Công nghệ nhận diện Mỹ: Nhầm tội phạm với nghị sĩ
Khi thử nghiệm công nghệ nhận dạng khuôn mặt, hệ thống Mỹ nhận nhầm 26 nghị sĩ Mỹ với các tội phạm.
Liên minh tự do dân sự Mỹ California (ACLU) hôm 14/8 cho hay, khi thử nghiệm hệ thống quét của phần mềm nhận diện khuôn mặt Rekognition ở bang California thì đã phát hiện những lỗi nghiêm trọng.
26 nhà lập pháp Mỹ bị nhầm thành tội phạm vì công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Theo đó, thử quét toàn bộ các nhà lập pháp bang California qua phần mềm Rekognition, có đến 26 nhà lập pháp bị gắn nhãn tội phạm khi so với cơ sở dữ liệu 25.000 đối tượng của cảnh sát.
“Đây là một minh chứng cho thấy phần mềm nhận diện khuôn mặt vẫn chưa sẵn sàng đi vào sử dụng” – một trong 26 nhà lập pháp bị nhận nhầm thành tội phạm là Phil Ting lên tiếng.
ACLU cho rằng, kết quả này là một nỗ lực để thúc đẩy chính quyền địa phương ban hành đạo luật cấm đối với phần mềm thử nghiệm.
Trong một vài năm trở lại đây, hệ thống nhận diện khuôn mặt trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại sân bay, trường học và lễ hội ca nhạc tại Mỹ. Cơ chế hoạt động của công nghệ này là xác định khuôn mặt người có trong video hoặc ảnh chụp, từ đó so sánh các đặc điểm nhận dạng với cơ sở dữ liệu sẵn có trong hệ thống.
Nhưng công nghệ này vẫn còn nhiều lỗi chưa thể khắc phục, đặc biệt là nhận nhầm nữ giới và người da màu.
Video đang HOT
“Tôi có thể thấy trước cảnh người dân California vô tội trở thành nạn nhân vì bị nhận diện nhầm. Chúng tôi không cho phép điều này xảy ra” – ông Phil Ting tuyên bố.
Các nhà lập pháp Mỹ và ACLU đang vận động cho một dự luật AB 1215 – còn có tên gọi Đạo luật trách nhiệm máy quét, cấm các đơn vị cảnh sát sử dụng bất kỳ hệ thống nhận diện khuôn mặt và giám sát sinh trắc học nào.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Mỹ thường nhầm lẫn ở đối tượng phụ nữ và người da màu.
Trước đó, vào năm 2017, New Hampshire và Oregon đều thông qua luật cấm công nghệ nhận diện khuôn mặt trong ngành cảnh sát.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phần mềm thường cho ra kết quả không có lợi với phụ nữ và người da màu. Lý do có thể là khi “huấn luyện” cho phần mềm này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng khuôn mặt của nam giới da trắng. Do đó, phần mềm có thiên hướng nhận biết chính xác mặt nam giới da trắng hơn là da màu và phụ nữ. Điều đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi công nghệ được dùng để đưa ra những quyết định quan trọng như có bắt ai đó hay không.
Công nghệ của Trung Quốc vượt trội hơn?
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc có thể là đối thủ vượt trội hơn so với Mỹ.
Những kết quả vượt trội của Trung Quốc trong lĩnh vực này đang khiến nước Mỹ lo ngại, ngăn các công ty Trung Quốc tham gia vào chương trình Kiểm tra Công nghệ Nhận diện Khuôn mặt của Nhà cung cấp (FRVT) thuộc Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ ( NIST).
FRVT được cho là tiêu chuẩn vàng để quyết định độ tin cậy của các phần mềm nhận diện khuôn mặt.
Đáng nói là FRVT đã đánh giá các công ty Trung Quốc rất cao trong những năm gần đây.
