Công nghệ nào sẽ thành trào lưu năm 2021?
Trong năm tới, những trào lưu công nghệ có thể vẫn chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và tác động của nó tới xã hội.
Sau gần 1 năm đối phó với Covid-19, thế giới vẫn chưa thể hoàn toàn vượt qua dịch bệnh. Do vậy, những tác động từ đại dịch sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống và các trào lưu công nghệ năm 2021, theo nhận định của Inc.
Zoom là một trong những công ty hưởng lợi lớn nhất từ đại dịch. Dù thành lập từ năm 2011, Zoom chỉ thực sự phát triển bùng nổ trong năm 2020 do nhu cầu họp từ xa trên toàn cầu, cùng những công cụ của các ông lớn khác như Webex của Cisco, Teams của Microsoft hay Hangouts của Google.
Học, làm việc trực tuyến và không cần đến công sở ngày càng trở nên phổ biến. Trong năm 2021, các công nghệ hỗ trợ sẽ càng được sử dụng nhiều hơn.
Các ứng dụng khác hỗ trợ làm việc từ xa như quản lý công việc, đào tạo nhân viên hay chia sẻ nội dung cũng phát triển mạnh trong năm qua. Cả startup lẫn những ông lớn công nghệ đều nhìn thấy tiềm năng của lĩnh vực này trong năm tới.
Tác động của dịch bệnh khiến những giải pháp học trực tuyến cũng phát triển theo. Trong năm 2020, đã có tới 190 quốc gia đưa ra yêu cầu đóng cửa trường học tại một số thời điểm, ảnh hưởng tới gần 1,6 tỷ người.
Việc học thông qua những nền tảng từ xa phát triển nhanh chóng, giúp hàng loạt công ty như Udacity, Coursera hay iTutorGroup làm ăn tốt. Một số đại học giờ đây còn khuyến khích sinh viên hoàn thành một phần khóa học thông qua hình thức trực tuyến, kể cả sau khi mọi thứ đã trở lại bình thường.
Covid-19 cũng khiến ngành y phải nhanh chóng áp dụng những biện pháp khám bệnh từ xa, hoặc vận chuyển thuốc không tiếp xúc. Ngoài y tế từ xa, trí tuệ nhân tạo cũng có thể được ứng dụng nhiều hơn trong năm 2021, khi máy móc được áp dụng để hỗ trợ chẩn đoán, quản lý công việc bệnh viện.
Video đang HOT
Năm 2020, đã có 35 quốc gia khai thác thương mại 5G, với tổng cộng 380 nhà mạng. Trong năm 2021, số lượng này sẽ còn tăng thêm. Khoảng cách, tốc độ phủ sóng 5G sẽ được cải thiện.
Mạng 5G sẽ giúp nhiều ứng dụng cần phản hồi với độ trễ thấp thành hiện thực. Nido Robotics đang phát triển những loại máy bay không người lái (drone) có thể quét thềm đại dương và gửi dữ liệu về trực tiếp nhờ 5G. Novalume cũng có giải pháp quản lý đô thị thông qua những cảm biến đặt ở bóng đèn.
Xe tự lái là một trong những công nghệ tận dụng sức mạnh kết nối và độ trễ thấp của 5G.
Một trong những công nghệ được hưởng lợi rõ rệt nhất từ 5G là xe tự lái. Honda cho biết họ sẽ sản xuất hàng loạt xe tự lái trong năm nay, với công nghệ tự lái hoàn toàn. Ford cũng tham gia cuộc đua này và dự kiến sẽ công bố xe tự lái cùng dịch vụ chia sẻ xe trong năm 2021, và có thể bán lẻ vào năm 2026.
Nhiều hãng xe lớn khác như Mercedes-Benz, GM đều có kế hoạch công bố các công nghệ xe tự lái trong năm 2021.
Sản phẩm công nghệ có gì đặc sắc?
Năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến một số smartphone khác biệt như LG Wing hay Samsung Galaxy Z Fold2. Trong khi Apple vẫn đang sử dụng thiết kế không mấy khác biệt và có được thành công, thì các hãng điện thoại Android có lẽ sẽ còn phải sáng tạo nhiều hơn.
“Vì doanh số smartphone ngày càng giảm, tôi cho rằng các hãng sẽ tìm cách đưa cho người dùng nhiều tùy chọn hơn để sử dụng điện thoại của họ”, Julian Chokkattu, biên tập viên của Wired chia sẻ.
Các hãng smartphone có thể ra mắt nhiều mẫu điện thoại kỳ lạ hơn trong năm 2021.
Năm 2021 cũng có thể đánh dấu việc Intel có thêm hàng loạt đối thủ trong làng chip máy tính. Sau thành công nhất định của mẫu máy tính MacBook Pro dùng chip M1, Microsoft hay Amazon đều đang có kế hoạch phát triển con chip của riêng họ. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến máy chủ đám mây, do vậy ảnh hưởng ở các sản phẩm công nghệ cho người dùng phổ thông là chưa nhiều.
