Công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên… thùng rác ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, công nghệ nhận dạng khuôn mặt phổ biến đến mức nó được đặt trên cả thùng rác và các khu nhà ở do chính phủ hỗ trợ.
Theo South China Morning Post, chính quyền thành phố Bắc Kinh đang thử nghiệm hệ thống quét khuôn mặt ở một số khu vực dân cư để giám sát chương trình phân loại rác thải. Đầu năm nay, Bắc Kinh khởi động dự án quét khuôn mặt để ngăn chặn tình trạng cho thuê bất hợp pháp nhiều căn hộ được chính phủ tài trợ.
[ VIDEO] CEO Microsoft: “Chưa có phân biệt cách dùng đúng, sai công nghệ nhận dạng khuôn mặt”
Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng nhiều giữa lúc không ít nước phương Tây ái ngại. Gần đây, Oakland vừa cùng San Francisco trở thành hai thành phố Mỹ cấm chính quyền thành phố sử dụng công nghệ vì lo ngại xâm phạm quyền riêng tư. Ở Anh, nhiều người cũng muốn chặn cảnh sát sử dụng công nghệ vì quyền riêng tư.
Tại Bắc Kinh, một cổng tự động với công nghệ quét khuôn mặt được lắp đặt trong lô đầu tiên của 13 cộng đồng nhà ở cho thuê được chính phủ hỗ trợ. Đến cuối tháng 10 sắp tới, hệ thống dự kiến bao phủ 59 cộng đồng.
Nhà cung ứng camera giám sát lớn ở Hàng Châu Uniview cho biết tính năng quét khuôn mặt đặt mục tiêu đảm bảo an ninh và tính công bằng tại nơi mà giá thuê chỉ bằng một nửa so với các khu vực lân cận, không được chính phủ trợ cấp. Uniview cho hay hệ thống quét khuôn mặt được người dân khu vực đón nhận, là cách thay thế thuận tiện hơn cho việc kiểm soát ra vào trước đây.
Nhận dạng khuôn mặt cũng len vào thùng rác như một cách để ngăn chặn người dân bỏ rác không đúng chỗ. Theo Beijing Youth Daily, thành phố hiện có 26 thùng rác thông minh trong một khu vực thuộc quận Xicheng, nơi người dân phải quét khuôn mặt mình trước khi xử lý phân loại rác thải.
Camera giám sát của hãng Hangzhou Hikvision Digital Technology ở Hàng Châu
Thùng rác thông minh được trang bị máy ảnh để nhắc nhở cư dân phân loại rác thải chính xác, ví dụ như rác thải giấy, nhựa và lon phải vào đúng thùng quy định. Ở Thượng Hải, việc vứt rác bừa bãi, không đúng cách đồng nghĩa với khoản phạt khổng lồ, có thể hạ điểm tín nhiệm xã hội của người dân. Thành phố thưởng cho những người có hành vi tốt bằng vé xe buýt hoặc thùng rác miễn phí.
Các hãng công nghệ Trung Quốc tích cực phát triển giải pháp nhận diện khuôn mặt và AI trong một loạt lĩnh vực thương mại như bán lẻ, bảo mật, khách sạn, giải trí và ngân hàng. Nhiều nhà phân tích cho hay nước này áp dụng nhanh công nghệ nhận dạng khuôn mặt nhờ dân số đông và kho dữ liệu nhân dạng lớn, tập trung. Riêng Bắc Kinh ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt từ việc truy bắt tội phạm, phát hiện ung thư cho đến phát triển xe tự lái.
Theo Thanh Niên
Công nghệ camera nhận dạng tội phạm hiệu quả ở nước ngoài thế nào?
Đề án xây dựng mạng lưới camera nhận dạng tội phạm của công an TP HCM cần tham khảo và học hỏi cách vận hành và hiệu của công nghệ này ở các nước như Anh, Trung Quốc.
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đề án sử dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo an ninh trật tự tại TPHCM đã được Công an TP HCM đưa ra. Trọng tâm của đề án này là việc xây dựng hệ thống camera nhận dạng tội phạm phủ khắp thành phố, cùng với đó là xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị nghe nhìn được tích hợp trí tuệ nhân tạo, việc các camera có khả năng nhận diện con người qua khuôn mặt, dáng người không còn là điều quá cao siêu. Nếu đề án của Công an TP HCM có thể thực hiện được thì công tác đảm bảo an ninh trật tự tại TPHCM sẽ có thêm nhiều thuận lợi. Công nghệ hiện đại sẽ trợ giúp rất đắc lực cho các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ, điều tra, truy bắt tội phạm.
