Tại đây, kem được bỏ vào những chiếc thau nhôm để trộn, sau đó được cất giữ trong thùng nhựa chờ vô hộp, đóng bao bì và xuất xưởng. Giá cả ghi trên bao bì có giá bán trên dưới 100.000 đồng, thậm chí có sản phẩm “cao cấp” có giá “niêm yết” hơn 300.000 đồng.
Những hộp kem thành phẩm bên cạnh hộp kem chưa sang chiết. Ảnh: Hoàng Lê.
Kiểm tra tại một căn nhà gần đó, cảnh sát còn phát hiện nhiều sản phẩm ghi nhãn nước ngoài nằm ngoài danh mục sản xuất của công ty. Riêng tại 3 phòng trọ gần đó được thuê làm kho, cảnh sát phát hiện bên trong nhiều kem dưỡng da, trị mụn… thành phẩm được chất đóng trên kệ và những thùng carton cũ nát.
Trao đổi với VnExpress.net bà Lý Thu Cúc cho biết, trước mắt sẽ tạm giữ toàn bộ sản phẩm cũng nhưng phương tiện sản xuất mỹ phẩm trái phép tại địa chỉ nêu trên.
“Chúng tôi sẽ gửi các mẫu kem thu được đi phân tích để có biện pháp xử lý tiếp theo. Đây là vụ sản xuất mỹ phẩm trái phép với quy mô lớn lần đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh”, đội trưởng Cúc cho nói.
Video đang HOT
Theo VNExpress
Thăm 'cái nôi' của những chiếc Rolls-Royce Phantom
Những chiếc xe sang Rolls-Royce Phantom được sản xuất gần như thủ công toàn bộ và phải mất khoảng 2-3 tháng mới có thể xuất xưởng một chiếc.
Bên ngoài xưởng sản xuất của Rolls-Royce tại Goodwood là một khung cảnh thơ mộng không kém gì công viên.
Dù đã cho ra mắt dòng Ghost được 2 năm nay, nhưng trong con mắt của nhiều người, Phantom vẫn là mẫu xe mang tính biểu tượng của Rolls-Royce cũng như toàn bộ các dòng xe sang trên thế giới. Thuộc quyền sở hữu của BMW từ lâu, nhưng chỉ khoảng 10% linh kiện của Phantom được nhập về từ Đức. Thậm chí, toàn bộ đội ngũ nhân viên trong xưởng sản xuất tại Goodwood (Anh) đều là người bản địa.
Có thể nói, dây chuyền sản xuất Rolls-Royce Phantom không giống bất cứ hãng sản xuất nào trên thế giới. Mỗi chiếc Phantom được chăm chút đến từng centimet và phải mất 2-3 tháng để hoàn thành, đảm bảo độ chính xác tối đa so với thiết kế ban đầu.
Phần khung nhôm của xe cùng với khối động cơ V12 là những bộ phận duy nhất được sản xuất tại Đức.
Đầu tiên, phần thân nhôm của xe được sản xuất tại Dingolfing (Đức), nơi chúng được hàn bằng tay, sử dụng công nghệ mới nhất của BMW. Sau đó, phần thân xe này được chuyển về nhà máy tại Goodwood để sơn, nơi hai chú robot sẽ đảm nhiệm công việc phun sơn. Tuy nhiên, những công đoạn chuẩn bị và kiểm tra tiếp tục được thực hiện thủ công.
Trong số 19 màu cơ bản, màu đen là màu được chọn nhiều nhất, mặc dù Rolls-Royce có thể trộn 44.000 màu khác nhau để phục vụ ý muốn của khách hàng. "Khách hàng của chúng tôi bỏ ra 330.000 USD cho mỗi chiếc xe, nên họ xứng đáng nhận được thứ mà họ muốn", đại diện của Rolls-Royce cho biết.
Phun sơn là công đoạn duy nhất được làm bằng robot.
