Công nghệ nhận diện giọng nói đã thay đổi cuộc sống của người Việt như thế nào?
Trong thời đại hiện nay, việc tương tác với các thiết bị công nghệ thông minh bằng chính giọng nói của mình đã dần trở nên quen thuộc và làm thay đổi cuộc sống của người Việt theo nhiều cách khác nhau.
Người bạn AI đồng hành trên mọi chuyến đi
Công nghệ trợ lý ảo nhận diện giọng nói không còn là khái niệm xa lạ trên thế giới, với rất nhiều sản phẩm quen thuộc như Apple Siri, Google Assistant, Microsoft Cortana… Tại Việt Nam, VinBigdata là một trong những đơn vị tiên phong phát triển và ứng dụng thành công trợ lý ảo có khả năng nhận diện tiếng Việt đa vùng miền – ViVi – trên dòng ô tô điện thông minh VinFast VF e34. Với các công nghệ thông minh tiên tiến như trợ lý ảo ViVi, VF e34 đã thay đổi hoàn toàn định nghĩa về ô tô truyền thống, biến chiếc xe không chỉ là phương tiện di chuyển đơn thuần mà còn là không gian làm việc, thu thập kiến thức và giải trí.
ViVi là trợ lý ảo tiếng Việt có khả năng ứng dụng đa lĩnh vực, từ ô tô tới nhà thông minh hay tài chính – ngân hàng.
“Hôm nay ăn gì nhỉ?/Kể chuyện cười/Chỉ tôi một câu thả thính/Đọc tin tức đi/Thời tiết hôm nay thế nào?…” là những câu giao tiếp mà trợ lý ảo ViVi có thể đối đáp với người dùng một cách tự nhiên như một người bạn. Đặc biệt, trợ lý ảo này còn có thể hiểu được ngôn ngữ đặc thù từng vùng miền, nghe những khẩu lệnh liên tục và xử lý các câu lệnh của chủ xe một cách mượt mà và linh hoạt.
Sau thời gian ra mắt, ViVi đã tạo ra sức hút đặc biệt với cộng đồng yêu xe và trở thành một trong những tính năng được mong chờ và yêu thích bậc nhất trên mẫu xe điện VinFast VF e34. Tại giải thưởng công nghệ uy tín Tech Awards 2021 do báo điện tử VnExpress tổ chức, ViVi đã được vinh danh với giải thưởng Sản phẩm công nghệ tiềm năng 2022. Mới đây, sản phẩm cũng nằm trong Top 10 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2022, thuộc khuôn khổ sự kiện Hàng Việt Tốt được tổ chức thường niên bởi Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng và Viện Kinh tế & Văn hoá với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp đa lĩnh vực trên cả nước.
Quản gia thông minh hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho người Việt
Không chỉ dừng lại trên xe hơi, giờ đây trợ lý ảo nhận diện giọng nói còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, mang đến sự tiện lợi và trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho người dùng. Được phát triển từ hơn 30.000 giờ dữ liệu giọng nói cùng các công nghệ tiên tiến như Xử lý ngôn ngữ và tiếng nói, Sinh trắc học giọng nói, Tổng hợp giọng nói…, ViVi là trợ lý ảo tiếng Việt có thể ứng dụng đa lĩnh vực, từ Trợ lý ảo trên xe ô tô VinFast tới Quản gia ảo Vinhomes cho nhà thông minh, hay trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng…
Video đang HOT
TS. Đào Đức Minh – Tổng Giám đốc VinBigdata chia sẻ về tầm nhìn kiến tạo các sản phẩm công nghệ giọng nói tại Việt Nam.
Với sản phẩm trợ lý thông minh cho nhà ở, trợ lý ảo có thể hỗ trợ cư dân truy xuất thông tin một cách nhanh chóng với nhiều nhóm tính năng liên quan đến Dịch vụ tiện ích, Đặt/huỷ lịch sử dụng các tiện ích công cộng, Tra cứu hoá đơn, Đọc tin tức trên bản tin cư dân, Tìm hiểu thời tiết khu vực đang sống…
Trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, trợ lý ảo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hoá quy trình và gia tăng trải nghiệm khách hàng cuối trên mọi điểm chạm. Ví dụ, với tác vụ phổ biến nhất là giao dịch chuyển tiền, người dùng sẽ được đi qua một hành trình “không chạm” ngay trên ứng dụng, từ những bước đầu tiên như chọn ngân hàng, người nhận, nhập số tiền muốn chuyển tới việc xác nhận bằng mã OTP. Tất cả đều được thực hiện nhanh chóng chỉ bằng các câu lệnh đơn giản như Chuyển tiền đến anh A/Thanh toán hoá đơn tiền điện tháng này/Xác nhận chuyển tiền… Ngoài ra, trợ lý ảo còn hỗ trợ đăng ký định danh khách hàng điện tử (eKYC) bằng giọng nói, đưa ra các tư vấn về cho vay, lãi suất, cung cấp các thông tin thị trường như một tư vấn viên chuyên nghiệp.
Với đội ngũ nhân sự phát triển là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia công nghệ đầu ngành, trợ lý ảo ViVi có ưu thế vượt trội về ngôn ngữ bản địa, với khả năng nhận diện ngôn ngữ tiếng Việt chính xác tới 98% (nhóm từ phổ thông) ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Tiến sĩ Đào Đức Minh, Tổng giám đốc VinBigdata, chia sẻ: “Sau các sản phẩm trợ lý ảo ứng dụng trong lĩnh vực xe hơi hay nhà thông minh, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và ứng dụng các giải pháp nhận diện giọng nói cho nhiều lĩnh vực khác như Tài chính – Ngân hàng, Y tế, Thương mại – Dịch vụ… Chúng tôi hy vọng sẽ góp phần tạo ra một nền công nghệ nhận diện giọng nói tại Việt Nam, với các sản phẩm ‘made in Vietnam’ do chính người Việt làm ra để phục vụ cuộc sống của người Việt”.
Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp công nghệ dẫn đầu thị trường trong nước, đặc biệt là trong công nghệ nhận diện giọng nói, VinBigdata sẽ tiếp tục phát triển, hoàn thiện giải pháp dựa trên sự đồng hành và góp ý từ người dùng, đồng thời mở rộng ứng dụng cho đa dạng lĩnh vực, hướng tới một hệ sinh thái các thiết bị công nghệ được điều khiển bằng giọng nói, bắt kịp xu hướng của thế giới và kiến tạo nên những sản phẩm đột phá.
Tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm Trợ lý ảo của VinBigData cùng hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng công nghệ giọng nói tại: https://vinbigdata.com
Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì
Wi-Fi không phải là viết tắt của 'wireless fidelity' như nhiều người tưởng.
Trong thời đại công nghệ, Wi-Fi trở thành kết nối quen thuộc, không thể thiếu trên phần lớn thiết bị. Tuy nhiên, cái tên của kết nối này bị nhiều người hiểu nhầm.
Mọi người thường nghĩ Wi-Fi là từ viết tắt của "wireless fidelity", tức là kết nối dùng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Dù vậy, thực tế thuật ngữ Wi-Fi không có ý nghĩa gì.
"Wi-Fi" chỉ là một cụm từ vô nghĩa được các nhà sáng lập chọn một cách ngẫu nhiên để đặt tên cho kết nối của mình. Ảnh: Washington Post.
Gần đây, bài phỏng vấn từ năm 2005 được chia sẻ lại. Trong đó, Phil Belanger, thành viên sáng lập tổ chức Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã tiết lộ câu chuyện thật sự đằng sau tên gọi này.
Theo Phil Belanger, Wi-Fi chỉ là cụm từ vô tình được nhóm chọn trúng giữa 10 cụm từ khác do công ty tư vấn thương hiệu, Interbrand, sáng tạo ra sau khi ký hợp đồng.
Tên gọi đầy đủ của Wi-Fi là "IEEE 802.11b Direct Sequence", nhưng các nhà sáng lập cho rằng cái tên này sẽ không thể sử dụng một cách phổ biến. Họ cần một tên gọi khác dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn với người dùng. Đó là lý do liên minh này lựa chọn cái tên "Wi-Fi" cho kết nối mới của mình.
Quan niệm sai lầm về ý nghĩa thuật ngữ "Wi-Fi" bắt đầu lan rộng kể từ khi Liên minh Wi-Fi sử dụng khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity" (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) trong các quảng cáo của mình.
Belanger cho biết khi đó các đồng nghiệp của ông đã phải đau đầu nghĩ cách giải thích hợp lý cho cái tên tên gọi "Wi-Fi" vốn không có nghĩa, sau đó đành phải sử dụng khẩu hiệu này.
Thành viên sáng lập thừa nhận đây là lỗi của họ vì đã khiến người dùng bị nhầm lẫn, đồng thời gọi đây là "nỗ lực vụng về khi cố gắng tìm ý nghĩa cho hai từ 'Wi' và 'Fi'".
Quan niệm sai lầm này còn được lan rộng hơn khi Liên minh in khẩu hiệu của mình lên áo và mũ lưu niệm. Ngày nay, câu "The Standard for Wireless Fidelity" đã phổ biến đến mức ai cũng nghĩ rằng Wi-Fi là từ viết tắt của "wireless fidelity".
Song, theo TechRadar, bản thân cụm từ "wireless fidelity" cũng không hề có nghĩa. Thuật ngữ "fidelity" thường dùng để biểu thị mức độ tái tạo tín hiệu của một thiết bị. Đơn cử như TV Hi-Fi (High-fidelity) là những thiết bị có khả năng hiển thị hình ảnh với độ chân thực cao, sống động. Nhưng Wi-Fi không hề có tính chất này. Nó chỉ là một phương thức kết nối các phương tiện lại với nhau.
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hiểu lầm này lại trở nên phổ biến như vậy? Trong vòng 2 thập kỷ trở lại, mọi người đều đã quen sử dụng cụm từ này. Chỉ cần có người hỏi về ý nghĩa của Wi-Fi, chúng ta đều sẽ ngay lập tức giải thích nó là "wireless fidelity", kết nối không dây.
Tuy nhiên, với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Wi-Fi, Belanger cho rằng mọi người tốt nhất nên quên câu khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity" và cách giải thích sai lầm này.
Wi-Fi ngày nay được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, máy tính... Ảnh: Apple.
Nhưng bỏ qua những hiểu lầm đằng sau tên gọi, Wi-Fi vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Wi-Fi còn được gọi với tên mã 802.11, là tiêu chuẩn IEEE của mạng cục bộ không dây (WLAN).
Về nguyên tắc, Wi-Fi sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu từ thiết bị phát (router) và thiết bị nhận (adapter có sẵn trên thiết bị di động, máy tính).
Vic Hayes được xem là "cha đẻ" của Wi-Fi vì ông chính là người đứng đầu nhóm phát triển mạng LAN không dây IEEE 802.11 và giúp mạng Wi-Fi thành công như hôm nay.
Người Việt dùng hơn 1 tỷ USD nhập khẩu iPhone Apple là thương hiệu đứng đầu trong danh sách nhập khẩu điện thoại ở Việt Nam năm 2021, với mức tăng trưởng 159% trong năm qua. Số liệu từ Báo cáo Xuất nhập khẩu 2021 do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương công bố cho thấy các kim ngạch nhập khẩu ngành hàng điện thoại của phần lớn thương hiệu đều tăng....