Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia
Nhà khí tượng học cảnh báo “ cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.
Ô tô mắc kẹt trên đường phố ngập nước ở Dubai sau trận mưa lớn ngày 18/4. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo trang Daily Mail (Anh), ông Johan Jaques, nhà khí tượng học cấp cao của Công ty công nghệ môi trường KISTERS, cảnh báo công nghệ non trẻ này có thể gây ra những hậu quả không lường trước, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ “bất ổn ngoại giao”.
“Khi con người can thiệp vào các hình thái mưa tự nhiên, chúng ta sẽ gây ra một chuỗi các sự kiện khó có thể kiểm soát”, ông nói.
Theo nhà khí tượng này, việc can thiệp vào thời tiết cũng đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức, bởi việc thay đổi thời tiết ở một quốc gia có thể dẫn đến những tác động dù nằm ngoài ý muốn nhưng lại rất thảm khốc ở quốc gia khác.
Thời tiết khắc nghiệt, những lo ngại về biến đổi khí hậu, cũng như các công nghệ điều khiển thời tiết đã thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày gần đây, sau khi mưa lũ ở Dubai gây ra tình trạng gián đoạn và thiệt hại trên diện rộng cho cơ sở hạ tầng.
Tuần này, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) đã hứng chịu lũ lụt khủng khiếp khiến sân bay và nhiều con đường xung quanh chìm trong biển nước. Hàng chục chuyến bay đã bị hủy khi du khách chen chúc vào phòng chờ trú ẩn trước những trận mưa như trút nước.
Video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy ô tô bị ngập nước, buộc hàng trăm người lái xe phải bỏ phương tiện và bơi đến nơi an toàn.
Video đang HOT
Người đàn ông lội qua đường ngập nước sau trận mưa lớn ở Sharjah ngày 17/4. Ảnh: AFP/Getty Images
Dubai đã chứng kiến lượng mưa lớn bất thường, khoảng 142 mm đổ xuống trong 24 giờ, bằng cả lượng mưa của thành phố trong một năm.
Sự thay đổi thời tiết bất thường đã làm dấy lên mối lo ngại về công nghệ gieo mây, phương pháp được sử dụng từ những năm 1940. Khi đó, các máy bay được trang bị pháo sáng chuyên dụng sẽ phóng muối vào các đám mây để gây mưa. Giới chức UAE đã phủ nhận việc tạo mưa nhân tạo liên quan đến trận lũ tuần này. Tuy nhiên, UAE đã sử dụng phương pháp tạo đám mây để thúc đẩy lượng mưa kể từ những năm 1990.
Giáo sư Jaques cho rằng lượng mưa dữ dội do công nghệ gieo hạt mây gây ra có thể dẫn đến dòng chảy quá mức, dẫn đến lũ quét tiềm ẩn.
“Lũ lụt ở Dubai đóng vai trò như một lời cảnh báo rõ ràng về những hậu quả không lường trước được mà chúng ta có thể gây ra khi sử dụng công nghệ này để thay đổi thời tiết. Ngoài ra, chúng ta có rất ít quyền kiểm soát hậu quả của công nghệ gieo hạt mây. Không rõ chính xác trời sẽ mưa ở đâu? Sử dụng các kỹ thuật như gieo hạt mây để tạo lượng mưa cần thiết cho một khu vực có thể gây ra lũ quét và hạn hán ở khu vực khác”, ông nói.
Ông Ahmed Habib, nhà khí tượng học tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia (NCM) của UAE, nói với Bloomberg rằng một số hoạt động gieo hạt mây đã được thực hiện vài ngày ở Dubai trước khi lượng mưa chưa từng có xảy ra.
Tuy nhiên, NCM phủ nhận hoạt động này được thực hiện vào ngày 16/4, vài giờ trước cơn bão lớn. Song cơ quan này cho biết hoạt động này được thực hiện hôm 14 và 15/4.
Ông Maarten Ambaum, giáo sư vật lý và động lực học khí quyển tại Đại học Reading, cho rằng mặc dù việc gieo hạt mây có thể được sử dụng để tạo mưa, nhưng thông thường sẽ không thể hình thành một cơn bão rất lớn từ công nghệ này.
“Trong những năm 50 và 60, mọi người vẫn nghĩ đến việc sử dụng kỹ thuật gieo hạt mây để tạo ra những sự kiện thời tiết hoặc thay đổi những sự kiện thời tiết lớn này. Song điều này từ lâu đã được chứng minh là không thực tế”, ông giải thích.
Ông Giles Harrison, Giáo sư Vật lý Khí quyển tại Đại học Reading, cho biết UAE thực hiện việc gieo hạt trên mây, nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa việc nhắm mục tiêu từng đám mây, phát triển bằng vật liệu gieo hạt được thả từ máy bay với lượng mưa ở Dubai – gắn liền với một hệ thống thời tiết phức tạp trên khắp khu vực.