Tech Radar cũng dự đoán các hãng công nghệ sẽ giới thiệu nhiều mẫu TV 8K trong sự kiện CES trực tuyến, diễn ra giữa tháng 1. Samsung, Sony, LG đều có thể giới thiệu những chiếc TV 8K giá rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn so với năm ngoái.
Việc tích hợp trợ lý ảo có thể sẽ được mở rộng ra sản phẩm soundbar, một phụ kiện ngày càng được ưa thích của TV. Các mẫu soundbar của Samsung dự kiến sẽ tích hợp cả Google Assistant lẫn Alexa, mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người dùng.
Nhìn lại xu hướng làm việc từ xa trong năm 2020
Bước vào những ngày cuối cùng của năm 2020, nhiều người vẫn chưa thể trở lại các văn phòng làm việc do tác động từ dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Thay vào đó, tất cả đang quen dần với phương thức làm việc mới qua các ứng dụng trực tuyến như Zoom, Skype, Webex hay Slack.
Năm 2020 được coi là một năm bước ngoặt với các nền tảng làm việc trực tuyến thông qua dịch vụ đám mây, như Zoom, Slack hay Microsoft 365. Xu hướng làm việc từ xa gia tăng mạnh mẽ đã khiến lượng truy cập của Zoom tăng khoảng 4 lần trong khi dịch vụ Teams của Microsoft ghi nhận tới 115 triệu người dùng hoạt động thường xuyên. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có Microsoft, Google hay Twitter, hiện đã đưa ra chính sách cho nhân viên làm việc từ xa thường xuyên nếu họ mong muốn.
Bà Jennifer Christie, Giám đốc nhân sự Twitter, cho biết: "Chúng tôi từng có khoảng hơn 80% nhân viên làm việc 4 đến 5 ngày tại văn phòng và số nhân viên làm việc toàn thời gian từ xa chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Thế nhưng điều này hiện đã hoàn toàn thay đổi. Các cuộc khảo sát mới đây cho thấy, chỉ một lượng nhỏ nhân viên muốn làm việc toàn thời gian tại văn phòng và hơn 1/3 muốn làm việc từ xa hoàn toàn".
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, ứng dụng họp video trực tuyến Zoom đã quen thuộc với hàng trăm triệu người.
Năng suất làm việc là yếu tố rất quan trọng. 90% người lao động tại Anh tham gia khảo sát cho biết, họ muốn được tiếp tục làm việc từ xa, một phần hoặc toàn thời gian. Tuy nhiên, chỉ 70% cảm thấy vẫn có thể đảm bảo được năng suất lao động. Do đó, việc kết hợp giữa 2 hình thức làm việc mới và cũ, để vừa giữ an toàn, vừa duy trì hiệu quả làm việc là ưu tiên hàng đầu với các doanh nghiệp.
Giáo sư Alan Felstead, trường Đại học Cardiff, chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hơn sự dịch chuyển sang hình thức kết hợp giữa làm việc tại nhà và văn phòng. Điều này sẽ mở ra một sự thay đổi lớn trong cách thức làm việc".
Sự dịch chuyển sẽ tạo ra một số tác động nhất định tới nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Các quán cafe, quán bar và cửa hàng sẽ phải làm quen với việc có ít khách hàng hơn khi mà nhiều nhân viên văn phòng đã không còn tới chỗ làm suốt cả tuần. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng sẽ phải tính toán lại diện tích văn phòng, để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, theo công ty tư vấn đầu tư bất động sản CBRE, các văn phòng sẽ không biến mất, dù nhu cầu hiện đã có nhiều thay đổi.
Ông Ken Rainsbeck, công ty tư vấn đầu tư bất động sản CBRE, cho biết: "Những gì chúng tôi nhận thấy từ các khách hàng là có nhiều người làm việc tại nhà, từ hai đến ba ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, việc đến văn phòng vẫn là điều cần thiết, chỉ là với mục đích khác đi mà thôi".
Theo các chuyên gia, xu hướng làm việc từ xa sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng này không ai khác chính là các hãng công nghệ, vốn đã ghi nhận doanh thu tăng vọt và giá cổ phiếu tăng phi mã trong năm vừa qua.
Trào lưu công nghệ "Thần Tượng Ảo": Khám phá sâu hơn về loại hình giải trí mới đang hái ra tiền những năm gần đây Thuật ngữ Virtual Idols hay Virtual Celebrities chỉ những 'người nổi tiếng ảo' được tạo ra bằng công nghệ, hoạt động ở những lĩnh vực giải trí khác nhau. Hãy cùng khám phá xem họ là những ai nhé! Virtual Idols Tại châu Á, "Idols" hay thần tượng là thuật ngữ đặc biệt chỉ một nhóm người nổi tiếng, ví dụ rõ ràng...