Công nghệ mới giúp mặt cầu Thăng Long có độ bền trên 10 năm
Ngày 30-7, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức buổi giới thiệu công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội).
Phương pháp hàn đinh neo sẽ tăng tính liên kết, giúp nâng độ bền của mặt cầu.
Thông tin tại buổi giới thiệu, GS.TS Trần Đức Nhiệm (Trường Đại học Giao thông Vận tải), phụ trách tư vấn dự án cho biết, cầu Thăng Long được đưa vào sử dụng từ năm 1985. Từ đó đến nay, xuất hiện nhiều hư hỏng trên bề mặt cầu. Đơn cử năm 1999 phải cào bóc 3cm lớp trên và thảm phủ lớp bê tông nhựa mới. Năm 2009 thay thế lớp phủ mặt cầu cũ bằng công nghệ vật liệu SMA. Sau 1-2 tháng lại xuất hiện hư hỏng, phải sửa chữa lớn vào những năm 2011-2012.
Nguyên nhân hư hỏng là do mật độ xe lớn (thống kê hiện nay có khoảng 47.000 lượt xe/ngày), tải trọng trục các xe lớn. Kết cấu cầu Thăng Long bản thép tương đối mỏng, bản mặt cầu chịu kéo theo cả phương dọc và ngang, bị võng cục bộ. Trong các đợt sửa chữa thời gian qua, chất lượng lớp phủ mặt cầu bê tông Asphalt không đáp ứng được yêu cầu chịu tải; dính bám giữa lớp phủ mặt cầu với mặt cầu thép kém, nhiều vị trí không có dính bám, lớp phủ rộng, đọng nước…
Video đang HOT
Về giải pháp sửa chữa lần này, các đơn vị liên quan sẽ cải tạo mặt cầu bản thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hiệp nhẹ. Việc kết dính giữa bản mặt thép với bê tông siêu tính năng UHPC được liên kết bằng đinh neo chống cắt tiêu chuẩn. Sau đó sẽ thảm một lớp bê tông nhựa Polymer trên lớp tạo nhám và dính bám.
Cách làm này sẽ tăng cường độ cứng cho bản mặt cầu có tính chịu mỏi cao, giải quyết được vấn đề dính bám giữa mặt cầu và lớp phủ trong trường hợp tải trọng xe nặng, chống thấm đọng nước xuống bề mặt cầu.
Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết thêm, công nghệ này được áp dụng ở nhiều nước như: Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
Theo kế hoạch, ngày 9-8 tới, dự án sẽ được khởi công và hoàn thành vào cuối năm nay. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 240 tỷ đồng. Với công nghệ mới, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này kỳ vọng bảo đảm độ bền trên 10 năm.
5G còn chưa phổ biến, Hàn Quốc cùng Trung Quốc đã chạy đua phát triển 6G
Hai doanh nghiệp dẫn đầu trong phát triển 5G là Samsung cùng Huawei tiếp tục tăng tốc chạy đua công nghệ mới.
Một trạm viễn thông được lắp đặt tại Texas, Mỹ.
Dù mạng di động 5G còn chưa phổ biến toàn cầu, cuộc chạy đua phát triển 6G đã bắt đầu nhen nhóm. Dẫn đầu là Samsung (Hàn Quốc) cùng Huawei (Trung Quốc), hai đơn vị về đích sớm trong cuộc đua 5G, tiếp theo tới các công ty tại Nhật Bản hay Mỹ cũng muốn giành thị phần của chiếc bánh béo bở này.
Các hoạt động thử nghiệm hạ tầng, thiết bị dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2023 và thương mại hóa trong năm 2027. Tại Hàn Quốc, Samsung cùng LG sẽ nghiên cứu công nghệ mới, chính phủ Hàn Quốc đồng thời hỗ trợ 800 triệu USD phát triển hạ tầng, thiết bị. Trong khi đó tại Trung Quốc, Huawei sẽ đảm nhận trách nghiệm nghiên cứu song song với đội ngũ do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo.
So với 5G, 6G sẽ có tốc độ nhanh hơn 10 lần (khoảng 1 terabit mỗi giây) chính vì thế thiết bị sử dụng cho kết nối 6G phải được thiết kế lại. Để đạt được tốc độ kinh ngạc kể trên, mỗi trạm phủ sóng 6G chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong phạm vi 200m hoặc thấp hơn, đồng nghĩa với việc sẽ cần rất nhiều trạm phát sóng để lấp đầy một thành phố.
Khác với các trạm phát sóng truyền thống có kích thước lớn cùng ăng-ten dài, mạng 6G sử dụng sóng ngắn để thu, phát tín hiệu nên kích thước từng trạm có thể được rút gọn. Thậm chí các thiết bị chiếu sáng hay phương tiện giao thông công cộng cũng có thể tích hợp để trở thành trạm thu phát 6G.
Một trạm thu phát sóng 5G do samsung phát triển.
Tetsuya Kawanishi, giáo sư tại trường Đại học Waseda, Tokyo cho hay: "Lượng trạm phát sóng có thể phải lớn gấp 10 lần dân số. Chỉ tính tại Nhật Bản nói riêng hiện chúng tôi có khoảng 600.000 trạm. Với kết nối 6G, riêng Nhật Bản cần 1 tỷ trạm và thế giới có thể sẽ cần tới 100 tỷ".
3 doanh nghiệp Huawei, Ericsson và Nokia đang độc tôn thị trường thiết bị viễn thông khi chiếm tới 80% thị phần. Thụt lùi về công nghệ, tổng thống Donald Trump tuyên bố muốn Mỹ phát triển sâu hơn về chip xử lý cho các thiết bị 6G. Nhật Bản mặt khác lại muốn chiếm lĩnh cả thị phần thiết bị lẫn lượng bằng sáng chế liên quan tới 6G.
Hiện chỉ năm giữ 2% thị phần thiết bị viễn thông, Nhật Bản kì vọng tăng con số này lên 30% với kết nối 6G. Về bằng sáng chế, trong cuộc đua 5G Samsung dẫn đầu với 8,9%, Huawei với 8,3% và Qualcomm với 7,4%. Đại diện sáng giá nhất tại Nhật Bản là Docomo xếp vị trí thứ 6 với 5,5%.
Trong quá trình phát triển mạng 6G, Nhật Bản mong muốn nắm giữ khoảng 10% lượng sáng chế, các công ty Nhật cũng đang có rất nhiều động thái để đạt được mục tiêu này. Đơn cử như SoftBank với dự định tích hợp trạm thu phát 6G vào thiết bị bay không người lái để truyền tải dữ liệu từ ngoài Trái Đất.
Bùng nổ mạnh mẽ xu hướng làm việc, học tập online cho thấy một thời kỳ công nghệ mới đã bắt đầu Mặc dù thế giới vẫn đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng chưa bao giờ xu hướng học tập hay làm việc online được quan tâm nhiều như hiện tại. Khi cách ly xã hội diễn ra, hàng loạt công ty cho nhân viên ở nhà làm việc. Mặc dù thế, mọi thứ không hề đứng yên. Hàng loạt ứng...