Các chuyên gia cũng lưu ý biến đổi khí hậu có thể gây ra các kiểu thời tiết khắc nghiệt ở UAE.
Một chiếc ô tô mắc kẹt trên đường phố ngập nước ở Dubai sau trận mưa lớn ngày 18/4. Ảnh: AFP/Getty Images
Ông Dim Coumou, Giáo sư về khí hậu khắc nghiệt tại Đại học Vrije Amsterdam, cho rằng sự gia tăng lượng mưa lớn, giống với những trận mưa ở UAE trong những ngày gần đây, có liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
“Điều này là do sự đối lưu, vốn là dòng khí mạnh trong giông bão, mạnh lên trong một thế giới nóng hơn”, ông nói.
Theo dữ liệu khí tượng thu được tại Sân bay Quốc tế Dubai, những cơn mưa ở Dubai bắt đầu trút xuống vào cuối ngày 15/4 làm ướt đẫm cát và ngập nhiều con đường ở Dubai. Lúc này, lượng mưa ở Dubai là khoảng 20 mm.
Lượng mưa tiếp tục tăng lên vào hôm sau và kéo dài suốt cả ngày, mưa đá cũng xảy ra ở thành phố đang chìm trong biển nước. Đến cuối ngày 16/4, lượng mưa hơn 142 mm đã làm ngập Dubai suốt hơn 24 giờ.
Trong khi đó, Sân bay Quốc tế Dubai, sân bay bận rộn nhất thế giới về du lịch quốc tế và là trung tâm của hãng vận tải đường dài Emirates thường chỉ ghi nhận lượng mưa trung bình là 95 mm hằng năm. Giới chức đã ra lệnh đóng cửa trường học và ban hành chính sách làm việc tại nhà trong khi hoạt động khắc phục hậu quả mưa lũ đang diễn ra.
UAE khẳng định trận lụt bất thường vừa qua không phải do mưa nhân tạo
Cơ quan Khí tượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 17/4 đã phủ nhận thông tin họ làm mưa nhân tạo dẫn đến trận lụt lịch sử đầu tuần qua.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại UAE, ngày 16/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Omar Al Yazedi, Phó giám đốc Cơ quan Khí tượng UAE khẳng định cơ quan này không làm mưa nhân tạo trong thời gian này. Ông nhấn mạnh: "Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc làm mưa nhân tạo là phải nhắm mục tiêu vào các đám mây ở giai đoạn đầu trước khi trời mưa. Một khi trời đã giông bão nghiêm trọng thì quá muộn để tiến hành bất kỳ hoạt động gây mưa nhân tạo".
Trước đó, hôm 16/4, thành phố Dubai đã hứng lượng mưa bằng lượng mưa trung bình cả năm. Mưa lớn bất thường đã nhấn chìm đường phố Dubai trong biển nước, gây gián đoạn giao thông và cuộc sống của người dân tại đây.
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng ngập lụt ở Dubai có một phần nguyên nhân là do hoạt động gieo hạt mây tạo mưa nhân tạo mà chính quyền UAE thực hiện nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước.
Vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, để giải quyết tình trạng khan hiếm nước, UAE bắt đầu áp dụng phương pháp "gieo hạt" đám mây. Gieo hạt đám mây là một kỹ thuật điều chỉnh thời tiết nhằm nâng cao khả năng tạo mưa của đám mây.
Trước khi máy bay bay lên bầu trời, các nhà khí tượng sẽ phải quan sát và lựa chọn đám mây phù hợp. Quá trình gieo hạt sẽ chỉ hoạt động trên các đám mây vũ tích. Mây vũ tích là một loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng rất cao liên quan đến giông và sự bất thường khí quyển, hình thành hơi nước mang các dòng khí mạnh từ dưới mặt đất lên. Khi xác định được đám mây nào cần tạo mưa, các phi công sẽ bay bên dưới và bắn pháo sáng chứa các hạt muối hút ẩm, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra bông tuyết ngưng tụ. Kỹ thuật gieo hạt trên đám mây đã được sử dụng ở nhiều khu vực trên toàn thế giới, bao gồm cả các bang miền Tây nước Mỹ.
Phương pháp trên đã gây tranh cãi khi nhiều chuyên gia cho rằng nó có khả năng gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận tác động có hại của việc gieo hạt trên đám mây và các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy phương pháp này có hiệu quả.
Mưa ngập bất thường ở Dubai: Bài học về kiểm soát thời tiết Chỉ trong một ngày, thành phố Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE) hứng lượng mưa bằng lượng mưa trung bình cả năm. Mưa lớn bất thường đã nhấn chìm đường phố Dubai trong biển nước, gây gián đoạn giao thông và cuộc sống của người dân tại đây. Giao thông tê liệt trên con phố ngập nước do mưa...