Phòng dịch vụ đặc biệt của Rolls-Royce có khoảng 28 người, và danh sách khách hàng đợi để được phục vụ luôn kéo dài khoảng 8 tháng. Tuy nhiên, mỗi khách hàng mong muốn được sở hữu một chiếc Rolls-Royce "không đụng hàng" sẽ có cơ hội được gặp ông Ian Cameron - người thiết kế ra những chiếc Phantom. Khi đó, họ sẽ trình bày những ý tưởng của mình, và các kỹ sư của Rolls-Royce sẽ làm nhiệm vụ thiết kế, thử nghiệm và kiểm tra để đảm bảo làm hài lòng đến mức tối đa khách hàng của họ mà vẫn không mất đi vẻ đẹp truyền thống của những chiếc Phantom.
Khi màu sơn đã được chọn, hệ thống cửa của xe sẽ được lắp ráp bằng tay và được kiểm tra bằng đồng hồ điện tử, lắp khóa đặc biệt, do đó chiếc xe sẽ không thể di chuyển nếu bạn đóng cửa chưa đúng cách. Tiếp đó, thân xe sẽ được bọc một lớp hợp kim ma-giê nhằm ngăn chặn những tiếng kêu hoặc rung lắc trong quá trình xe vận hành. Lớp vỏ này có độ cứng gấp 2,5 lần những chiếc xe đua F1, điều đó lý giải tại sao chất lượng âm thanh bên trong Rolls-Royce Phantom lại sắc nét đến vậy.
Mọi công đoạn đều được kiểm tra hết sức cẩn thận.
Sau đó, phần thân xe này sẽ được chuyển vào bộ phận lắp ráp động cơ. Phantom sử dụng khối động cơ V12 dung tích 6,75 lít được sản xuất bằng tay tại nhà máy của BMW. Mặc dù được phát triển song song với những khối động cơ V12 khác, nhưng động cơ dành cho Phantom sở hữu mô-men xoắn thấp hơn nhiều, do đó động cơ sẽ bền hơn và đạt hiệu suất cao hơn, phù hợp cho một chiếc xe nặng hơn 2 tấn như Phantom.
Khi toàn bộ những công đoạn đó đã sẵn sàng là lúc phần việc của những chuyên gia thiết kế nội thất bắt đầu. Có khoảng 40 người làm việc ở bộ phận này, với 15-18 loại da khác nhau để chọn ra 3 loại phù hợp nhất với từng chiếc xe. Toàn bộ công việc này cũng được thực hiện bằng tay, ngoại trừ việc dùng máy laser để cắt da nhằm đảm bảo độ chính xác.
Khi những công đoạn bọc da và trang trí nội thất đã được cơ bản hoàn thành, chiếc xe bắt đầu được kiểm tra độ rung, nhằm đảm bảo không có bất cứ sai sót nào, sau đó là kiểm tra trên đường trước khi chính thức được giao cho khách hàng.
Những công việc thủ công đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối.
Da bọc nội thất của xe được cắt bằng laser để đảm bảo độ chính xác, sau đó được kiểm tra lại bằng tay.
Có 3 loại da được sử dụng, trong đó ghế ngồi được trang bị loại da mềm.
Loại gỗ óc chó được sử dụng khá nhiều bên trong cabin xe. Khi cắt gỗ, các công nhân ở đây sẽ lưu lại một ít đề phòng trường hợp khách hàng yêu cầu ốp lại gỗ khi có những hư hỏng xảy ra. Điều này đảm bảo các đường vân gỗ trên xe không bị lệch nhau ngay cả khi đã ốp lại.
Công đoạn cuối cùng là việc chạy thử nghiệm trên đường.
Hải Đăng
Theo Infonet
Xế độc Morsus ở châu Âu Mẫu xe môtô phân khối lớn được ra đời tại Slovenia hoàn toàn thủ công, sử dụng động cơ S&S 1.852cc với sức mạnh 140 mã lực. Morsus được thiết kế khá độc đáo với hai bánh trước và sau có kích thước bằng nhau, sử dụng lốp xe cỡ 120/50 với kích thước vành 26 inch. Mẫu xe độc đáo với bình...