Công nghệ: Một tranh chấp quan trọng trong quan hệ Mỹ – Trung
Báo Nikkei (Nhật Bản) số ra gần đây có bài viết “Một tranh chấp khác giữa Mỹ và Trung Quốc về năng lượng địa chính trị xoay quanh việc nắm giữ công nghệ thế hệ tiếp theo”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: TTXVN phát
Tới thời điểm hiện tại, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã có thể nhìn sâu tận gốc rễ và nếu nhìn từ góc độ năng lượng có thể hiểu được đó là cuộc chiến giữa Mỹ – quốc gia sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới và Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Mỹ – quốc gia chi phối năng lượng toàn cầu, đang thúc đẩy gia tăng nhanh chóng sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên, trong khi Trung Quốc đang thách thức nước này bằng cách kiểm soát việc nắm giữ công nghệ năng lượng thế hệ tiếp theo.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng 17% lên mức trung bình 10,95 triệu thùng/ngày trong năm 2018, vượt qua cả Nga và Saudi Arabia, đưa nước này trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.
* Cuộc cách mạng dầu đá phiến đưa nước Mỹ lên đỉnh cao của ngành năng lượng…
Nguyên nhân đương nhiên phải nói tới là cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến tại Mỹ đã thúc đẩy sản lượng dầu thô của nước này. Bằng việc xác lập kỹ thuật triết tách dầu thô, khí thiên nhiên từ những phiến đá nằm sâu trong lòng đất, sản lượng dầu thô của Mỹ đã nhanh chóng tăng gấp 2 lần trong vòng 10 năm.
Video đang HOT
Chính trị và năng lượng là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế kỷ 20 đã chứng kiến việc đảm bảo nguồn dầu mỏ trở thành nhân tố quan trọng của an ninh quốc gia, địa chính trị học xung quanh dầu mỏ trở thành yếu tố liên quan chặt chẽ tới chính trị quốc tế.
Sau cuộc hội đàm Yalta kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 hồi năm 1945, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã đặt ra một trật tự cho khu vực Trung Đông. Abdulaziz – vị vua đầu tiên của Saudi Arabia, đã được Mỹ chào đón trên một con tàu của nước này đi xuyên qua kênh đào Suez.
Hai bên đã thống nhất rằng Mỹ đảm nhận an ninh của Saudi Arabia, ngược lại Saudi Arabia đảm bảo hoạt động các mỏ dầu của Mỹ tại đây. Kể từ đó, Vịnh Ba tư – nơi lưu thông của các tàu chở dầu đã được tích hợp sâu sắc vào an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ dầu đá phiến đã đơn phương phá bỏ mối quan hệ này. Chính sách năng lượng của Mỹ đã chuyển hướng đối ứng với thiếu hụt sang thặng dư. Quy mô sản xuất năng lượng của Mỹ ngày càng gia tăng.
Tổng thống nước này Donald Trump đã tuyên bố về mục tiêu chi phối năng lượng toàn cầu, gia tăng ảnh hưởng bằng việc tận dụng những thành quả của công nghệ khai thác dầu đá phiến.
Và Trung Quốc là quốc gia đang tiếp cận những thay đổi này. Theo Cơ quan tài nguyên dầu, khí và kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC), Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên (LNG) lớn nhất thế giới trong năm 2018 với 95,50 triệu tấn, vượt qua Nhật Bản, nhờ các đường ống dẫn khí đốt với Nga.
Trung Quốc từ năm 2009 đã vượt qua Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Sự chênh lệch giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng mở rộng. Tại Trung Quốc, tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu dầu thô chiếm tới 70% và đối với khí thiên nhiên là 40%. Đảm bảo năng lượng là điều kiện quan trọng để nước này có được tăng trưởng kinh tế.
Vì thế, trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung, để Trung Quốc có thể giảm thặng dư thương mại với Mỹ, ngoài biện pháp nhập khẩu nhiều hơn ngũ cốc, máy bay…, nước này có thể tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ.
Trung Quốc là quốc gia đang cần năng lượng trong khi Mỹ lại là nước đang muốn bán năng lượng. Ở một góc độ thì hai yếu tố này là thống nhất. Tuy nhiên, chiến lược của họ về năng lượng lại đang đối lập nhau. Trong khi Mỹ muốn trở thành quốc gia chi phối năng lượng toàn cầu, thì Trung Quốc không muốn và ngăn cản điều đó.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), một trong các chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu khai thác thị trường các nền kinh tế mới nổi và tạo ra một khu vực an ninh rộng khắp dọc theo các tuyến giao thông. Trong mục tiêu trên, nội dung quan trọng mà Trung Quốc hướng tới là ổn định nguồn năng lượng, thông qua việc đảm bảo tuyến đường vận chuyển, đặc biệt là tuyến đường trên biển.
