Công nghệ Quan trắc và Giám sát Tài nguyên Môi trường: Ngành học đáp ứng yêu cầu thời 4.0
Nắm bắt được nhu cầu cấp bách của xã hội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở ngành đào tạo mới, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2020-2021: Công nghệ Quan trắc và Giám sát Tài nguyên Môi trường.
Từ năm học 2020-2021, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) chính thức tuyển sinh ngành học mới: Công nghệ Quan trắc và Giám sát Tài nguyên Môi trường – ngành học đầu tiên thuộc lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường đáp ứng yêu cầu của cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Sinh viên thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại của trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường từ lâu đã trở thành quy định bắt buộc đối với các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế… Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của công nghệ Quan trắc và Giám sát Tài nguyên Môi trường với việc áp dụng hàng loạt các công nghệ hiện đại như: mạng lưới quan trắc tự động, quan trắc theo thời gian thực, công nghệ địa không gian (GIS, RS, GPS, UAV…), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), dữ liệu lớn (Big data)… sẽ góp phần cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và liên tục về hiện trạng tài nguyên và môi trường phục vụ quản lý và ra quyết định nhanh và chính xác.
Nắm bắt được nhu cầu cấp bách của xã hội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở ngành đào tạo mới, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2020-2021: Công nghệ Quan trắc và Giám sát Tài nguyên Môi trường. Ngành học này phù hợp cho các bạn yêu thích và đam mê lĩnh vực công nghệ tài nguyên – môi trường. Theo học ngành này, sinh viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành về xây dựng và phát triển công nghệ quan trắc và giám sát môi trường, công nghệ giám sát tài nguyên, thiên tai, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và phân tích cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Video đang HOT
Hoàn thành chương trình học sinh viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng đảm nhận các công việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, các bộ ban ngành liên quan, tổ chức phi chính phủ… Ngoài ra, có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cả nước. Bên cạnh đó, cơ hội học tập sau đại học ở trong nước và quốc tế luôn rộng mở.
Theo petrotimes
Những đột phá công nghệ nổi bật sắp được quân đội Mỹ áp dụng
Quân đội Mỹ vừa chọn ra 10 tiến bộ khoa học, công nghệ hàng đầu sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai và có khả năng thay đổi cục diện chiến trường.
Cơ bắp nhân tạo cho robot: Quân đội Mỹ đang xem xét việc chế tạo thế hệ robot mới cứng cáp hơn từ các sợi cơ nhân tạo được làm bằng sợi nhựa có thể uốn xoắn. Theo đó, loại cơ bắp nhân tạo này có khả năng co bóp và giãn nở dưới nhiều tác nhân kích thích khác nhau.
Thiết bị cảm biến công nghệ sinh học để theo dõi dữ liệu cơ thể và môi trường: Nhằm cải thiện khả năng sống sót của những người lính, phòng thí nghiệm phát triển khả năng chiến đấu thuộc quân đội Mỹ cho biết đang phát triển các thụ thể nhận thức sinh học với khả năng hoạt động ổn định ở nhiều môi trường. Những thụ thể này sau đó sẽ được tích hợp vào các thiết bị đeo cảm biến sinh học nhằm cung cấp liên tục thông tin về tình trạng sức khỏe của người lính.
Loại pin mới không bắt lửa: ĐH Maryland và Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins đã phát triển một loại pin lithium-ion có thể tạo ra nguồn năng lượng cao và không bắt lửa. Theo các nhà nghiên cứu, những chất điện phân dễ cháy trong pin lithium-ion đã được loại bỏ trong loại pin mới này và có thể tạo ra một nguồn năng lượng có thể được lưu trữ an toàn ở nhiều nhiệt độ khác nhau.Theo thử nghiệm, loại pin mới này có thể hoạt động ổn định trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Nguồn năng lượng tạo ra nhanh chóng từ chất lỏng: Hồi tháng 7/2019, quan chức thuộc quân đội Mỹ tuyên bố đã cấp phép độc quyền một loại công nghệ có thể thu hoạch hydro từ bột hợp kim nhôm và bất kỳ loại chất lỏng. Trước đó, vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại hợp kim nguồn gốc từ nhôm có cấu trúc ổn định và dễ dàng phản ứng với nước hoặc bất kỳ chất lỏng để tạo ra lượng hydro đủ để phát điện mà không cần chất xúc tác nào.
Thép in 3D siêu bền: Gần đây tại phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển khả năng chiến đấu của Mỹ, các nhà khoa học sản xuất vật liệu cho biết đã tìm ra cách in thép 3D với độ bền lớn hơn 50% so với bất kỳ loại thép nào có sẵn trên thị trường. Các chuyên gia quân đội hy vọng công nghệ này sẽ cải thiện khả năng sản xuất phụ tùng thay thế cho xe tăng cùng nhiều trang thiết bị khác trên chiến trường.
Máy dò giải mã hoạt động bên trong não người lính: Theo Business Insider, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội đã phát triển thành công thiết bị có thể theo dõi sóng não người lính nhằm theo dõi hoạt động thần kinh và phản ứng với các yếu tố có thể gây ảnh hưởng trên chiến trường. Quân đội hy vọng nghiên cứu này sẽ dẫn đến những cải thiện về khả năng phán đoán tình huống, ra quyết định chỉ huy và liên lạc với các thiết bị không người lái trong tương lai.
Vật liệu tự phục hồi: Các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ cùng ĐH Texas A&M cho biết đã phát triển thành công một loại chất liệu có thể in 3D và tự phục hồi ở nhiệt độ trong phòng mà không cần thêm bất kỳ tác nhân kích thích nào. Tính chất hóa học độc đáo của vật liệu này thậm chí cho phép nó có thể tự lập trình thành một hình dạng khi được kích thích bằng nhiệt độ.
Robot có thể hoạt động trên bất kỳ chiến trường nào: Để huấn luyện robot cách suy nghĩ trong các tình huống chưa được lập trình, những nhà nghiên cứu đã phát triển các thuật toán và khả năng mới chưa từng thấy trong ngành. Với hướng đi mới này, robot sẽ được cho phép hoạt động một cách độc lập và không cần tuân theo mệnh lệnh trong những môi trường chưa được lập trình sẵn trong tương lai.
Theo Zing
Hong Kong triển khai dự án 'nhà tù thông minh' Hong Kong sẽ thử nghiệm công nghệ nhận dạng khuôn mặt, theo dõi dây đeo cổ tay và triển khai robot canh gác để tạo ra một hệ thống giám sát và bảo mật siêu cấp và hy vọng sẽ giảm tải cho các giám thị, theo giám đốc trại giam. Là một phần của sáng kiến nhà tù thông minh, để hiện...