Năm 2018, 5 công ty Trung Quốc, trong đó có YITU Technology ở Thượng Hải và SenseTime ở Bắc Kinh, đã chiếm 5 vị trí dẫn đầu trong bảng đánh giá thuật toán nhận diện khuôn mặt của FRVT. Các nhà cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt và truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi kết quả trên là minh chứng cho sức mạnh vượt trội của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Công ty Trung Quốc Hikvision hiện là nhà cung cấp phần mềm nhận diện khuôn mặt đã xuất khẩu sản phẩm của mình cho nhiều nước, trong đó có Singapore và Zimbabwe.
Nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc không gặp vấn đề gì.
Tại Trung Quốc, công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng đã được cơ quan chức năng sử dụng và hoạt động hiệu quả.
Bộ Công an Trung Quốc cho biết, nền tảng này đã giúp họ phát hiện thành công 126.000 phương tiện nghi ngờ không có giấy phép hợp lệ do nhận diện khuôn mặt các tài xế.
Hãng trí tuệ nhân tạo (AI) Intellifusion đã và đang cung cấp công nghệ quét khuôn mặt cho cảnh sát giao thông ở một thành phố thuộc tỉnh Hà Bắc từ năm 2018. Cảnh sát địa phương phối hợp với startup AI ở Quảng Châu, Gosunyun Robot, giới thiệu robot giúp điều tiết giao thông và cung cấp hướng dẫn cho lái xe.
Theo Đất Việt
Facebook gặp rắc rối pháp lý vì tính năng nhận diện khuôn mặt
Ngày 8/8, tòa án liên bang ở San Francisco, Mỹ đã ra phán quyết cho phép một nhóm người dùng Facebook tại bang Illinois thúc đẩy vụ kiện chống lại Facebook Inc.
Công ty chủ quản của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới cùng tên - liên quan đến cáo buộc thu thập dữ liệu sinh trắc học của hàng triệu người dùng thông qua tính năng nhận diện khuôn mặt mà chưa có sự đồng ý của khách hàng.
Biểu tượng Facebook (phải, hàng đầu) trên màn hình điện thoại.
Tòa phúc thẩm số 9 liên bang Mỹ đã bác bỏ kiến nghị của Facebook ngăn chặn vụ kiện của một nhóm người dùng Facebook tại Illinois. Phán quyết của tòa án khẳng định tính năng nhận diện khuôn mặt của Facebook đã vi phạm Đạo luật quyền bảo mật thông tin sinh trắc học của bang Illinois, và điều này đã gây hại đến lợi ích quyền riêng tư.
Với động thái này, tòa án trên đã "bật đèn xanh" cho phép nhóm người dùng tại Illinois thúc đẩy vụ kiện chống lại Facebook, và nếu thua kiện, hãng này phải hứng chịu thiệt hại hàng tỷ USD.
Vụ kiện này bắt đầu từ năm 2015 khi một nhóm người dùng tại Illinois khởi kiện Facebook liên quan đến tính năng gợi ý đánh dấu bạn bè trên ảnh của người dùng.
Phán quyết của tòa án được đưa ra trong bối cảnh Facebook hứng chịu loạt chỉ trích từ các nhà lập pháp và nhà quản lý liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Hồi tháng trước, Facebook đã đồng ý nộp phạt khoản tiền kỷ lục 5 tỷ USD cho Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) nhằm dàn xếp một vụ kiện liên quan đến cáo buộc chia sẻ bất hợp pháp thông tin cá nhân của người dùng cho công ty tư vấn chính trị Anh Cambridge Analytica hồi năm ngoái.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên... thùng rác ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, công nghệ nhận dạng khuôn mặt phổ biến đến mức nó được đặt trên cả thùng rác và các khu nhà ở do chính phủ hỗ trợ. Theo South China Morning Post, chính quyền thành phố Bắc Kinh đang thử nghiệm hệ thống quét khuôn mặt ở một số khu vực dân cư để giám sát chương trình phân loại...