Thông qua BRI, Trung Quốc nhắm tới châu Á, khu vực Trung Đông, bằng chiến thuật mở rộng ảnh hưởng thông qua vị trí địa chính trị của năng lượng. Đây là một chiến thuật mang tính truyền thống. Nếu thành công Trung Quốc sẽ có thể dẫn trong việc nắm bắt công nghệ năng lượng thế hệ tiếp theo.
Không chỉ các công nghệ như điện Mặt trời, điện gió, ô tô điện, pin điện … mà còn phải kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khai thác tài nguyên, lắp đặt, sản xuất thiết bị, tới tái chế và sử dụng.
Năm 2017, trong 10 công ty đứng đầu thế giới về sản xuất tấm pin điện Mặt trời có 9 công ty của Trung Quốc. Cũng trong năm 2017, 50% lượng xe điện được bán ra trên toàn cầu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ đã thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển.
Xe ô tô sử dụng động cơ điện và điện gió từ tuabin. Đây không phải là những công nghệ năng lượng thế hệ tiếp theo mà Mỹ, Nhật Bản và châu Âu hiện vẫn chưa nắm bắt hết. Lĩnh vực năng lượng là một lĩnh vực quan trọng nhất trong chiến lược “năm 2025 chế tạo ở Trung Quốc” và Mỹ – Trung đang tranh giành lẫn nhau quyền bá chủ công nghệ kế tiếp trong lĩnh vực này.
Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng chiếm 1/4 toàn cầu, sự chuyển đổi năng lượng của Bắc Kinh sẽ quyết định trào lưu thế giới, và nhiều khả năng trong tương lai nước này sẽ chi phối trật tự năng lượng toàn cầu. Chính viễn cảnh này đang làm Mỹ lo sợ.
Nắm giữ kỹ thuật tân tiến, mang tính cách mạng sẽ quyết định xu hướng bá chủ năng lượng toàn cầu. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, các nhà nghiên cứu năng lượng Mỹ đã đưa ra khái niệm “năng lượng địa chính trị”.
Trong năng lượng địa chính trị, thay vì số lượng tài nguyên, tính ưu việt của kỹ thuật đang đóng vài trò quyết định. Nhật Bản nên làm gì trong bối cảnh xung đột Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng? Điều quan trọng là không được bối rối trước trật tự năng lượng do Trung Quốc dẫn dắt, mà phải tham gia, hiện diện và khẳng định tầm quan trọng.
Việc phục hồi những lĩnh vực sản xuất thiết bị riêng như động cơ điện gió, tấm pin năng lượng Mặt trời là khó, tuy nhiên, sức mạnh của Nhật Bản là ở công nghệ tự động hóa và hệ thống kiểm soát các thiết bị. Nuôi dưỡng những điều đó như thế nào? Chiến lược năng lượng của Nhật Bản cũng cần phải thay đổi trọng tâm trong thời gian tới./.
Theo Thành Hữu (TTXVN tại Tokyo)
So sánh thời lượng pin của Galaxy S10, Galaxy S10+ và Galaxy S10e
Nếu bạn đang quan tâm đến thời lượng pin của bộ ba Galaxy S10 mới, hãy tham khảo bài đánh giá thời lượng pin của Galaxy S10 (dung lượng pin 3.400 mAh), Galaxy S10 (4.100 mAh) và Galaxy S10e (3.100 mAh) vừa được trang PhoneArena thực hiện.
PhoneArena đo thời lượng pin điện thoại bằng cách chạy tập lệnh web được thiết kế tùy chỉnh để tái tạo mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sử dụng thực tế. Đồng thời, tất cả các thiết bị thử nghiệm đều được đặt màn hình ở độ sáng 200 nit.
Kết quả cũng được đem ra so sánh với những thế hệ flagship gần đây thuộc 2 dòng Galaxy S và Galaxy Note của Samsung như Galaxy S9, Galaxy S8, Galaxy Note 9, Galaxy Note 8...
Như bạn có thể thấy trong bảng thống kê, dù có dung lượng pin nhỏ nhất trong bộ ba Galaxy S (2019) nhưng Galaxy S10e cho thời gian sử dụng tốt hơn một chút so với Galaxy S10 (7 giờ và 6 giờ 45 phút). Trong khi đó, là thiết bị sở hữu viên pin lớn nhất, không ngạc nhiên khi Galaxy S10 cho thời gian hoạt động lâu nhất với gần 8 giờ.
Biên tập bởi Trấn Minh
2019 có phải là năm dành cho điện thoại 5G? Tiêu chuẩn mới của kết nối mạng đã xuất hiện trong vài năm gần đây và năm 2019 sẽ là năm mà thế hệ kết nối tiếp theo trở thành xu hướng chung nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại hỗ trợ 5G. Nhưng điều này có thật sự đúng? Phần cứng quá đắt Rào cản đầu tiên mà công...