Đề án trên của Công an TP HCM hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở áp dụng của nhiều nước trên thế giới. Anh và Trung Quốc là hai trong số nhiều nước tiêu biểu có mạng lưới camera thông minh nhận dạng tội phạm hoạt động rất hiệu quả. Những thành công từ việc sử dụng mạng lưới công nghệ này ở các nước bạn cũng trở thành kinh nghiệm rất quan trọng để xây dựng hệ thống tương tự ở TP HCM và xa hơn là ở nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam.
Cụ thể ở Trung Quốc, đầu tháng 5 vừa qua, công nghệ nhận dạng khuôn mặt kết hợp với trí tuệ nhân tạo trên camera đã giúp cảnh sát bắt được một tên tội phạm trốn nã suốt 20 năm. DeepGlint - công ty đã giúp cảnh sát Trung Quốc có được thành quả trên đã sử dụng hệ thống camera lấy cảm hứng từ mắt người.
Camera này có thể nhận diện cá nhân, các phương tiện một cách rất thông minh, quét hình ảnh dưới dạng 3D sau đó bộ phận xử lý thông tin sẽ gửi hình ảnh, kèm cảnh báo đến cơ quan chức năng khi phát hiện đối tượng đáng ngờ. Được biết từ khi DeepGlint áp dụng hệ thống camera này, họ đã giúp cảnh sát bắt được ít nhất hơn 100 nghi phạm. Đây là một thành quả xuất sắc bởi việc truy tìm một tội phạm giữa hơn 1 tỷ dân Trung Quốc vốn là điều "khó như lên trời".
Được biết Trung Quốc có một hệ thống camera giám sát trên toàn quốc, bao gồm hơn 170.000 camera CCTV, tất cả đều được hỗ trợ bởi hệ thống nhận dạng khuôn mặt tiên tiến. Quốc gia này đang lên kế hoạch lắp đặt bổ sung 400.000 chiếc vào năm 2021.
Sau bước tiến của nhận diện khuôn mặt thì mới đây, theo một số nguồn tin một công ty Trung Quốc đã phát triển công nghệ để nhận diện người bằng thân hình và dáng đi. Cụ thể, công ty trí tuệ nhân tạo Watrix đã phát triển phần mềm công nghệ "nhận diện qua dáng đi" với khả năng phân tích hàng nghìn đặc điểm về dáng đi của con người, từ hình dáng cơ thể, góc di chuyển của cánh tay đến tư thế của họ, gót chân hướng vào trong hay ngoài.
Còn ở Anh, cụ thể là ở Sở Cảnh sát London, bên cạnh hệ thống camera theo dõi, nhận diện tội phạm, còn có một đội đặc nhiệm "siêu nhận dạng".
Thành viên của đội đặc nhiệm này có nhiệm vụ chính là ghi nhớ toàn bộ các hình ảnh khuôn mặt được xác định từ các camera giám sát hoặc những đoạn video có được tại các hiện trường vụ án. Với hiệu quả từ đội ngũ này, nhiều chuyên án đã được hoàn thành rất nhanh, các đối tượng tình nghi bị ghi nhớ khuôn mặt sẽ rất khó để trốn thoát.
Ngoài ra, cảnh sát ở South Wales từng sử dụng những chiếc xe van có lắp đặt camera tích hợp camera an ninh nhận dạng khuôn mặt tự động (AFR) để truy bắt tội phạm. Công nghệ này thực sự giúp các cảnh sát dễ dàng hơn trong việc nhận biết những người phạm tội có trong danh sách đen, giúp tránh trường hợp bắt nhầm người hoặc để lọt tội phạm.
Theo kiến thức
Apple có nguy cơ phải bồi thường 1 tỷ USD vì công nghệ nhận dạng khuôn mặt nhận nhầm 1 sinh viên là tội phạm Một sinh viên 18 tuổi đã đâm đơn kiện Apple vì đã khiến anh ta bị bắt vào tháng 11 năm ngoái. Mới đây, một sinh viên ở New York đã đâm đơn kiện Apple, đòi khoản tiền bồi thường lên tới 1 tỷ USD. Sinh viên này cáo buộc phần mềm nhận dạng khuôn mặt của "Táo khuyết" đã nhận dạng sai,...